Hà Giang: Người livestream, cảnh báo vụ sạt lở QL2 đã qua đời trước khi tìm thấy
Vụ sạt lở xảy ra ở Hà Giang đã khiến nhiều người bị thương, qua đời và mất tích. Lực lượng chức năng vừa tìm thấy n.ạn nhân từng livestream và đưa ra lời cảnh báo trước khi bị vùi lấp.
Chiều 30/9, trao đổi với PV, bí thư Đảng ủy, UBND xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang xác nhận, lực lượng chức năng vừa tìm thấy một t.hi thể nam giới, đây là một trong số các n.ạn nhân mất tích trong vụ sạt lở xảy ra trên địa bàn.
Tin từ Công an tỉnh Hà Giang cũng cho biết, 12h30' trưa cùng ngày, lực lượng chức năng đã tìm thấy anh T.Đ.Đ, 1 trong các n.ạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất thuộc địa phận thôn Nậm Buông, xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
Được biết, ngày hôm qua (29/9), tại thời điểm xảy ra sạt lở, khi anh Đ. đang dùng máy điện thoại livestream thì không may bị đất vùi lấp rồi mất tích. Theo đoạn clip được lưu lại trên trang cá nhân của Đ., trước khi núi đồi sạt lở hoàn toàn, người dân cùng anh chứng kiến từ xa đã phát hiện cây cối và đất đá từ từ tràn xuống.
Cùng lúc này trên quốc lộ 2 có rất nhiều phương tiện tham gia giao thông. Anh Đ. cầm điện thoại ghi nhận và phát trực tiếp, cùng với đó là người đàn ông này liên tục nhắc nhở người dân nhanh chóng rời khỏi địa bàn, một số người ở xung quanh cũng được n.ạn nhân cảnh báo tìm vị trí an toàn để đứng.
Đến đoạn cuối của clip, anh Đ. chứng kiến ngọn núi bất ngờ sạt lở rất nhanh và chỉ kịp ghi nhận thêm hình ảnh một vài người đi xe máy bị vùi lấp, vài chiếc ô tô bị đất đá bao trùm và hô hào thêm vài câu thì gặp nạn.
Tính đến trưa 30/9, dưới trời mưa to, công tác tìm kiếm các n.ạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất thuộc địa phận thôn Nậm Buông vẫn đang được thực hiện rất khẩn trương. Do khu vực sạt lở có mưa lớn và kéo dài nên công tác tìm kiếm gặp khó khăn về điều kiện thời tiết, địa chất, di chuyển phương tiện cứu hộ.
Hiện nay, diện tích đồi ở gần khu vực sạt lở trên tuyến Quốc lộ 2 đang xuất hiện vết nứt, nguy cơ sạt lở có thể tiếp diễn. Theo thống kê ban đầu, vụ sạt lở với hơn hàng chục nghìn m3 đất đá, chiều cao khoảng trên 200 m, dài khoảng 300 m xảy ra sáng 29/9 khiến giao thông trên Quốc lộ 2 bị tê liệt hoàn toàn.
Vụ sạt lở còn khiến 8 ngôi nhà bị sập hoàn toàn và 11 ngôi nhà bị ảnh hưởng; 6 phương tiện đang lưu thông bị hàng nghìn khối đất đá sạt đẩy xuống ta luy âm. Vào thời điểm vụ sạt lở, camera hành trình của 1 phương tiện đã ghi lại được khoảnh khắc quả đồi bỗng nhiên sạt lở khi các phương tiện đang di chuyển trên quốc lộ 2.
Trong đó, có 1 xe khách, nhiều ô tô con và xe máy bị đất đẩy đi xa hàng mét. Đến thời điểm hiện tại, lực lượng chức năng đã tìm kiếm được 3 t.hi thể n.ạn nhân trong vụ sạt lở. Các lực lượng chức năng cũng đã cứu được 8 người bị thương.
Sau những trận mưa to vào đêm 28 đến rạng sáng 29/9, một số điểm ở địa phương trong tỉnh Hà Giang xuất hiện các vết nứt. Thực hiện phương châm "4 tại chỗ," chính quyền địa phương đã khẩn cấp di dời người dân vùng có nguy cơ bị sạt lở cao đến nơi an toàn, đảm bảo sinh hoạt cho người dân.
Ông Hoàng Văn Điều, Bí thư Đảng ủy xã Yên Hà (huyện Quang Bình, Hà Giang), cho biết sau khi nhận được tin báo của nhân dân về việc trên đỉnh đồi của xóm 2, thôn Chàng Mới (xã Yên Hà, Quang Bình) đã xuất hiện một vết nứt lớn kéo dài, có nguy cơ xảy ra sạt lở rất cao.
Sau khi cử cán bộ đến hiện trường kiểm tra cho thấy vết nứt trên đỉnh đồi dài khoảng 30-40m, rộng 15-20cm và nứt làm hai lớp. Phía dưới có khe nước, thung lũng, khu dân cư nằm ngay dưới ven chân đồi.
Nhận định nguy cơ xảy ra sạt lở cao và do tình hình mưa vẫn tiếp tục kéo dài, với phương châm "4 tại chỗ," chính quyền xã Yên Hà đã khẩn trương vận động, di dời người, tài sản của bảy hộ dân với 28 khẩu thuộc xóm 2, thôn Chàng Mới đến nhà người thân ở tạm. Ngoài ra, xã cũng di dời ba hộ dân trong thôn nằm ở khu vực có nguy cơ cao sạt lở ta luy dương đến nơi an toàn.
Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân Tin tài trợCác địa phương tăng cường theo dõi diễn biến mưa lũ, cung cấp thường xuyên thông tin cảnh báo, dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với nguy cơ trượt, lở đất, đá.
4 | 1 Thảo luận | Báo cáo