Độc lạ món hoàng đế Tử Cấm Thành ăn hàng ngày, có cả đồ uống hot nhất ngày nay
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Đến nay, nhiều người vẫn còn thắc mắc lý do vì sao vị thái giám người Việt Nam được hoàng đế Chu Đệ tin tưởng, giao cho trọng trách xây dựng Tử Cấm Thành cùng thái giám Trịnh Hòa của Trung Quốc.
Từ lâu Tử Cấm Thành đã trở thành một trong những công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Trung Quốc và có ý nghĩa vô cùng đặc biệt với người dân đất nước này. Được bao quanh bằng những bức tường đỏ thắm, Tử Cấm Thành rộng hơn 700.000 m2, xuất hiện như vòng tròn trung tâm, rồi đến lớp lớp kế tiếp những vòng tròn đồng tâm tạo nên bởi những tứ hợp viện, một kiểu dinh thự gồm các khối nhà bao quanh một khoảng sân trong.
Khi xác định bố cục nền tảng của kinh đô mới, nhà Minh đã đặt ra chuẩn mực phù hợp đầy sức thuyết phục, dựa trên những lời dạy của Khảo Công Kỷ (phiên âm từ Kaogong Ji - tạm dịch là Các quy định xây dựng), một văn bản cổ lưu truyền từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, nằm trong bộ Chu lễ (hay còn gọi là Chu quan hoặc Chu quan kinh) - một trong tam lễ được liệt vào hàng kinh điển của Nho giáo, nói về chế độ chính trị và chức trách của bách quan, tương truyền do Chu Công chế định.
Các quy tắc xây dựng trong Khảo Công Kỷ bao gồm tất cả mọi thứ từ làm thế nào để xác định đúng hướng Bắc-Nam khi dựng nền móng cho một thành thị mới (gắn chặt một cây cọc xuống đất và quan sát cái bóng của nó), để áp đặt phương hướng cụ thể cho từng địa phương, từng vùng lãnh thổ và ngay cả kinh đô của quốc gia.
Kinh thành được xây dựng theo chuẩn của Khảo Công Kỷ phải có hình vuông mỗi cạnh 9 dặm (đơn vị đo lường cổ, tương đương 500 mét), và "mỗi cạnh có ba cổng". Bên trong tòa thành hình vuông phải có "chín con đường chạy theo hướng trục bắc-nam và chín con đường chạy theo hướng trục đông-tây, độ rộng của đường có thể cho phép chín chiếc xe dàn hàng ngang." Nguyên tắc này có lẽ đã thiết lập nên t.iền lệ cho quy mô khổng lồ của đường cao tốc hiện đại ngày nay ở Bắc Kinh.
Những quy định ngặt nghèo từ thời cổ đại vốn không nhằm đến việc quản lý lưu lượng xe cộ tham gia giao thông mà chủ yếu để thể hiện quyền lực của kinh thành như một đại diện trực tiếp của vũ trụ - với hoàng đế (hay còn được gọi là Thiên tử) ở ngay tại trung tâm của mô hình vũ trụ thu nhỏ này.
Theo đó, kinh thành lý tưởng phải có hình dạng của một hình vuông hoàn hảo (hình dạng được coi là của Trái Đất thời đó), với những con đường trục chính chia nó ra thành 9 phần bằng nhau, đại diện cho 9 tỉnh của vương quốc. Ba cửa trên mỗi bức tường thành phố đại diện cho ba yếu tố của vũ trụ - trời, đất và con người - tổng số cửa chính bằng 12 tháng trong năm.
Cho đến khi hoàng đế Vĩnh Lạc hoàn thành việc xây dựng bức tường dày 10 mét bao quanh kinh thành vào giữa thế kỷ 15, Bắc Kinh đã trở thành thành phố lớn nhất thế giới (và giữ vững vị trí này đến tận những năm đầu thế kỷ 19) - kinh thành của nền văn minh lâu đời nhất trên hành tinh, và là nơi cư trú của những người giàu sang với nền khoa học và công nghệ vượt xa châu Âu thời kỳ đó.
