Bí ẩn về tòa biệt phủ lớn nhất Trung Quốc, rộng hơn cả Tử Cấm Thành, xây dựng 300 năm mới hoàn thành
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Không chỉ nổi tiếng thông minh, xinh đẹp, Tống Mỹ Linh còn được biết đến là phu nhân của Tưởng Giới Thạch. Tuy nhiên, những năm cuối đời, mỹ nhân này sang Mỹ định cư và dường như không còn bất cứ tài sản nào mang tên mình.
Không chỉ nổi tiếng thông minh, xinh đẹp, Tống Mỹ Linh còn được biết đến là phu nhân của Tưởng Giới Thạch. Bà là một trong những nhân vật nổi tiếng, uy quyền và giàu có trong lịch sử cận đại và hiện đại Trung Quốc. Tuy nhiên, những năm cuối đời, mỹ nhân này sang Mỹ định cư và dường như không còn bất cứ tài sản nào mang tên mình, ngoại trừ 120 ngàn đô la Mỹ gửi trong ngân hàng.
Nói về ba chị em họ Tống là Tống Ái Linh, Tống Khánh Linh, Tống Mỹ Linh người Trung Quốc có một câu rất nổi tiếng, đó là: "Đại tỷ ái tài, nhị tỷ ái quốc, tam muội ái quyền" (nghĩa là cô chị cả thì yêu tiền, cô chị hai thì yêu nước còn cô em thứ ba thì yêu quyền).
Trong số ba chị em nổi tiếng này, người em út Tống Mỹ Linh là người sống thọ nhất. Tống Mỹ Linh sinh năm 1897 và mất năm 2003, thọ tới 106 tuổi. Cuộc đời trải dài qua cả ba thế kỷ, thế nhưng, cho tới tận khi qua đời, Tống Mỹ Linh không hề để lại bất cứ sản nghiệp nào. Sinh ra trong một gia đình thương gia, là "đệ nhất phu nhân" của chính quyền Trung Hoa Dân quốc, số gia sản ít ỏi mà bà để lại khiến nhiều người đặt câu hỏi nghi ngờ.
Thừa kế được đầu óc kinh doanh cũng như những phương pháp làm ăn, tích lũy tài sản từ người cha thương nhân của mình, Tống Mỹ Linh hơn ai hết là người rất hiểu mối quan hệ giữa tiền bạc và quyền lực của người Trung Quốc. Khi còn trẻ, Tống Mỹ Linh đã thể hiện rõ ham muốn chính trị và quyền lực của mình và đã tìm mọi cách để đạt được mục đích.
Sau khi kết hôn với Tưởng Giới Thạch vào tháng 12/1927, Tống Mỹ Linh đảm nhiệm vai trò là thư ký và phiên dịch tiếng Anh cho chồng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực ngoại giao. Bà là người đã giới thiệu cho Tưởng rất nhiều điều về văn hóa và chính trị của người phương Tây, khuyến khích Tưởng thân Mỹ.
Tống Mỹ Linh và Tưởng Giới Thạch hoàn toàn độc lập về kinh tế sau khi kết hôn, thực hiện theo chế độ "chia đôi toàn bộ" của người Mỹ. Vào năm 1927, Tống Mỹ Linh có một căn phòng riêng thuộc tô giới của người Pháp, là của hồi môn khi bà kết hôn với Tưởng Giới Thạch. Tới năm 1949, căn phòng này bị chính quyền Trung Quốc tịch thu, song cho tới nay nó vẫn tồn tại.
Trong một thời gian dài, bà đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ và các tổ chức xã hội nên nguồn thu nhập rất phong phú. Vào tháng 12/1934, tờ "Giang Nam chính báo" đăng một tin ngắn nói về tài sản của vợ chồng Tống Mỹ Linh, trong đó ước đoán tài sản của Tưởng Giới Thạch là 1.300 vạn đồng bạc, của Tống Mỹ Linh là 3.500 vạn đồng bạc. Một đồng bạc lúc đó tương đương 60 NDT bây giờ. Nếu như tin tức trên là đúng thì tài sản lúc bấy giờ của Tống Mỹ Linh tương đương với 2,1 tỷ NDT hiện nay, gấp hai lần rưỡi gia tài của Tưởng Giới Thạch. Số liệu nói trên được lấy từ nhật ký của Thái Nguyên Bồi - một nhân sĩ nổi tiếng thời bấy giờ. Vì vậy, nhiều người tin chắc rằng số liệu này hoàn toàn có thật.
