Bà Vanga tiên tri 2025: Đã ứng nghiệm 2, vẫn còn điều đáng sợ vạn lần đang chờ?

6 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Không phải một nhà tiên tri nhưng cô gái này lại như đoán trước được kết cục của Hoà Thân, cứu ông ta khỏi cái kết ê chề. Sau cùng, nhận được phầ.n thưởn.g là một phần tài sản của đại thần giàu nức tiếng.
Trong hơn hai mươi năm lăn lộn chốn quan trường, Hòa Thân dựa vào sự sủng ái của Càn Long, tích lũy khối tài sản khổng lồ, trở thành đại tham quan nổi tiếng trong lịch sử. Sau khi Càn Long băng hà, Gia Khánh vừa kế vị đã cách chức và điều tra Hòa Thân, tịch thu tài sản đồng thời ban cho ông ta cái chế.t.
Theo ghi chép trong "Thanh sử cảo", Gia Khánh vốn đã không ưa Hòa Thân nhưng thân phận chỉ là hoàng đế hữu danh vô thực, đại quyền đều nằm trong tay Thái thượng hoàng Càn Long nên đành nhẫn nhịn. Sohu cho rằng, trong cuốn sử này còn ghi chép về một câu chuyện kỳ lạ có liên quan tới Hòa Thân. Đó là việc một mỹ nhân đã đoán được trước kết cục của ông.
Mỹ nhân được Càn Long và Gia Khánh đế yêu thương hết mực
Ban đầu, Gia Khánh định xử lăng trì Hòa Thân, nhưng nhờ lời thỉnh cầu của mỹ nhân này mà Hòa Thân được ban cho ba thước lụa trắng, giữ lại toàn thây, gia tộc cũng không bị liên lụy. Không ai khác chính là Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa, con dâu của Hòa Thân đồng thời cũng là công chúa được Càn Long yêu thương nhất.
Dù chỉ là con gái do một phi tần sinh ra, song cô vẫn được ban Cố Luân Công chúa, tước hiệu chỉ dành cho con của Hoàng hậu. Anh trai của Hòa Hiếu công chúa là Gia Thân vương Vĩnh Diễm (hoàng đế Gia Khánh sau này) cũng được ghi lại là khá yêu quý người em gái này.
Về sự yêu chiều của Càn Long dành cho Hoà Hiếu sách sử có ghi chép: "Càn Long tính tình nóng nảy, đám thái giám cung nữ nếu có chút sai sót liền bị đán.h bằng roi, có người bị phạt lên đến hơn trăm roi. Dù đang giận dữ đến đâu, hễ nhìn thấy công chúa thì cơn giận lập tức tiêu tan".
Sau này, mẹ của Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa đán.h chế.t cung nữ nên chọc giận Càn Long, bị giáng từ quý phi xuống tần. Nhưng vì không nỡ nhìn con gái đau lòng, không lâu sau Càn Long đã khôi phục lại địa vị quý phi cho bà. Điều này rất hiếm thấy trong lịch sử nhà Thanh.
Khi Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa mười tuổ.i, Càn Long thậm chí từng nhiều lần nói: "Nếu con là con trai, trẫm nhất định lập con làm trữ quân". Mỗi khi Hoà Hiếu xuất cung, đều được ngồi kiệu vàng, đây là đãi ngộ mà các công chúa khác không được hưởng.
Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa vốn nổi tiếng với sự thông minh, sắc sảo. Vậy câu chuyện công chúa tiên đoán trước kết cục Hòa Thân diễn ra cụ thể thế nào? Vào năm Càn Long thứ 54, Hòa Hiếu khi đó 15 tuổ.i được gả cho Phong Thân Ân Đức, là con trai độc nhất của Hòa Thân.
Ngày công chúa xuất giá, Càn Long chuẩn bị của hồi môn lên đến hàng triệu lượng bạc trắng, gấp mười lần công chúa bình thường. Hơn nữa, bất kể đại thần nào, dù chức vụ cao đến đâu, đều phải tay nâng châu báu, đứng trước kiệu hoa của công chúa hành lễ, ngay cả trọng thần A Quế cũng không ngoại lệ.
Lời tiên đoán trước kết cục Hòa Thân của Hoà Hiếu
Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa rất thông minh, phát hiện cha chồng tham ô, bèn nói với chồng Phong Thân Ân Đức rằng: "Cha chàng được hoàng thượng vô cùng sủng ái, lại không biết báo đáp, chỉ biết vơ vét cho bản thân, ta lo lắng thay cho chàng. E là ngày sau sẽ mất mạn.g, ta cũng bị chàng liên lụy".
Vài năm sau, Gia Khánh quả nhiên ra tay với Hòa Thân, lời tiên đoán của công chúa đã ứng nghiệm. Hoà Hiếu liền cầu xin anh trai tha chế.t cho Hòa Thân, giữ lại toàn thây, đồng thời bảo toàn tính mạng cho Phong Thân Ân Đức và các thành viên khác trong gia tộc Hòa Thân.
