Từ Hi Thái hậu: Xây nhà tắm xa hoa, mỗi lần tắm đều phát ra tiếng kêu lạnh mình
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Cùng làm việc cho hoàng đế Trung Quốc, thái giám trải qua quá trình tịnh thân nhưng thái y thì không. Điều này khiến nhiều người tò mò lý do vì sao thái y được hoàng đế đối xử ưu ái như vậy?
Hậu cung ba nghìn giai lệ, nơi những người vợ và mẹ của Hoàng đế cùng sinh sống. Để hậu cung của mình không bị nhiễm bẩn bởi người đàn ông khác, Hoàng đế thời bấy giờ đã quy định không người đàn ông nào được phép bước chân vào nơi này, ngoại trừ hai nhóm người: Đó là thái giám và thái y (ngự y).
Cũng để tôn nghiêm hoàng thất không bị xâm phạm, triều đình đã quy định ai muốn làm thái giám thì phải tịnh thân (cắt bỏ bộ phận quan trọng của người nam). Nhờ đó, thái giám mới có thể tự do hoạt động hậu cung, chuyên tâm hầu hạ phi tần.
Song cũng là người thường xuyên tới lui hậu cung, thế nhưng thái y lại không bị tịnh thân hay trải qua bất kỳ công đoạn giày vò thể xác nào. Hoàng đế tin tưởng thái y, mà không sợ họ dan díu, làm điều xằng bậy với phi tần của mình hay sao?
Được biết, thái y là chức quan có địa vị khá cao trong triều đình, chịu trách nhiệm khám bệnh và giữ gìn sức khỏe cho thành viên hoàng thất. Tính mạng của Hoàng đế đương nhiên không thể xem nhẹ, chỉ cần ho hay có biểu hiện gì bất thường đều phải gọi thái y đến chẩn bệnh ngay.
Hơn nữa, khám bệnh cho phi tần cũng là nhiệm vụ quan trọng không kém. Hoàng thất phong kiến quan trọng con cái nối dõi, để một hoàng tử lớn lên rồi thể hiện tài năng để được chọn trở thành người thừa kế ngôi vị là chuyện không hề đơn giản.
Theo nhiều sử liệu để lại, hậu cung mặc dù đông phụ nữ nhưng tỷ lệ sinh con khỏe mạnh lớn lên rất thấp. Do đó, nếu không có thái y túc trực bên cạnh thì tỷ lệ này có lẽ còn thấp hơn.
Ngoài ra, chốn cung cấm kín cổng cao tường, một khi dịch bệnh xảy ra, hoàng thất chắc chắn lâm nguy.
Từ những điều trên có thể khẳng định, thái y là nhóm đàn ông không thể thiếu trong hoàng cung.
Nhờ đó, Thái y viện (một bộ phận tập trung thái y và ngự y trong triều đình phong kiến) mặc dù cấp bậc không cao bằng nhiều bộ phận khác, nhưng ai cũng phải nể mặt vài phần. Bởi lẽ họ chịu trách nhiệm giữ gìn sức khỏe, cứu lấy tính mạng con người.
Thế lực của Thái y viện cũng làm người người nể sợ tương tự với Kính sự phòng - bộ phận tập trung thái giám chuyên ghi chép vấn đề sinh hoạt và sắp xếp thị tẩm vô cùng quan trọng của Hoàng đế.
Quay trở lại câu hỏi vì sao Hoàng đế không bắt buộc thái y phải tịnh thân trong khi được quyền hoạt động trong hậu cung?
Là người đàn ông "hoàn chỉnh", có thể vào hậu cung chỉ bằng lý do là đi khám bệnh, thái y đương nhiên có thể cấu kết với phi tần làm nhiều chuyện gây ảnh hưởng đến quyền lực triều đình, thậm chí làm việc xằng bậy phản bội Hoàng đế.
Song tuy nhiên, Hoàng đế mặc dù có quyền giết trong tay nhưng ít nhiều cũng sợ bị hại, đặc biệt là ở những phương diện mà bản thân ngài khó kiểm soát như ăn uống và chẩn bệnh.
Bên cạnh Hoàng đế là Ngự tiền thị vệ luôn túc trực, một khi gặp nguy hiểm cũng chỉ có thể giúp Hoàng đế không bị thương. Thế nhưng một khi ngài đổ bệnh thì chỉ có thể trông cậy vào thái y.
Thái y là người nắm giữ tính mạng của Hoàng đế. Đương nhiên nếu chữa bệnh không thành công, thái y này cũng phải đối mặt với sự trừng phạt thích đáng, thậm chí là rơi đầu. Nhưng cũng không thể loại bỏ trường hợp thái y lợi dụng cơ hội được tiếp xúc với thân thể của Hoàng đế mà ra tay hạ thủ, hoặc có thể làm điều xấu bằng cách cho thuốc độc và thuốc hoặc để Hoàng đế uống thứ thuốc gây hại.
Trong sử liệu, có không ít trường hợp thành viên hoàng thất bị hạ độc bởi con đường uống thuốc. Nhiều loại dược liệu phải được uống trường kỳ mới hình thành tác dụng gây hại cho cơ thể. Tóm lại, kiến thức về y học thật sự quá rộng lớn và việc giết một sinh mạng có vô vàn cách mà người không có chuyên môn không thể hiểu nổi.
Chính vì vậy, Hoàng đế có một sự e ngại đối với thái y cũng là chuyện dễ hiểu.
Tịnh thân bị xem như một hình phạt nhục nhã, mất đi sự tôn nghiêm của người đàn ông. Nếu thái y bị tịnh thân, họ khó tránh khỏi nảy sinh lòng hận thù. Nếu một ngày Hoàng đế hoặc phi tần lâm bệnh nặng, thái y muốn báo thù thì hậu quả khôn lường.
Hơn nữa sau khi bị tịnh thân, sức khỏe của con người ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Mà làm việc với một cơ thể không toàn vẹn và sức khỏe giảm sút đương nhiên gây bất lợi đến nhiệm vụ khám bệnh bốc thuốc quan trọng.
Ngoài ra còn có một nguyên nhân khác, đó là không phải ai cũng có thể làm thái y.
Để được trở thành ngự y trong cung, người đàn ông phải được kiểm tra nghiêm ngặt trên nhiều phương diện, bao gồm: Kiến thức y dược và nhân cách đạo đức. Họ được tuyển chọn thông qua hai hình thức: Một là người trong nghề tiến cử, cha làm thái y thì con đa phần cũng được làm ngự y trong cung; hai là ứng viên sáng giá nhất từ cuộc tuyển chọn của triều đình hàng năm.
Thái giám thì khác. Họ đa phần xuất thân từ gia đình nghèo, muốn trở thành thái giám để vào cung cấm nguy nga với khát khao đủ cơm ăn áo mặc. Học vấn và phẩm chất của thái giám cũng không được đảm bảo để có thể lấy được lòng tin từ Hoàng đế, khác biệt hoàn toàn so với thái y trong cung.
Thái giám sau khi tịnh thân phải ở nơi này 1 tháng mới cho ra ngoài! Bảo Nam16:40:42 11/11/2024Thái giám là công việc không được đánh giá cao nhưng lại có thể được nhiều ngân lượng và có cơ hội thăng tiến. Tuy nhiên, cái giá của việc trở thành thái giám chính là phải trải qua quá trình tịnh thân, mất khả năng nối dõi tông đường .
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Báo cáo