Kỳ bí ngôi làng có búp bê nhiều hơn người sống ở Nhật Bản, không khí đầy ảm đạm
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Bẩm sinh bị câm và mù lòa, bé trai người Khmer đã lên 6 nhưng chỉ uống sữa, ăn cây cỏ, vớ gì ăn đó, nhưng đặc biệt không bao giờ ăn cơm. Đút cơm vào miệng, cậu bé lắc đầu nguây nguẩy, đẩy thìa ra ngoài và la toáng lên
Tù ngày phát hiện những biểu hiện lạ của bé, người thân trong gia đình đã vay mượn để đưa em đi khám ngoài Hà Nội, nhưng bác sĩ nói bệnh lạ, không chữa được. "Từ nhỏ tới lớn, nó chỉ ăn cây, uống sữa với ăn bánh trái nó thích. Có khi mò xuống đụng đá đụng đất là nó bỏ vô mồm, ăn luôn. Mò gì ăn nấy, trừ cơm" - bà ngoại nói rồi chỉ vào bộ bàn ghế bị cậu bé gặm nham nhở, xung quanh đã mòn hết viền bởi dấu răng.
Hiện, bé trai đang sống cùng ông bà ngoại trong căn nhà xuống cấp tại ấp Giồng Dầy, xã Trường Thọ, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Ngôi nhà lá được dựng lên trên mảnh đất nơi rìa cánh đồng, bên trong chẳng có thứ gì đáng giá ngoài tủ đựng quần áo, bộ bàn ghế và 2 chiếc giường đã mòn từ bao giờ.
Còn khi được hỏi về biểu hiện kì lạ của cháu mình, bà K chia sẻ ngoại trừ cơm, cứ vớ được gì em đều bỏ vào miệng gặm và nhai ngon lành. Từ bộ bàn ghế ở nhà đến chiếc giường nằm, cậu bé đều bò quanh nhà, "ngứa răng" là cạp ăn. Khách đến chơi nhà, bà K. còn "khoe" bộ giường mới tậu vì giường cũ đã bị em nhai, mòn và hỏng hết.
"Hệ tiêu hóa cháu vẫn tốt. Ăn gì đi ra phân đó, ăn cây cỏ, ăn đá thì đi ngoài cũng như vậy luôn. Mỗi lần hết 1-2 tiếng. Vì bình thường cũng không chịu ăn rau mà.
Lượm bánh trái gì, đúng sở thích thì mới ăn, không thì quăng quật đi luôn. Cháu chỉ thích ăn đồ cứng, không thích ăn đồ mềm. Ví dụ bánh mì, chỉ gặm cái vỏ ngoài, ruột bên trong là bỏ. Vừa phải mua cái giường mới vì nó ăn sạch, gẫy hết luôn rồi!", bà ngoại cậu bé kể.
Có sở thích ăn uống kỳ lạ nhưng cậu bé gương mặt sáng, người vẫn có chút da thịt và tính tình lúc nào cũng hiếu động, nghịch ngợm. Cả ngày em bám bà ngoại không rời, miệng không nói được, chỉ ú ớ vì não chậm phát triển. Gặp gì không vừa ý, cậu bé khóc lóc, ra hiệu cho bà ngoại. Bà K. cũng sợ cháu chơi một mình, mò mẫm bốc đất cát, ăn linh tinh nên lúc nào cũng phải ghé mắt trông chừng. Thậm chí lúc ngủ, bà cũng phải ngó liên hồi vì em "quậy banh nhà".
"20h nó ngủ đến 23h giờ khuya dậy rồi quậy tới sáng luôn. Nó ngủ đêm ít lắm, ban ngày mới chịu chợp mắt. Nhiều lúc tôi không cho cạp gỗ là nó lao đầu vào tường sứt mẻ trán luôn. Tôi thương cháu nhưng chẳng biết phải làm sao cả. Giờ chỉ mong nó khoẻ mạnh là hạnh phúc lắm rồi, còn lại tôi sẽ thay nó làm tất cả", bà K bật khóc.
Bà ngoại kể lại, khi con gái mang bầu cháu được 6 tháng, bị động thai, bác sĩ chỉ định phải sanh gấp. Mọi chuyện điều bình thường cho đến khi cháu 9 tháng tuổi, thì đôi mắt cháu có dấu hiệu bất thường. Đến viện, bác sĩ nói tối hết ở trong, không thấy gì được nữa. Từ đó, bé phải chấp nhận số phận tâm tối.
Nhà khó khăn, bố mẹ em phải đi làm ăn xa ở tận Bình Dương, rồi Đồng Nai gửi tiền về phụ nuôi cháu, hai ông bà tuổi cao nên cũng không làm được gì ra tiền, mỗi tháng điều chờ phụ cấp của con gửi về. Song dịch COVID-19 bùng phát, họ thất nghiệp nên mọi chi phí đều do vợ chồng bà K lo toan.
"Nhà nước hỗ trợ cho nó gần triệu đồng diện trẻ khuyết tật. Trước chạy chữa cho nó phải vay nặng lãi nên cực khổ lắm! Tôi ở nhà trông nom nó, không thể đi làm mướn. Mọi chi phí sinh hoạt chỉ trông chờ vào đồng lương cắt cỏ thuê của ông nhà tôi", bà K cho hay.
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
7 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Báo cáo