Hoàng đế "dâng trai cho hoàng hậu", hoá ra là cố tình vì mê 1 công tử
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Dương Quý Phi ra đi đau đớn, vì sức ép của binh lính, buộc Đường Minh Hoàng phải ra tay với Dương Quý Phi. Bà chịu cảnh chôn vội bên đường, khi chỉ mới 38 tuổi.
Từ khi Đường Minh Hoàng có Dương Quý Phi bên cạnh đã bỏ bê triều chính, mọi việc lớn nhỏ giao cho anh họ bà con của Dương Quý Phi là thừa tướng Dương Quốc Trung lo liệu, nên gây ra cảnh lộng quyền, hơn nữa, cũng vì muốn đoạt người đẹp về tay mình, nên An Lộc Sơn dấy binh tạo phản vào năm 755 để cướp ngôi lẫn cướp người đẹp.
Đường Huyền Tông cùng Dương Quý Phi chạy sang Tứ Xuyên lánh nạn. Trên đường đi, quân lính đổ mọi tội lỗi lên đầu Dương Quý Phi, cho rằng chính người đẹp đã dùng sắc đẹp mê hoặc vua chúa, khiến ông bỏ bê triều chính, cũng là vì sắc đẹp mới có để An Lộc Sơn phải dấy binh tạo phản.
Dưới sức ép của binh lính, buộc Đường Minh Hoàng ra tay Dương Quý Phi, cô bị siết, lúc ra đi Dương Quý Phi 38 tuổi. Sau khi qua đời, xác quý phi chỉ là chôn vội ven đường, sau đó binh lính hành quân tiếp.
Có hai dòng quan điểm chính xoay quanh vấn đề "định tội" Dương Quý phi trước những biến cố của Đường triều.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: "hồng nhan" chính là đại họa. Những người theo ý kiến này cũng một mực khẳng định Dương Quý phi dụ dỗ Hoàng đế, hại nước, hại dân, có nhắm mắt cũng không đền hết tội. Quan điểm đối lập lại chỉ ra: "hồng nhan" vô tội, bởi bản thân nàng cũng là một nạn nhân của thời thế. Những người này bênh vực cho Ngọc Hoàn, khẳng định Quý phi là một cô gái yếu đuối, số phận của nàng cũng chỉ là một quân cờ hi sinh trên bàn cờ chính trị mà thôi. Như vậy, có thể thấy rõ: quan điểm thứ nhất một mặt định tội cho Dương Quý phi, mặt khác lại ngầm đề cao năng lực của "mỹ nữ".
Xưa nay có câu: Đàn ông chinh phục cả thế giới để chinh phục người đẹp, mà người đẹp lại thông qua việc chinh phục đàn ông để nắm lấy cả thế giới. Đường Huyền Tông một đời anh hùng, nhưng cuối cùng vẫn phải khuất phục dưới gấu váy mỹ nhân là vì vậy.
Nhờ vị quý phi họ Dương được sủng ái, Dương Quốc Trung, Vi Kiến Tố, Ngụy Phương mới dựa vào nàng mà thâu tóm được quyền lực trong triều đình.
Cũng theo lý luận trên đây, Dương Quý phi chính là một nhân vật gián tiếp có ảnh hưởng đến chính trị. Nàng đã khuyên Huyền Tông xuất chinh và nhập Thục. Hai hành động này của nhà vua đã đủ để chứng minh sức ảnh hưởng từ Ngọc Hoàn.
Trong khi các đại thần túc trí, đa mưu đều không thuyết phục được Hoàng đế thì đôi ba câu của người đẹp lại có thể nhanh chóng trở thành quyết sách. Vậy mới thấy, mặc dù đứng ngoài chính trị, nhưng Dương Quý phi hoàn toàn có năng lực tác động tới việc triều chính của nhà Đường lúc bấy giờ.
Đó chính là thứ gọi là "họa hồng nhan", là "năng lực của mỹ nữ" mà quan điểm thứ nhất thể hiện.
Ngược lại, quan điểm thứ hai tuy bênh vực Dương Quý phi nhưng cũng đồng nghĩa với việc đánh giá không cao năng lực của mỹ nữ.
Chủ nghĩa Mác-Lênin từng khẳng định: Nguyên nhân bên trong bao giờ cũng quyết định sự hình thành, tồn tại và phát triển của các kết cấu vật chất. Còn nguyên nhân bên ngoài chỉ phát huy được tác dụng thông qua những nguyên nhân bên trong. Vận dụng lý thuyết trên vào Đường Huyền Tông và Dương Quý phi, ta có thể dễ dàng nhận thấy Huyền Tông được xếp vào "nguyên nhân bên trong", còn Quý phi chính là "nguyên nhân bên ngoài". Bởi vậy, ngay cả khi có năng lực ảnh hưởng tới triều chính, những ý kiến của Dương Quý phi vẫn phải được Hoàng đế thông qua mới có thể trở thành hiện thực. Hơn nữa, Huyền Tông là Thiên tử, là Hoàng thượng, là vua của một nước. Ngay cả khi Dương Quý phi có sở hữu dung mạo đẹp hay cốt cách mỹ nhân thì việc gây ảnh hưởng tới quyết sách của nhà vua và cả một vương triều cũng là điều không hề dễ dàng.