Tháng 11/1948, khi cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp tới hồi kết với sự thất bại thấy rõ của Quốc dân đảng, Tống Mỹ Linh đã một mình bay sang Mỹ để tìm sự cứu trợ. Tuy nhiên, đệ nhất phu nhân của Trung Hoa Dân quốc chỉ nhận được sự tiếp đón lạnh nhạt của đương kim tổng thống Mỹ khi đó là Truman.
Sau khi Tưởng Giới Thạch qua đời năm 1975, Tống Mỹ Linh nỗ lực kiểm soát Quốc dân Đảng nhưng không đem lại kết quả nào. Theo đó, về sau, bà quyết định sang Mỹ định cư. Thế nhưng, những năm cuối đời, Tống Mỹ Linh dường như không còn bất cứ tài sản nào mang tên mình.
Theo các nhà nghiên cứu, trước khi Tưởng Giới Thạch qua đời, Tống Mỹ Linh được chồng cho 1 tờ ngân phiếu sau khoảng vài tháng. Ngay cả khi chồng chết, con trai của Tưởng là Tưởng Kinh Quốc nắm quyền làm chủ gia đình vẫn thực hiện thông lệ đưa ngân phiếu cho mẹ kế.
Đến tháng 1/1988, Tưởng Kinh Quốc qua đời. Khi ấy, Tống Mỹ Linh đứng ra lo việc hậu sự cho con trai riêng của chồng. Người kế nhiệm Tưởng Kinh Quốc là Lý Đăng Huy - Tổng thống đầu tiên của Trung Hoa dân quốc.
Chính quyền của Lý Đăng Huy vẫn cấp cho Tống Mỹ Linh một khoản kinh phí nhỏ hàng tháng giống như trước đây. Thêm nữa, theo luật pháp, bà vẫn được hưởng sự đãi ngộ như một cựu phu nhân tổng thống dù sống ở Đài Loan hay Mỹ.
Một số nguồn tin cho rằng, ngoài khoản kinh phí mà chính quyền Đài Loan cấp, Tống Mỹ Linh còn có nhiều tài sản bí mật của gia tộc họ Tưởng tích cóp trong nhiều năm.
Một nguồn tin còn tiết lộ, chỉ tính riêng hành lý của Tống Mỹ Linh trong chuyến đầu tiên sang Mỹ được chia thành 3 chuyến máy bay mới vận chuyển được hết. Trong lần rời Đài Loan tới Mỹ vào năm 1991, số hành lý của Tống Mỹ Linh có 97 chiếc va li. Nhiều người cho rằng bên trong số hành lý, va li trên là những tài sản giá trị của Tống Mỹ Linh.
Theo tờ "Thời báo" của Đài Loan, sau khi sang định cư tại Mỹ, Tống Mỹ Linh dường như không còn bất cứ tài sản nào dưới tên bà nữa. Nguyên do được cho là vì vào những năm cuối đời, bà gần như dựa vào kinh tế của gia đình chị gái Tống Ái Linh. Do vậy, Tống Mỹ Linh không còn muốn quản lý chuyện tiền bạc nữa nên có thể đã giao cho gia đình chị gái.
Vào năm 1984, một báo cáo nhanh của hãng thông tấn quốc tế UPI cho hay Tống Mỹ Linh đầu tư 5 triệu USD và ký hợp đồng với công ty Philip Petroleum ở bang Texas để thăm dò dầu khí ở gần New Mehico. Thế nhưng, trên thực tế, người đứng đằng sau thương vụ này là Khổng Lệnh Kiệt - con trai thứ của Tống Ái Linh và Khổng Tường Hy.
Khi qua đời ở tuổi 106, Tống Mỹ Linh chỉ để lại số tiền 120.000 USD gửi tiết kiệm trong ngân hàng. Thông tin này được người cháu của bà là Khổng Lệnh Nghi tiết lộ. Đến nay, manh mối về khối tài sản khổng lồ của Tống Mỹ Linh đã được "xử lý" như thế nào vẫn là bí ẩn lớn.
Tống Mỹ Linh bị ung thư vẫn thọ hơn 100 tuổi, hóa ra là nhờ những thói quen này? Tiểu Trúc07:35:49 10/12/2023Tống Mỹ Linh không chỉ nổi tiếng với vai trò đệ nhất phu nhân ở Trung Quốc mà còn được nhắc đến vì bí sống thọ đáng học hỏi. Được biết, bà đã mạnh mẽ vượt qua căn bệnh ung thư vú để sống thọ đến năm 106 tuổi.
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
8 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo