Cặp cha và con gái chuyển giới đầu tiên trên thế giới: Được bạn đời ủng hộ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Ở Trung Hoa - đất nước có các vị vua nhiều phi tần mỹ nữ - cũng từng có chuyện tình yêu đồng giới. Từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc thời thịnh vượng như triều Hán, những cuộc tình đồng tính của các đế vương càng trở nên phổ biến.
Theo ghi chép của Sử ký và Hán thư, những bộ sử sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc, trong số 25 Hoàng đế triều Tây Hán thì có tới 10 vị có hiện tượng "thích đàn ông". Từ đời Hán về sau, số lượng các vị Hoàng đế đồng tính có giảm nhưng không phải là hoàn toàn biến mất. Ngay cả Càn Long, vị vua được coi là "thập toàn", vị "đại đế" của triều Thanh cũng có một mối tình tai tiếng với người đồng giới.
Những người tình đồng tính của các bậc thiên tử chủ yếu có hai loại. Một loại là những kẻ hầu hạ trong hậu cung sở hữu một khuôn mặt đẹp khiến Hoàng đế ưa nhìn, bao gồm cả bọn thị vệ lẫn thái giám. Một loại khác là những kẻ có "nhan sắc" sống ở bên ngoài hậu cung của Hoàng đế. Loại này bao gồm từ các quan đại thần trong triều cho tới những thiếu niên tuấn tú, "xinh đẹp" sống ở kinh thành.
Một loại đặc biệt khác là những người bạn "nối khố" với Hoàng đế từ thời còn để chỏm, là người bạn rất được Hoàng đế yêu mến thuở thiếu thời, đến khi Hoàng đế lên ngôi, trở thành chúa tể thiên hạ mới bắt đầu thực hiện ước nguyện một thời. Có điều, dù xuất thân từ "loại nào" thì những người tình đồng tính của các vị Hoàng đế hầu như không có kết cục tốt đẹp.
Vệ Linh Công "dâng trai" cho vợ
Vệ Linh Công (?-493TCN) là vua nước Vệ nổi tiếng với mối tình được dân gian gọi là "tình chia đào". Vệ Linh Công từng tin yêu Di Tử Hà - một thanh niên khôi ngô tuấn tú, được phong làm đại phu.
Tương truyền, Vệ Linh Công nổi tiếng là ông vua độc nhất vô nhị trong lịch sử Trung Quốc nhờ vụ việc "dâng trai cho vợ". Mặc dù biết mối tình của vợ mình là Nam Tử với công tử Triều nhưng Vệ Linh Công vẫn dung túng và tiếp tay đến mức triệu công tử Triều vào cung để tiện bề hầu hạ vợ mình. Tuy nhiên, theo một số tài liệu cho biết sở dĩ Vệ Linh Công có hành động bất thường này là bởi vị vua nước Vệ vốn có tình ý với công tử Triều.
Ngoài việc có tình ý với công tử Triều, những "mối tình" được ghi lại trong lịch sử của Vệ Linh Công còn có một người đàn ông tên là Di Tử Hà. Di Tử Hà vốn là một nho sĩ sở hữu ngoại hình vô cùng khôi ngô tuấn tú, nên nhanh chóng lọt vào "mắt xanh" của Vệ Linh Công. Vì thế, Vệ Linh Công đã nhanh chóng triệu Di Tử Hà vào cung ở cùng mình và ra sức chiều chuộng người đàn ông này.
Nhiều tài liệu cho biết, vì Dư Tử Hà mà Vệ Linh Công có thể bỏ qua mọi phép tắc trong cung chỉ để cho "người tình" vui lòng.
Sau này khi mối tình nguội lạnh, Dư Tử Hà bị đuổi ra khỏi cung còn Vệ Linh Công lại mê mẩn người tình của vợ. Vì thế, Vệ Linh Công cho công tử Triều đặc quyền ra vào cung cấm thường xuyên. Sau này khi kết thúc bạo loạn, Vệ Linh Công lại tiếp tục đón công tử Triều và vợ mình về cùng, mặc dù biết hai người cùng nhau bỏ trốn.
"Đại đế" Càn Long phải lòng đại thần Hoà Thân
Nhắc tới hoàng đế Càn Long, người ta thường mệnh danh ông là "đại đế" - vị vua nổi tiếng nhất triều đại cuối cùng của Trung Hoa. Ông có hơn 60 năm trị vì, sở hữu vô số mỹ nhân từ hoàng hậu, phi tần, quý nhân song ông cũng vướng phải tình yêu đồng tính với đại thần Hòa Thân.
Câu chuyện bắt đầu từ thời Ung Chính hoàng đế. Ung Chính có một phi tử, dung mạo vô cùng kiều diễm. Khi Càn Long 15 tuổi, vào cung lo việc, được ở bên cạnh bà phi này. Nhìn phi tử chải đầu, Càn Long không cầm được lòng bèn bịt mắt từ phía sau để trêu đùa.
Phi tử không biết đó là thái tử nên đã vung lược ra sau, đập trúng vào mặt của Càn Long. Khi thái hậu thấy trên mặt Càn Long có một vết tấy đỏ và nghe được sự thật đã nghi ngờ phi tử định đùa giỡn với thái tử, lập tức ban cái chết cho phi tử.
Thấy vậy, Càn Long khóc lớn, lấy một ngón tay nhuộm đỏ bôi vào cổ phi tử nói: "Là do ta hại chết nàng, nếu như linh hồn nàng linh thiêng, hai mươi năm sau chúng ta sẽ gặp lại nhau".
Dưới triều đại do Càn Long trị vì, Hòa Thân xuất thân từ một trường đào tạo quan chức của Mãn Thanh được vào cung giữ chức Loan Nghi Vệ, công việc là khiêng kiệu.
Một hôm, Càn Long muốn ra ngoài. Trong lúc vội vã tìm không thấy cái lọng vàng, Càn Long mới hỏi: "Đây là lỗi của ai". Hòa Thân vội vã nói: "Người giữ điển lễ không thể tránh khỏi trách nhiệm". Nghe giọng nói và nhìn Hòa Thân, Càn Long cảm thấy rất quen như đã gặp ở đâu rồi.
Sau khi về cung, nhớ lại những sự việc khi còn nhỏ bất giác cảm thấy Hòa Thân và người phi tử vì mình bị chết năm xưa có ngoại hình rất giống nhau. Vua bí mật gọi Hòa Thân vào cung, xem kỹ cổ của ông ta phát hiện một vết ngón tay. Càn Long cho rằng Hòa Thân chính là người phi tử thuở trước đầu thai, từ đó rất sủng hạnh Hòa Thân.
Được vua yêu mến nên con đường tiến thân của của Hòa Thân lên như diều gặp gió. Từ một người khiêng kiệu ông ta được thăng lên đến chức Tể tướng. Vốn là người gian xảo, tham lam, Hòa Thân nhanh chóng trở thành người giàu có nhất dưới triều Càn Long.
Hoàng đế "dâng trai cho hoàng hậu", hoá ra là cố tình vì mê 1 công tử JLO21:17:11 19/12/2024Điều khiến người ta kinh ngạc là mặc dù sở hữu tam cung lục viện, bảy mươi hai phi tần với những mỹ nữ đẹp nhất đế chế thế nhưng không ít những vị Hoàng đế Trung Quốc lại là những người đồng tính...
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Báo cáo