Sau khi bị kết tội, Hòa Thân bị xử tùng xẻo, nhưng Gia Khánh sau đó cho phép Hòa Thân được tự ra đi tại nhà để giữ thể diện. Khối tài sản khổng lồ của Hòa Thân, được tích cóp suốt một đời làm quan tham nhũng, bị tịch thu. Gia Khánh Đế thậm chí còn ban cho Hoà Hiếu một phần số gia sản bị tịch thu này. Qua đó, có thể thấy, Hoàng đế Gia Khánh cũng rất ưu ái cho Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa.
Đến thời Đạo Quang Đế, vị công chúa này tiếp tục được cháu trai của mình chiếu cố. Năm Đạo Quang thứ ba, tháng 9, Hòa Hiếu bị bệnh và qua đời, hưởng thọ 49 tuổ.i. Hoàng đế Đạo Quang vô cùng đau buồn, đích thân đến mộ cô cô tế bái, đây tuyệt đối là một đãi ngộ đặc biệt.
Nhìn lại cuộc đời của Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa, trải qua ba đời hoàng đế Càn Long, Gia Khánh và Đạo Quang, ngay cả khi Hòa Thân bị diệt vong, nàng vẫn được sủng ái như cũ. Đây quả là một kỳ tích đáng kinh ngạc.
Một trong những công chúa sống lâu nhất
Cố Luân Hoà Hiếu không chỉ được ân sủng bậc nhất mà còn là một trong những vị công chúa sống thọ nhất kể từ khi nhà Thanh tiến vào làm chủ trung nguyên. Giải thích điều này, các nhà khoa học cho rằng, cuộc sống của các công chúa khác nhau rất nhiều ở hai giai đoạn trước và sau khi Thanh triều làm chủ trung nguyên.
Trước đó, con gái các vị vua có cuộc sống lành mạnh, phóng khoáng của người du mục thảo nguyên, nhiều người giỏi cưỡi ngựa bắ.n cung, nếu không thì cũng tự do bay nhảy, vận động giữa trời đất bao la chứ không bị nhốt trong khuê phòng. Vì thế, họ lớn lên mạnh khỏe, cộng với điều kiện vật chất tốt nên có thể sống khá lâu.
Nhưng khi các Hoàng đế nhà Thanh và gia đình họ ở trong Tử cấm thành ở Bắc Kinh, chế độ hậu cung hoàn thiện, các công chúa bị ràng buộc bởi cung quy. Tuy sống trong nhung lụa nhưng gò bó, được chăm bẵm thái quá, cách biệt với thiên nhiên và thế giới bên ngoài và cực kỳ ít vận động nên khó khỏe mạnh.
Đó là chưa kể mẹ họ, các tần phi và thậm chí cả hoàng hậu, cũng phải chịu cảnh "cớm nắng" như vậy, lại luôn sống trong thấp thỏm, từng giờ từng phút phải cẩn trọng giữ mình nên rất nhiều đứ.a tr.ẻ đã yếu ớt từ khi là bào thai, sau khi sinh ra có sức đề kháng với bệnh tật rất thấp.
Về phần các công chúa vượt qua được giai đoạn non nớt để trưởng thành, vì sao cũng không nhiều người sống thọ? Các chuyên gia cho rằng tuy đời sống vật chất không thiếu thứ gì, có thể nói là xa hoa tột độ, các công chúa nhà Thanh cũng không phải muốn gì được nấy mà phải sống theo những khuôn phép, nghĩa vụ được ấn định cho họ.
Điều mà họ sợ nhất là bị gả đi các vùng đất xa xôi như Mông Cổ, nhưng đó lại là số phận của rất nhiều người trong số họ, do chính sách Mông - Mãn liên hôn để giữ ổn định biên cương của Thanh triều. Hoàng Thái Cực từng gả 10 trong số 14 con gái cho người Mông Cổ; Khang Hy cũng gả phần lớn các con gái cho các vương công nước này.
Được chồng đón về vì mục đích chính trị, lại ở xứ sở xa xôi, khuất mắt phụ hoàng, họ rất dễ chịu cảnh dù là chính thê nhưng vị thế thực sự không bằng các sủng thiếp. Đó là chưa kể sự khác biệt về khí hậu, nếp sống, sự cô đơn vì thiếu vắng người thân và vì cảm giác mình là người ngoài khiến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần đều sa sút, tuổ.i thọ khó mà kéo dài.
Hoàng đế Trung Hoa và những chuyện 'tình trai' ai oán ghi dấu lịch sử Khánh Huyền09:06:35 20/03/2024Ở Trung Hoa - đất nước có các vị vua nhiều phi tần mỹ nữ - cũng từng có chuyện tình yêu đồng giới. Từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc thời thịnh vượng như triều Hán, những cuộc tình đồng tính của các đế vương càng trở nên phổ biến.
6 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo