Quản gia: Nghề được Thái Công nhắc trên livestream, thu nhập khủng, yêu cầu cao
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn video ghi lại quá trình rước dâu tại một đám cưới truyền thống của người Trung Quốc thu hút sự quan tâm của nhiều dân mạng.
Theo đó, cô gái người Việt đang sống ở Trung Quốc đã có dịp tham dự một hôn lễ của người quen. Tuy nhiên, chủ nhân đoạn clip chia sẻ nghi lễ rước dâu này khá độc đáo vì nó diễn ra vào lúc nửa đêm, khác hoàn toàn những đám cưới khác mà cô từng tham dự.
Trước khi xe đưa dâu đến, người thân trong gia đình chú rể đã phân phát kẹo ngọt, đậu phộng cùng một ít hoa quả vào những đĩa đầy với số lượng là số chẵn, ngụ ý viên mãn tốt đẹp. Khi đồng hồ điểm qua 12 giờ đêm, xe rước dâu đến dưới nhà, lúc này chú rể phải đích thân cõng cô dâu vào trong. Tuy nhiên, vì chú rể đột nhiên bị trật eo nên phải mượn một chiếc ghế cho cô dâu ngồi lên rồi khiêng vào nhà chứ không được để chân của cô dâu chạm đất.
Điều khác lạ là đến bố mẹ của chú rể - tức bố mẹ chồng không được xuất hiện trong quá trình diễn ra lễ bái đường. Mặc dù khá buồn vì không được thấy khoảnh khắc con trai cưới vợ nhưng bố của chú rể vẫn tự an ủi vì đây là ngày vui của con mình. Được biết, nghi lễ này là do phía gia đình cô dâu sắp xếp. Nhà gái đã đi xem phong thủy mất gần cả trăm triệu để tìm được ngày lành giờ tốt làm lễ rước dâu. Ngoài ra, thầy phong thủy còn xem một lượt tuổi tác của những khách mời và những ai được "duyệt" mới có thể tham dự lễ rước dâu.
Sau khi làm lễ bái đường xong, cô dâu chú rể được người lớn trong nhà dẫn vào phòng ngủ, gọi là nghi thức động phòng. Kết thúc những nghi lễ này, bố mẹ chú rể mới được phép vào nhà để nhận tách trà của con dâu, xem như hoàn tất mọi thủ tục cần thiết cho lễ trước ngày cưới.
Bên dưới video, nhiều người không khỏi cảm thán về mức độ kỹ lưỡng của gia đình nhà gái trong việc làm lễ kết hôn. Đồng thời, mọi người cũng khen ngợi nhà trai khi có thái độ tôn trọng mọi quyết định của nhà gái. Một số người bày tỏ, có thể do tuổi tác của cô dâu chú rể không hợp nhau nên phải làm lễ rước dâu vào lúc nửa đêm và tránh gặp mặt bố mẹ chồng cho đến khi xong lễ.
- Ở Việt Nam mình một số nơi cũng có tập tục rước dâu lúc nửa đêm
- Tính ra nhà trai tôn trọng nhà gái thật, thời này hiếm có ai chịu làm những nghi lễ kỳ quặc thế này
- Nghe cuốn quá, nhưng tui nghĩ chắc do tuổi tác của hai người nên mới không làm lễ cưới như bình thường
- Đám cưới mà rườm rà thật, đúng là Trung Quốc xem rất kỹ mấy vấn đề phong thủy, tuổi tác này
Nhiều người quan niệm hôn nhân là một việc hệ trọng, có tính quyết định cả cuộc đời con người. Chính vì thế, họ sẵn sàng thực hiện nhiều nghi lễ chỉ để mong hôn nhân được suôn sẻ. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp làm quá vấn đề và được cho là mê tín, cổ hủ.
Theo đó, ngoài rước dâu ban đêm, từ xưa vẫn có quan niệm cô dâu đang mang bầu thì khi về nhà chồng không được danh chính ngôn thuận đi vào từ cửa chính mà phải đi vòng ra cửa sau để vào.
Trường hợp nhà không có cửa hậu, cô dâu sẽ phải bước qua một chiếc chậu bồ kết nướng than hồng với hàm ý xua đi điều xui xẻo. Họ cho rằng cô dâu có bầu mà đi về nhà chồng bằng cửa trước sẽ làm cho nhà trai sau này không ăn nên làm ra.
Nói về quan niệm này, ông Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) cho rằng, quan niệm này không phải ai cũng làm theo mà chỉ là một số gia đình, vùng, miền. Đây chỉ là quan niệm dân gian, họ đặt ra để răn dạy người con gái giữ gìn trước khi cưới, không "ăn cơm trước kẻng". Còn về ý nghĩa tâm linh để xua đuổi những xui xẻo, vận đen cô dâu có bầu trước khi rước dâu phải đi vào bằng cửa sau, phải bước qua lửa... chẳng có ý nghĩa gì. Càng không có chuyện cô dâu có bầu khi cưới đi vào bằng cửa chính sẽ mang lại điều không may, khiến gia đình nhà chồng làm ăn lụi bại hoặc gặp hạn, gặp điềm gở. Việc cô dâu phải đi cửa sau ý nói như kiểu ăn vụng phải đi cửa sau.
Ngày xưa, có bầu trước khi cưới vẫn được xem là hiếm hoi và bị dị nghị đủ điều nhưng ngày nay, lối sống đã thoáng hơn. Thậm chí, nhiều gia đình hiện nay còn bắt có bầu mới tổ chức lễ cưới để đề phòng chuyện vô sinh. Việc kiêng kỵ trong ngày cưới cũng là nét văn hóa truyền thống cưới xin của người Việt, điều phổ biến mang nét văn hóa truyền thống như chọn ngày lành tháng tốt để cưới cho thuận lợi thì vẫn nên duy trì. Còn những quan niệm không có căn cứ, mọi người không nên quá tin tưởng mà ảnh hưởng tới việc chuẩn bị đám cưới, ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân sau này.
Tuy nhiên, TS Vũ Thế Khanh cũng cho rằng, về luật pháp không có điều khoản nào cấm thanh niên quan hệ với nhau trước khi kết hôn nhưng về mặt đạo đức xã hội thì không nên "ăn cơm trước kẻng". Điều này đôi khi mang lại những bất hạnh cho chính cô gái.
Theo các chuyên gia tâm lý, những kiêng kỵ không hợp lý với thời đại, mê tín dị đoan không nên mù quáng thực hiện. Thường cha mẹ nào dễ dàng, thương dâu rể thì cuộc sống sau này con cái cũng gần gũi thương yêu, chăm sóc chu đáo... Còn việc làm khó không chỉ ảnh hưởng hòa khí mà còn làm mất lòng sui gia. Để tránh những rắc rối về kiêng kỵ trên, nếu lỡ có bầu trước khi cưới, hai bên có thể tổ chức đám cưới ở nhà hàng, sau đó đôi trẻ tự đưa nhau về không cần phải đón dâu, đưa rể.
Người phụ nữ sống lại trên đường đưa đến nhà tang lễ, cả nhà sợ hãi tháo chạy Thảo Mai14:01:23 29/03/2024Theo Daily Mail, một sự việc hy hữu vừa xảy ra tại Thái Lan mới đây khi người phụ nữ 49 tuổi bất ngờ tỉnh dậy trên đường đến nơi tổ chức tang lễ của chính mình khiến cả nhà cảm thấy bất ngờ.
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Báo cáo