Đối với "loạn An Sử", Dương Ngọc Hoàn cũng phải chịu một phần trách nhiệm. Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng đây không phải là trách nhiệm chủ chốt nhất. Quan điểm thứ hai bênh vực Dương Quý phi và coi nhẹ năng lực của mỹ nhân chính là vì những lý lẽ này.
Những quan điểm chính thống về kết cục của Dương Quý phi chủ yếu đến từ "Cựu Đường thư", "Tân Đường thư" và "Tư trị thông giám". Theo đó, sử sách và nhiều tác phẩm văn học vẫn khẳng định Dương Quý phi mất do nghĩ quẩn.
"Đường thư" bản cũ do Lưu Hủ biên soạn, "Tân Đường thư" được chỉnh sửa bởi Âu Dương Tử và "Tư trị thông giám" được Tư Mã Quang biên soạn đều là ba cuốn sách có uy tín trong lịch sử Trung Hoa. Mặc dù miêu tả có một số sai biệt, nhưng ba nguồn sử liệu này đều ghi chép việc Dương Ngọc Hoàn tự kết thúc cuộc đời ở sườn núi Mã Ngôi. Bên cạnh đó, đa số những tác phẩm văn học viết về Đường triều như "Trường Hận Ca" (Bạch Cư Dị), "Ngoại truyện Cao Lực Sĩ" (Quách Thực), "An Lộc Sơn sự tích" (Diêu Nhữ Năng)...đều cùng chung ý kiến này.
Tuy nhiên, các dòng quan điểm "không chính thống" lại đưa ra nhiều giả thuyết gây được tiếng vang và thu hút sự chú ý của dư luận nhiều hơn. Những quan điểm này chủ yếu được chia thành hai giả thuyết lớn:
Ý kiến thứ nhất cho rằng Dương Quý phi không phải bỏ mạng vì nghĩ quẩn mà không qua khỏi trong tay loạn quân. Giả thuyết này được đưa ra sớm nhất từ triều đại nhà Đường, xuất phát bởi một số văn nhân, thi nhân sống cùng thời với Dương Quý phi. Đại biểu lớn nhất của giả thuyết này phải kể tới "Thi thánh" Đỗ Phủ. Trong bài thơ "Ai giang đầu", ông từng viết: "Mắt ngọc mày ngài nay ở đâu, vết máu du hồn về không được." Có thể thấy trong câu thơ của ông xuất hiện chữ "máu". Một số bài thơ của Lý Ích, Đỗ Mục, Trương Hựu... viết về sự ra đi của Quý phi cũng đều xuất hiện cảnh đổ máu. Nếu có máu, ắt không phải do thắt cổ mà không qua khỏi. Bản thân Đường Huyền Tông cũng không đủ nhẫn tâm để xuống tay với ái thiếp. Như vậy, giải thích hợp lý nhất chính là việc Ngọc Hoàn bị loạn quân giết.
Giả thuyết thứ hai cho rằng: Dương Quý phi không mất mà tới Nhật Bản sống đến cuối đời. Đứng đầu quan điểm này chính là người Nhật. Theo đó, Trần Huyền Lễ năm xưa vì thương cảm cho vị quý phi xinh đẹp nên không đành lòng sát hại. Ông bàn với Cao Lực Sĩ, dàn xếp kế sách "thay mận đổi đào", tìm một cung nữ có ngoại hình gần giống Quý phi để thế mạng cho nàng. Sau khi kế hoạch tráo đổi này thành công, Trần Huyền Lễ phái tâm phúc hộ tống Quý phi trốn về Nam Triệu (gần Thượng Hải ngày nay) rồi căng buồm ra biển, cuối cùng cập bến tại thị trấn Yuya (quận Otsu - tỉnh Yamaguchi). Như vậy, điểm khởi đầu và đích đến trong cuộc hành trình "xuất ngoại" của Dương Quý phi rất rõ ràng, khiến nhiều người khó có thể không tin.
Đến nay, tại địa phương này vẫn còn tồn tại một ngọn bảo tháp được khẳng định là mộ của Dương Quý phi. Trong sân của ngôi chùa có ngọn bảo tháp này còn lưu lại hai bức tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Đức Phật A Di Đà.
Quật mộ Hàm Hương phát hiện 1 bí mật có thể khiến lịch sử phải viết lại? Keng18:27:07 14/04/2024Trong bộ phim Hoàn Châu Cách Cách , Hàm Hương là một công chúa có mùi hương quyến rũ. Tuy nhiên, trong lịch sử Trung Quốc không có ghi chép về người phụ nữ có tên là Hàm Hương.
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo