Ít nhất 141 người ngộ độc khi ăn bánh mì Phượng ở Hội An, người nhà chủ tiệm nói gì?
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Sở Y tế tỉnh Lào Cai thông tin, 11 người sau khi ăn cỗ tại một đám tang của người dân ở thôn San II, xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, đã có triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phải nhập viện điều trị.
Theo thông tin từ báo Sức khỏe và Đời sống, vào ngày 7/8, Sở Y tế tỉnh Lào Cai thông tin, sau khi dự một đám tang ở thị xã Sa Pa, 11 người có triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài nhiều lần và phải nhập viện điều trị.
Cụ thể, gia đình ông Má A.T. tổ chức đám tang cho con trai tại thôn San II, xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa và có nhiều người dân địa phương, anh em, họ hàng ở các xã khác đến dự.
Tại đây, người dự đám tang đã ăn rải rác các bữa cơm từ 11 giờ trưa ngày 4/8 đến tối ngày 5/8 với món thịt lợn nấu canh (luộc), tiết canh, canh rau bắp cải, rượu trắng, cơm trắng.
Sau khi về nhà, nhiều người bị nôn ói và đau bụng dữ dội. Đến khoảng 6 giờ 30 phút ngày 5/8, có 11 người có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng nhiều lần được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa thị xã Sa Pa.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Công an xã đã phối hợp với Trạm Y tế xã Hoàng Liên đến lấy mẫu thức ăn, rượu tại nhà nơi các bệnh nhân ăn uống để gửi cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân.
Hiện, sức khỏe các bệnh nhân dần ổn định. Đến chiều 6/8, đã có 3 người được xuất viện, dự kiến trong hôm nay những bệnh nhân còn lại sẽ xuất viện về nhà.
Theo Sở Y tế Lào Cai, qua tìm hiểu một số người dân địa phương cho thấy, người dân tộc H'Mông có phong tục khi có đám ma, người cùng làng, anh em mang thực phẩm như: Lúa, gạo, thịt, rượu... đến để góp cho chủ nhà làm cỗ. Ngoài ra, chủ nhà thường mổ lợn, mổ trâu để cúng và tiếp khách.
"Việc ăn uống đông người trong nhiều ngày, điều kiện về chế biến thực phẩm không đảm bảo, nguyên liệu lại được góp từ nhiều người khác nhau, không có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản, chứa đựng thực phẩm, lại chế biến món tiết canh là nguy cơ cao gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm", Sở thông tin.
Do đó, ngành y tế tỉnh Lào Cai khuyến cáo các cơ quan chức năng cần có hình thức tuyên truyền phù hợp để người dân thay đổi những thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh, qua đó phòng ngừa nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm ở những nơi tụ tập đông người như trường hợp vừa xảy ra trên địa bàn.
Vừa qua, liên tiếp xảy ra các trường hợp ngộ độc thực phẩm gây chú ý. Theo lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang, trên địa bàn xảy ra vụ 11 trẻ bị ngộ độc do ăn quả hồng châu xảy ra tại huyện Đồng Văn.
Ông Phạm Anh Văn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang thông tin vụ việc khiến 1 trẻ không qua khỏi. Bệnh nhi xấu số là S.T.M (9 tuổi, ở thôn Chua Só, xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn), mặc dù được điều trị tích cực nhưng vì nhiễm độc quá nặng nên đến khoảng gần 20 giờ ngày 1/8 đã không qua khỏi. Ngoài ra, có 3 trẻ sau khi được hội chẩn đã được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị.
Tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang đang điều trị cho 3 cháu gồm: Giàng Thị Mỷ (12 tuổi, ở thôn Hồng Ngài, xã Lũng Táo); Lầu Mí Nô (7 tuổi, ở thôn Hồng Ngài, xã Lũng Táo) và Sùng Thị Máy (7 tuổi, ở thôn Chua Só, xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn). Ông Văn cho hay, hiện bệnh viện đang điều trị cho 2 bệnh nhi còn lại, tình trạng đã ổn định.
Trước đó, liên tiếp trong 2 ngày 31/7 và 1/8, Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã tiếp nhận 11 trẻ, độ tuổi từ 3 -12 tuổi bị ngộ độc do ăn quả hồng châu. Các cháu này ở thôn Chua Só, xã Tả Lủng và thôn Hồng Ngài, xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn.
Theo gia đình nạn nhân, vào dịp nghỉ hè, các cháu đi cắt cỏ cho gia súc, rồi rủ nhau hái quả hồng châu ăn. Sau khi ăn các cháu đều có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau bụng, buồn nôn.
Được biết, các cháu bị ngộ độc là người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang đã huy động các tổ chức, cá nhân... hỗ trợ thuốc, quần áo, thức ăn và hỗ trợ xe đưa cháu tử vong về quê.
Quả hồng châu tròn, to gần bằng quả trứng gà, khi chín quả có màu tím (trông giống nhưng nhỏ hơn quả vú sữa của miền Nam) và thường chín rộ từ tháng 6 - 8. Hồng châu là loại quả rất độc, khi ăn phải sẽ bị suy hô hấp, trụy tim mạch dẫn đến tử vong.
Vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Gần 500 người nhập viện, 2 bệnh nhi phải thở máy An Nhi16:26:22 03/05/2024Ngày 3/5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết, đến nay đã có 469 người nghi bị ngộ độc, có 5 ca nặng sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh Băng (phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh).
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
7 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo