Chân dung hot girl bịa chuyện bố chết, thừa hưởng 1,7 tỷ đồng để lừa đảo trai quen qua mạng
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Thời gian gần đây, hàng loạt đơn tố cáo đã được gửi đến cơ quan chức năng để tố giác các tổ chức lừa đảo trên không gian mạng. Điểm chung của những lá đơn này là người tố cáo đều là phụ nữ, nội trợ,... và số tiền bị lừa lên đến hàng trăm triệu đồng.
Hiện nay, các quảng cáo tuyển cộng tác viên online xuất hiện nhan nhản trên các trang mạng xã hội. Với lời hứa việc nhẹ - lương cao - hoa hồng hấp dẫn - thu nhập từ 200.000 - 500.000 đồng/ngày đã thu hút không ít sự chú ý của người lao động.
Các tổ chức lừa đảo ngụy trang để lấy lòng tin của người dùng (Ảnh: Internet)
Có thể thấy, đối tượng mà các tổ chức lừa đảo này nhắm đến là phụ nữ, các bà nội trợ, mẹ bỉm sữa đang chăm con nhỏ, những người chưa có công việc ổn định. Vì những công việc mà các tổ chức này quảng cáo rất đơn giản, không yêu cầu nhiều kiến thức chuyên môn mà chỉ cần dành ra 2-3 tiếng thời gian rảnh mỗi ngày là có thể làm được.
Với nhiều thể loại công việc được quảng cáo như: cộng tác viên thu âm, đọc văn bản, đọc tiểu thuyết,... nhiều người đã không ngần ngại liên hệ đăng ký làm và nhận về cái kết đắng là rơi vào cái bẫy do chúng dựng sẵn, với số tiền bị mất từ vài triệu đến vài chục, vài trăm triệu đồng.
Một câu chuyện có thật đó là trường hợp của chị M.K.A (ở Hà Nội). Chị A. cho biết, khoảng giữa tháng 6, đọc được thông tin trên Facebook tìm người thu âm, đọc văn bản, đọc tiểu thuyết với thu nhập 200.000 - 500.000 đồng/ngày, nên chị có nộp hồ sơ ứng tuyển vào 1 trang facebook "Ứng Viên Đọc Truyện, Tiểu Thuyết" thuộc một đơn vị Truyền thông và Quảng cáo có trụ sở tại Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Trong quá trình trao đổi tại messenger, đơn vị tuyển dụng đã gửi mã ứng viên và yêu cầu chị A. kết bạn với Bộ phận nhân sự. Sau cuộc phỏng vấn ngắn, tư vấn viên đề nghị chị kết bạn qua mạng xã hội, sau đó chuyển qua nhóm Telegram để tiện trao đổi công việc.
Những tình huống bọn lừa đảo đưa ra để dụ dỗ người dùng (Ảnh: Internet)
Theo lời chị A., sau khi thử ghi âm một bản đọc, chị được thông báo hoàn thành công việc 1 với điểm duyệt 90/100. Đến công việc 2, nhân viên tư vấn có nhờ chị đặt lệnh mua 1 sản phẩm bất kỳ theo yêu cầu nhà tài trợ. Chỉ cần chuyển tiền mua hàng, sau 5 - 10 phút sẽ được trả lại tiền cộng thêm 10% tiền hoa hồng. Nếu đồng ý có thể được xem xét làm nhân viên chính thức.
Nhận thấy số tiền bỏ ra để mua hàng không lớn, mà hoa hồng nhận về lại cao nên chị A. không cần suy nghĩ nhiều đã chuyển khoản mua 1 sản phẩm với giá 799.000 đồng, sau đó chị nhận được hoàn tiền bao gồm cả 10% hoa hồng là 878.900 đồng. Kết thúc công việc 2, tổ chức tiếp tục yêu cầu chị A. liên hệ tiếp một người khác (chức danh Trợ lý viên) để tiếp tục quá trình xét tuyển thành nhân viên chính thức.
Các hình thức lừa đảo diễn ra dưới nhiều dạng (Ảnh: Internet)
Theo lời chia sẻ của chị A. do số tiền mua hàng ở công việc 2 chỉ vài trăm ngàn đồng nên chị không nghĩ ngợi nhiều mà chuyển tiền ngay. Đến các hoạt động tiếp theo, vẫn là công việc "mua hàng" nhưng số tiền tăng cao dần lên, và số tiền hoa hồng cũng tăng từ 10-20% nên người chơi dễ "nảy sinh lòng tham".
Chị A. kể: "Ở lần giao dịch mua hàng thứ 2, tôi chuyển 2 triệu đồng mua hàng, 5 phút sau tôi nhận lại 2,2 triệu đồng. Tuy nhiên đến lần giao dịch tiếp theo, sau khi chuyển tiếp 4 triệu đồng với nội dung "Job2" thì tôi bị thông báo giao dịch thất bại. Do tôi chuyển tiền sai số lượng và họ yêu cầu tôi chuyển số tiền triệu đồng để lấy lại số tiền trên. Vì tiếc tiền đã chuyển sai lệnh và treo trên hệ thống, tôi đã chuyển tiếp 12 triệu đồng nhưng vẫn không nhận lại được số tiền đó"- chị A. nói
Một trong những hình thức lừa đảo núp bóng (Ảnh: Internet)
Theo lời chia sẻ của chị A. phía tổ chức đã dùng câu từ gây nhầm lẫn dẫn đến chị thấy hoang nhưng do số tiền đổ vào đó khá nhiều nên tâm lý những người như chị chỉ muốn nhanh chóng kết thúc công việc này sau đó rút tiền về. Không có đủ tiền, chị đi vay mượn người thân xung quanh, từ 30 đến 70 triệu đồng,... Sau nhiều lần chuyển tiền cho chúng với số tiền lên đến 200 triệu đồng thì chị A. mới chợt bừng tỉnh và tá hỏa là mình bị lừa.
Sau đó, chị A. muốn kết thúc công việc và yêu cầu hoàn trả số tiền đã chuyển khoản thì không được đồng ý. Bên cạnh đó, chị còn bị đe dọa, thách thức và nhận những lời lẽ khiếm nhã khi những kẻ lừa đảo biết chị đã thông báo đến cơ quan chức năng.
Khi muốn đòi lại tiền thì bị đe dọa và thách thức (Ảnh: Internet)
Trường hợp của chị A. chỉ là một trong số rất nhiều những vụ án được trình báo lên cơ quan chức năng. Thủ đoạn của bọn lừa đảo hết sức tinh vi, chúng lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của người dùng và lợi dụng cả hình ảnh những KOL, KOC, người nổi tiếng để làm mồi nhử.
Với số lượng các tổ chức lừa đảo ngày càng nhiều, thủ đoạn ngày càng tinh vi, sử dụng thông tin ảo qua mạng xã hội đã khiến cho cơ quan chức năng gặp khó khăn trong việc xác minh danh tính tội phạm. Đồng thời, việc lấy lại số tiền đã mất gần như là điều không thể!
Bà thím U50 giả danh "Việt kiều trẻ đẹp", gài bẫy các ông chú, lừa bạn trai lấy trót lọt 12 tỷ đồng Keng14:49:50 24/09/2023Vụ việc Đào Thị Mộng Thường (45 tuổi, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) dễ dàng lừa 12 tỷ đồng của một người đàn ông ở TP.Vinh (Nghệ An) đã gây xôn xao dư luận những ngày qua.
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo