Đôn phi sinh công chúa được Càn Long thưởng thứ rẻ bèo, vì sao hậu cung ghen tị?

Tuyết Ngọc21:52 18/11/2024

 4  |  1 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Khi Càn Long ngoài 60, một phi tần đã sinh cho ông cô công chúa xinh đẹp nhưng lại không được ban thưởng vàng bạc châu báu. Thay vào đó là món quà chẳng mấy giá trị, song vẫn khiến người khác phải ghen tị.

Tương tự các đời hoàng đế trước, Càn Long sau khi đăng cơ cũng sở hữu dàn hậu cung nghìn giai lệ, ai nấy đều là những mỹ nhân tài hoa tuyệt sắc được tuyển chọn kĩ lưỡng. Dĩ nhiên, trong hàng nghìn mỹ nhân đó sẽ có những người được hoàng đế đặc biệt sủng ái và có những người bị ghẻ lạnh đến chết chẳng ai hay.

Đôn phi sinh công chúa được Càn Long thưởng thứ rẻ bèo, vì sao hậu cung ghen tị? - Hình 1

Chính vì lẽ đó, các phi tần thường dùng mọi cách để tranh sủng, mong muốn mình phải là người duy nhất trong lòng vua. Một trong những cách làm có được sự sủng ái nhanh nhất chính là mang thai vì khi ấy sẽ được hoàng đế ưu ái, quan tâm và ban thưởng rất nhiều. Hơn nữa, chỉ cần phi tần thuận lợi sinh ra hoàng tử, công chúa thì sẽ củng cố được vị trí của họ trong hậu cung.

Năm Càn Long thứ 28 (tức năm 1763), hoàng đế đã vô cùng yêu thích Đôn phi Uông thị, xuất thân Mãn quân Chính Bạch kỳ. Bà nhập cung năm 17 tuổi, khi Càn Long 52 tuổi và được phong là Vĩnh Thường tại. Năm Càn Long 36 (1771) thì được tấn phong là Vĩnh Quý nhân, sau đó là Vĩnh tần.

Đôn phi sinh công chúa được Càn Long thưởng thứ rẻ bèo, vì sao hậu cung ghen tị? - Hình 2

Ba năm sau, Uông thị được tấn phong là Đôn phi. Nhận được ân sủng thường xuyên, Đôn phi mau chóng có thai. Năm Càn Long thứ 40, bà hạ sinh Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa - vị công chúa được Càn Long thương yêu bậc nhất. Thậm chí, ông đã từng thở dài rằng: "Hận con không phải thân nam nhi, nếu không, hoàng vị sẽ là của con".

Theo sử sách ghi lại, công chúa do Uông thị sinh ra xếp thứ 10 và cũng là công chúa út nên mọi người gọi nàng là: "Thập công chúa". Sau khi thấy con gái ra đời, Càn Long lại càng yên tâm và hết sức yêu chiều nàng. Nếu Uông thị hạ sinh con trai, e rằng Càn Long sẽ không thể hiện rõ tình yêu của mình như vậy. Bởi là công chúa, tương lai nàng sẽ không "nhúng tay" vào cuộc chiến tranh giành ngôi báu.

Đôn phi sinh công chúa được Càn Long thưởng thứ rẻ bèo, vì sao hậu cung ghen tị? - Hình 3

Ảnh minh hoạ.

Để thể hiện sự sủng ái của mình dành cho Đôn Phi, Càn Long đã cố gắng nghĩ ra phần thưởn.g đặc biệt nhất để thưởng cho nàng. Sau một hồi nghĩ ngợi, ông sai người mang hai quả dưa chuột đến ban cho Uông thị. Điều này khiến Đôn Phi vui mừng khôn xiết, còn phi tần trong cung ai nấy đều không khỏi ganh tị.

Vì sao lại như vậy? Câu trả lời là loại quả này rất hiếm. Vào thời phong kiến ở Trung Quốc, kinh thành thường đóng ở phía Bắc nhưng nơi đây lại không thể trồng các loại cây ăn quả tươi ngon như ở phía Nam và dưa chuột cũng nằm trong số đó.

Đôn phi sinh công chúa được Càn Long thưởng thứ rẻ bèo, vì sao hậu cung ghen tị? - Hình 4

Ảnh minh hoạ.

Thời xưa, việc trồng các loại rau, hoa quả không được hiện đại như bây giờ. Việc gieo trồng và chăm sóc đều phụ thuộc vào đặc trưng khí hậu của từng vùng. Đặc biệt là mùa đông nên Càn Long muốn được ăn một miếng rau xanh còn khó, huống chi là dưa chuột.

Cũng nhờ những chuyến thăm cảnh và tuần tra Giang Nam, hoàng đế mới được trải nghiệm những loại quả tươi ngon mà chỉ nơi đây mới có. Vốn là người sành sỏi, rất thích ăn những bữa yến tiệc của Mãn Hán nên khi về lại kinh thành, ông quyết trồng dưa chuột cho bằng được.

Đôn phi sinh công chúa được Càn Long thưởng thứ rẻ bèo, vì sao hậu cung ghen tị? - Hình 5

Ảnh minh hoạ.

Sau khi phát hiện một suối nước nóng ở phương Bắc có thể giúp có thể duy trì nhiệt độ cho rau củ quả, Càng Long liền sai người trồng dưa. Tuy nhiên, mỗi lần thu hoạch chỉ được vài quả. Vì vậy có thể nói lứa dưa này thực sự rất quý giá. Càn Long dùng nó làm phần thưởn.g cho Đôn phi thể hiện được sự quan tâm và hết lòng sủng ái của ông.

Ngày nay khi nghe chuyện "Hoàng đế ban cho phi tần 2 quả dưa chuột", có nhiều người sẽ cảm thấy buồn cười và thắc mắc, tuy nhiên vào thời điểm ấy, chúng thể hiện sự sủng ái tối cao của Càn Long, và các phi tần trong cung đều rất ghen tị với Đôn phi Uông thị.

Đôn phi sinh công chúa được Càn Long thưởng thứ rẻ bèo, vì sao hậu cung ghen tị? - Hình 6

Ảnh minh hoạ.

Nói thêm về con gái Đôn phi, Cố Luân Hoà Hiếu Công chúa sinh ngày 3 tháng 1 (âm lịch) năm Càn Long thứ 40. Lúc này, gần như hầu hết các con gái của Càn Long Đế, bao gồm cả Cố Luân Hòa Tĩnh Công chúa và Hoà Thạc Hoà Khác Công chúa, hai con gái của Càn Long với Lệnh Ý Hoàng quý phi Ngụy Giai thị hoặc đều đã qua đời, hoặc đã kết hôn và rời khỏi Tử Cấm Thành. Hoàng đế vì vậy rất vui mừng khi có thêm một tiểu công chúa bên cạnh.

Kể từ khi sinh ra, Hoà Hiếu Công chúa đã được Càn Long hết mực cưng chiều, cùng với các hoàng thất tông nữ, hoặc các anh em trong hoàng tộc vui chơi thỏa thích. Cô công chúa nhỏ cũng rất quấn quýt bên vua cha, do vậy thường có mặt trong các cuộc họp công khanh đại thần.

Đôn phi sinh công chúa được Càn Long thưởng thứ rẻ bèo, vì sao hậu cung ghen tị? - Hình 7

Ảnh minh hoạ.

Năm 10 tuổi, Hòa Hiếu được phong Hòa Thạc Công chúa. Khi tròn 12 tuổi, hoàng đế nâng địa vị của nàng lên Cố Luân Công chúa. Vốn dĩ, Hòa Thạc Công chúa là tước vị dành cho Hoàng thứ nữ do các phi tần sinh ra, phẩm vị ngang với Quận vương; còn Cố Luân Công chúa là tước vị dành cho Hoàng đích nữ do Hoàng hậu hạ sinh, phẩm vị ngang với Thân vương.

Ngoài ra, Càn Long Đế còn cho phép Hòa Hiếu dùng kiệu sức vàng - loại kiệu chỉ sau khi xuất giá các công chúa mới được dùng, cho thấy sự sủng ái của ông đối với con gái út. Hòa Hiếu thường được nhận xét là có vẻ ngoài rất giống Càn Long, tính cách quyết đoán, và thường cải nam trang tháp tùng vua cha trong những chuyến đi săn ngoài thành.

Đôn phi sinh công chúa được Càn Long thưởng thứ rẻ bèo, vì sao hậu cung ghen tị? - Hình 8

Ảnh minh hoạ.

Một sủng thiếp của Càn Long là Dung Phi Hòa Trác thị xuất thân Tín đồ Hồi giáo rất yêu thích thảo nguyên, yêu thích các sự kiện đi săn của hoàng gia, do vậy khi nhận ra Hòa Hiếu có tính cách mạnh mẽ không giống các cô công chúa thường thấy, lại có mấy phần giống mình nên bà đồng cảm và xem như con gái ruột.

Giai đoạn Dung phi lâm trọng bệnh khó mà qua khỏi, đối với hôn lễ sắp diễn ra của Hòa Hiếu cảm thấy cực kỳ tiếc nuối, liền trước khi qua đời đem số nữ trang quý giá mà bản thân cất giữ cho công chúa. Được biết, Dung phi cũng đem chia vàng bạc châu báu tích góp nhiều năm cho các chị em, nhưng Hoà Hiếu là người được nhiều nhất, lên đến hơn 200 kiện.

Đôn phi sinh công chúa được Càn Long thưởng thứ rẻ bèo, vì sao hậu cung ghen tị? - Hình 9

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Vì sao Càn Long bỏ núi tiền xây cung điện xa hoa nhất Tử Cấm Thành mà không ở?

Vì sao Càn Long bỏ núi tiền xây cung điện xa hoa nhất Tử Cấm Thành mà không ở?
Bình Minh18:44:00 02/03/2024
Càn Long tốn cả núi tiền xây Quyện Cần Trai vào năm trị vì thứ 37 để sau khi về hưu sẽ đến ở. Tuy nhiên, ông lại chưa từng đặt chân đến khiến hậu thế cảm thấy vô cùng khó hiểu.

 1  |  1 Thảo luận  |  

Thân thế đời thực của Hàm Hương - Phi tần được vua Càn Long hết mực sủng ái

Thân thế đời thực của Hàm Hương - Phi tần được vua Càn Long hết mực sủng ái
Nguyễn Tuyết17:02:28 01/03/2024
Hàm Hương còn được biết đến với tước hiệu Hương Phi, là vị phi tần xinh đẹp trên người tỏa ra mùi hương thu hút, được vua Thanh Cao Tông Càn Long hết sức sủng ái và là tình đơn phương hiếm có của ông.

 1  |  1 Thảo luận  |  

Càn Long cung phụng mẹ hết mực nhưng có 1 thứ đại kỵ tuyên bố khi mới đăng cơ

Càn Long cung phụng mẹ hết mực nhưng có 1 thứ đại kỵ tuyên bố khi mới đăng cơ
Kim Lâm16:19:14 23/01/2024
Nhắc đến Hoàng đế Càn Long, đa phần đều mường tượng ra ngay hình ảnh một vị hoàng đế anh minh trong lịch sử Trung Quốc. Câu chuyện trong hậu cung vua Càn Long cũng là đề tài thường xuyên nhận được sự quan tâm.

 4  |  1 Thảo luận  |  

Ngôi mộ Hàm Hương được khai quật sau 100 năm và bí ẩn của mùi thơm trời ban lần đầu có lời giải đáp

Ngôi mộ Hàm Hương được khai quật sau 100 năm và bí ẩn của mùi thơm trời ban lần đầu có lời giải đáp
Uyển Đình16:39:52 21/12/2023
Khi các nhà khảo cổ Trung Quốc khai quật lăng mộ tỏa ra mùi thơm , dấy lên nghi vấn đây chính là nơi chôn cất của nàng công chúa Hàm Hương. Thế nhưng, những kết luận về người phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa khiến ai nấy đều ngỡ ngàng.

 1  |  1 Thảo luận  |  

việt phương thoa mất bahằng du mụcvợ quang hảijack 97á hậu phương nhichu thanh huyềnjack (j97)tôn bằngchị googletriệu lộ tưbé solquỳnh lươngjackxuân sơnthiên ân