Từ Hi Thái Hậu những năm cuối đời thích làm 3 điều, 1 điều làm kẻ hầu khiếp sợ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Hậu cung 3000 giai lệ, mỗi người mỗi vẻ đẹp riêng nhưng muốn chiếm được vị trí trong lòng hoàng đế không phải chuyện dễ. Vậy nên, Từ Hi nhờ có "vũ khí bí mật" này đã nhận được sự độc sủng của vua Hàm Phong.
Từ Hi Thái hậu hay còn gọi là Tây Thái hậu, Hiếu Khâm Hiển hoàng hậu (1833 - 1908) xuất thân từ Diệp Hách Na Lạp thị thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, con cháu nhà quan gia thế tập. Gia đình của bà là quân công thế gia, nhưng lại là dòng thứ nên địa vị không mấy cao, cũng không quá thấp kém.
Năm Hàm Phong thứ 2 (1852), sau khi vượt qua 60 cô gái cùng tham gia thi tuyển tú nữ, Na Lạp thị được vào vòng cuối cùng dự tuyển tần phi. Cùng năm, bà được chỉ định làm Quý nhân và được gọi là Lan Quý nhân. Năm Hàm Phong thứ 4 (1854), Na Lạp thị được tấn phong lên cấp Tần, phong hiệu Ý tần.
Đến năm Hàm Phong thứ 6 (1856), bà sinh hạ Hoàng trưởng tử Tải Thuần, con trai duy nhất của Hàm Phong Đế, tức Thanh Mục Tông Đồng Trị Hoàng đế sau này. Cũng nhờ đó mà Na Lạp thị được sắc phong thành Ý phi. Một năm sau (1857), Ý phi Na Lạp thị lại được tấn phong làm Quý phi (địa vị chỉ đứng sau hoàng hậu).
Năm Hàm Phong thứ 11 (1861), Hàm Phong Đế băng hà. Người kế vị ông, hoàng tử Tải Thuần, lúc này chỉ mới 5 tuổi. Trước lúc lâm chung, Hàm Phong đế ban cho hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị con dấu Ngự Thưởng, và con dấu Đồng Đạo Đường cho hoàng tử Tải Thuần.
Do hoàng tử còn nhỏ tuổi, nên con dấu được mẹ hoàng tử là Ý Quý phi Na Lạp thị tạm thời bảo quản, với hy vọng cả hai sẽ hợp sức cùng nhau nuôi dạy hoàng đế tương lai khôn lớn. Theo thông lệ nhà Thanh, sinh mẫu của hoàng đế đều còn sống và tại vị, thì cũng được tôn là Hoàng thái hậu. Cho nên, Ý Quý phi trở thành Thánh mẫu Hoàng thái hậu.
Trên thực tế, Từ Hi chỉ là Quý phi của vua Hàm Phong, vì sinh ra Đồng Trị đế mới được tôn Thái hậu, nhưng về sau vẫn gọi là Hoàng hậu. Đây là vì danh xưng Thái hậu vốn dành cho "Hoàng hậu của Tiên đế", nên dù trước đó chỉ là tần phi, nhưng đã được tôn làm Thái hậu thì thụy hiệu của người đó vẫn sẽ trở thành hoàng hậu.
Qua những diễn biến kể trên, có thể thấy, Na Lạp thị (Từ Hi thái hậu sau này) từ lúc nhập cung tới khi được phong làm Quý phi chỉ trong 5 năm. Trong lịch sử hậu của của triều đại nhà Thanh, bà quả là một phi tần có bước tiến nhanh hiếm có. Điều này cũng chứng tỏ hoàng đế vô cùng sủng ái bà.
Có nhiều lời đồn đại xung quanh việc Từ Hi Thái hậu đã làm gì để khiến vua Hàm Phong si mê mình không lối thoát. Có một cuốn dã sử đã chép rằng, Từ Hi có một đôi chân rất to, to hơn nhiều so với những phi tần trong cung. Bản thân Na Lạp thị luôn xem nó là khuyết điểm của mình, nhưng không thể ngờ vua Hàm Phong lại sủng ái bà chỉ vì đôi chân này.
Sở dĩ, Từ Hi có một đôi bàn chân rất to là vì bà không bó chân từ nhỏ, thay vào đó để chúng phát triển tự nhiên. Hầu hết, những người phụ nữ ở thời này đều phải bó chân để có đôi chân 3 tấc thì chân của Từ Hi rất khác biệt.
Người phụ nữ xưa quan niệm rằng gót sen ba tấc mới là hiện thân của cái đẹp. Vì thế, nhiều bé gái từ nhỏ đã bị quấn vải vào chân để chúng không phát triển được. Hủ tục bó chân này đã khiến biết bao người phụ nữ phải chịu đau đớn vì xương gãy và chân bị biến dạng. Thậm chí, họ không thể đi lại bình thường được nữa.
Vậy tại sao Từ Hi lại được hoàng đế sủng ái nhờ đôi chân to bất thường? Sử sách ghi lại, Hàm Phong dù là quân vương nhưng lại có suy nghĩ rất hiện đại và không thích những người phụ nữ tuân theo hủ tục mù quáng. Thay vào đó, ngài thích những người phụ nữ có đôi chân khỏe mạnh, phát triển bình thường hơn.
Chưa kể, xung quanh Hàm Phong có tới hàng nghìn mỹ nhân, ai ai cũng bó chân khiến nhà vua phát chán. Vì thế, khi gặp Từ Hi với đôi chân to hơn hẳn các phi tần khác đã khiến hoàng đế vô cùng ấn tượng. Cùng với vẻ ngoài xinh đẹp, Na Lạp thị đã nhận được sự sủng ái đặc biệt từ nhà vua.
Địa vị của Từ Hi thăng cấp nhanh đến chóng mặt, thậm chí bà còn là phi tần có thai và sinh ra hoàng tử đầu tiên ở thời điểm ấy. Cho nên sự sủng ái của hoàng đế đối với bà càng nhiều hơn nữa.
Na Lạp thị tuy sở hữu đôi bàn chân to lớn được nhà vua si mê, nhưng bà luôn coi đây là khuyết điểm của mình. Do đó, Từ Hi đã sử dụng một loại giày có tên là " giày hoa bồn" để giấu đi đôi chân khổng lồ kia.
Qua tìm hiểu, giày hoa bồn là loại giày có thêu hoa cao gót của người dân tộc Mãn. Nó có phần đế bên dưới được thiết kế như những bồn hoa nên được đặt tên như vậy. Loại giày này rất khó sử dụng, bởi phần đế được thiết kế chính giữa, chiều cao phần đế từ 5 đến 10cm, thậm chí có đôi cao tới 25 cm.
Không chỉ tôn chiều cao, mà giày hoa bồn còn giúp Từ Hi che giấu đôi chân, giúp bà phải tự ti về chúng nữa. Nếu không mang giày hoa bồn, Na Lạp thị sẽ giấu chân vào trong váy để không lộ ra nhược điểm của mình.
Bằng chứng là trong các bức hình chụp có Từ Hi, hậu thế thường chỉ thấy bà lộ ra đôi giày hoa bồn, rất khó tìm thấy ảnh mà bà để lộ đôi chân. Tuy nhiên, giày hoa bồn của Na Lạp thị không giống những chiếc giày của các phi tần khác. Bên trên giày của bà được đính rất nhiều trân châu, bảo ngọc.
Chúng đều là những món bảo bối mà bà yêu thích. Từ Hi có hẳn một bộ sưu tập giày hoa bồn được làm từ các chất liệu đắt tiền, quý hiếm. Qua đó có thể thấy được lối sống xa hoa, tiêu xài phung phí của vị Thái hậu quyền thế ngất trời này.
Võ Tắc Thiên có chiêu khiến hoàng đế mê mệt, Từ Hi làm theo kết quả ra sao? Hướng Dương21:01:36 27/12/2024Võ Tắc Thiên và Từ Hi Thái Hậu được biết đến là hai nữ hoàng quyền lực nhất nhì lịch sử Trung Hoa. Họ đều sở hữu một sức hút kỳ lạ đối với các hoàng đế, có được vinh sủng và giữ vững vị trí của mình.
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
7 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Báo cáo