Sử sách chép lại, vào thời nhà Minh, hoàng đế Vĩnh Lạc (còn gọi là Minh Thành Tổ Chu Đệ) quyết định dời đô về Nam Kinh (Bắc Kinh hiện nay). Bấy giờ vị hoàng đế này vừa xâm lược Việt Nam xong (1407) và bắt được toàn bộ triều đình nhà Hồ sang Trung Quốc. Trong số những người bị đem sang làm thái giám có Nguyễn An.
Theo "Minh Sử", Nguyễn An (1381 - 1453), người ở Hà Đông ( Hà Nội ngày nay). Ông được hoàng đế Vĩnh Lạc giao trọng trách cùng xây dựng Tử Cấm Thành với thái giám Trịnh Hòa (người Trung Quốc).
Sở dĩ người con đất Việt được hoàng đế Vĩnh Lạc dùng đến vì theo sử sách vị vua này rất đa nghi, chỉ tin tưởng thái giám vì sợ quan lại sẽ phản lại mình. Thêm nữa, Nguyễn An thực sự là người rất tài năng, đã thể hiện rõ điều đó trong quá trình hầu hạ vị hoàng đế nhà Minh.
"Minh Sử" viết về Nguyễn An như sau: "Có người tên Nguyễn An, có tiếng là thanh bạch, trung thực, được vua yêu mến hơn mọi người. Việc thảo sang Yên Đô của vua (Thành Tổ) là chỉ dùng kế hoạch của Nguyễn An. Ông Nguyễn An giỏi về công trình kiến trúc. Các kiểu mẫu chính của hai cung, ba điện, các nhà, các ty ở phủ bộ thành Bắc Kinh của ông An làm ra cả.
Các quan ở bộ Công đều không thể thay đổi được, chỉ việc khoanh tay chịu theo kiểu mẫu đã vạch ra sẵn mà làm theo. Các thứ được vua ban thưởng từ trước tới sau rất nhiều, đều đem góp vào công trình kiến trúc. Của riêng không quá 10 đồng t.iền vàng".
Trong khi đó, nhà sử học Trương Tú Dân từng nói về vị thái giám người Việt Nam này rằng: "Ông Nguyễn An là người Việt Nam đã đem hết sức thông minh của mình để thâu thái lấy tinh hoa văn hóa Trung Quốc, tích cực phát triển tài năng, rồi lại đem tài năng ấy tận tụy với văn hóa Trung Quốc".
Tử Cấm Thành được xây trong 17 năm nhưng mất đến 13 năm để thiết kế công trình, chuẩn bị tập kết nguyên vật liệu. Nguyễn An đã thiết kế Tử Cấm Thành theo quan niệm vũ trụ trời tròn đất vuông, nơi nào hoàng đế ở thì đó là trung tâm. Nguyên tắc này kết hợp với kiến trúc hào nhoáng, diễm lệ lại càng trở nên bề thế.
Các tư liệu lịch sử khác cũng cho biết, sau khi hoàn thành một năm, năm 1421 ba điện lớn (điện Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa) cùng hai cung Càn Thanh, Khôn Ninh bị cháy. Nguyễn An được giao xây lại và chỉ một năm sau ông đã hoàn thành.
Đến thời Minh Anh Tông (trị vì 1435-1449 và 1457-1464), Nguyễn An được giao nhiệm vụ mở mang, trùng tu thành Bắc Kinh. Ông một mình thiết kế, tính toán và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đề ra.
Khung cảnh thời nhà Thanh được 'tái hiện' bởi các du khách ở Tử Cấm Thành Tin tài trợTại Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, nơi từng là cung điện của các triều đại phong kiến Trung Quốc, du khách như có cảm giác xuyên không khi xung quanh tấp nập người mặc cổ trang tạo dáng chụp ảnh theo phong cách
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Báo cáo