Bí ẩn ngôi chùa có nghĩa trang thái giám, nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch

Bút Bi10:39 03/06/2024

 2  |  2 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Chùa Từ Hiếu vốn là một am tự để tu tại gia có tên là " Thảo Am đường" do hoà thượng Thích Nhất Định lập ra để phụng dưỡng mẹ già. Sau đó vào khoảng năm 1848 "Thảo Am đường" được trùng tu và mở rộng nhờ sự giúp đỡ của một thái giám có tên là Châu Phước Năng.

Bí ẩn ngôi chùa có nghĩa trang thái giám, nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch - Hình 1

Theo tìm hiểu, thái giám có từ thời Tây Chu ở Trung Quốc. Trước khi đưa vào hoàng cung để hầu hạ các bậc vua chúa, các thái giám phải bị loại bỏ phần sinh thực khí của đàn ông để nhà vua yên tâm giao cho phục vụ các phi tần cung nữ. Công việc của các thái giám là hầu hạ vua, hoàng hậu và các cung tần mỹ nữ.

Một vài thái giám khác được điều sang phục dịch cho các cung phi góa bụa của các đời vua trước. Thái giám còn là người tuyển lựa và ghi chép tên của các cung phi được vua "sủng ái hằng đêm", sau đó báo với quốc sử quán để theo dõi dòng tộc hoàng gia về sau.

Vào thời Nguyễn, thường có 2 "nguồn" để tuyển thái giám. Một là, những người sinh ra đã ái nam ái nữ (được gọi là "giám sinh"). Thời đó, ở bất cứ làng nào tại Huế nếu sinh được "giám sinh" thì đó là phúc của cả một làng.

Bí ẩn ngôi chùa có nghĩa trang thái giám, nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch - Hình 2

Khi "giám sinh" này tuyển vào hoàng cung, nhà vua sẽ ban thưởng bổng lộc. Tuy nhiên, nếu có "giám sinh" mà không khai báo thì sẽ bị phạt rất nặng. Chính vì vậy mà vào thời Nguyễn các "giám sinh" được gọi là "ông bộ".

Tuy nhiên, việc sinh được "giám sinh" rất khó, nên nguồn thứ hai chính là việc tuyển chọn từ bên ngoài. Đó là những gia đình nghèo khổ nên phải cho con làm thái giám. Cũng giống như thái giám ở Trung Quốc và các triều đại trước, thái giám triều Nguyễn phải loại bỏ sinh thực khí của mình. Các thái giám sẽ sống suốt đời trong cung đến cuối đời, khi về già họ sẽ nằm chờ mất tại tòa nhà phía Bắc Hoàng thành, gọi là "Cung giám viện" chứ không được mất ở trong cung.

Bí ẩn ngôi chùa có nghĩa trang thái giám, nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch - Hình 3

Về cuối đời, các thái giám đã biết được số phận bi đát của mình, chính vì vậy khi còn khỏe mạnh họ cố gắng dành dụm t.iền bạc để tìm nơi chôn cất cho cho chính mình. Châu Phước Năng sớm nhận ra điều này, sau khi không có nơi nào để chôn cất, không nơi thờ tự, không ai hương khói. Trước cơ sự như vậy, thái giám Châu Phước Năng đã kêu gọi các hoạn quan trong triều đình quyên góp và ủng hộ để mở rộng "Thảo Am đường" nhằm có nơi yên nghỉ.

Bí ẩn ngôi chùa có nghĩa trang thái giám, nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch - Hình 4

Việc này được vua Tự Đức và thái hậu Từ Dũ chấp nhận đồng thời cũng quyên góp để mở rộng "Thảo Am đường". Cái tên Từ Hiếu được vua Tự Đức ban tặng có nghĩa là "hiếu thuận", do có sự giúp đỡ và đóng góp của các thái giám nên ngôi chùa này còn có tên gọi khác là chùa thái giám.

Bí ẩn ngôi chùa có nghĩa trang thái giám, nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch - Hình 5

Mặc dù đóng góp phần lớn của cải và công sức để xây dựng chùa nhưng sau khi mất các thái giám lại được chôn trên một ngọn đồi nhỏ nằm tách biệt khỏi khuôn viên của chùa Từ Hiếu.

Toàn bộ khu nghĩa trang của thái giám rộng khoảng 1.000m2, ở ngay chính giữa có tấm bia đá khắc ghi công lao đóng góp của các thái giám. Khu lăng mộ này được chia làm thành 3 bậc tương ứng với vai trò và sự đóng góp khác nhau của các quan thái giám. Bậc trên cùng là của thái giám Châu Phước Năng, người đóng góp nhiều nhất cho chùa vì vậy ngôi mộ này cũng to hơn những ngôi mộ nằm cạnh bên. Toàn bộ khu lăng mộ có 25 ngôi mộ, trong đó có 2 ngôi mộ gió.

Bí ẩn ngôi chùa có nghĩa trang thái giám, nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch - Hình 6

Trong tổng số 25 ngôi mộ thì có 21 ngôi mộ có thể đọc được chữ trên bia, đặc biệt là ngôi mộ số 22 chữ trên bia còn khá rõ. Trên bia của ngôi mộ này ghi: Hoàng triều cung giám viện, quảng vụ Nguyễn Hầu, quên ở thôn Nhi, Hà Nội, mất tháng giêng năm Khải Định Thứ V.

Ở chính giữa của cổng là một tấm bia đá nằm trong một góc nhỏ ghi lại cuộc đời của các thái giám mà khi đọc lên người đời không khỏi chua xót: "Khi còn sống chúng tôi nương nhờ cửa Phật, mà khi mất thì biết nương nhờ vào đâu? Nhân thấy rằng phía tây thành có một miếng đất nên lấy gạch xây thành để có nơi thờ cúng về sau, gần với Phật mới là nơi thờ tự lâu dài, bằng hữu ốm đau có nơi chữa bệnh, ai nằm xuống có nơi để mà tống táng...".

Bí ẩn ngôi chùa có nghĩa trang thái giám, nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch - Hình 7

Đại đức Thích Từ Hải tu hành lâu năm tại chùa Từ Hiếu cho biết: "Ngày trước nơi chôn cất của các vị thái giám ít người biết đến nên quanh năm thường hoang vu lạnh lẽo. Hằng năm cứ đến đầu tháng 11 âm lịch, chùa lại tổ chức hiệp kỵ, cúng viếng cho các vị thái giám. Gần đây, nhiều người đã quan tâm hơn đến những phần mộ này. Nhiều người xót thương cho số phận những vị thái giám nên khi tới chùa cũng đến thắp hương tỏ lòng thương cảm".

Gần 80 năm trước, lúc 16 t.uổi, thiền sư Thích Nhất Hạnh đến tu học ở chùa Từ Hiếu, xuất gia với người thầy là thiền sư Thanh Quý Chân Thật thuộc dòng thiền Lâm Tế chánh tông và phái Liễu Quán.

Bí ẩn ngôi chùa có nghĩa trang thái giám, nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch - Hình 8

Sau hơn 40 năm hoạt động, sinh sống ở nước ngoài, năm 2005, thiền sư Thích Thích Nhất Hạnh lần đầu quay trở về thăm chùa Từ Hiếu. Sau đó, năm 2018, Ngài chính thức quay về đây an dưỡng và viên tịch vào năm 2022. Sau lễ trà tỳ, xá lợi của thiền sư cũng được an vị tại Tổ Đình Từ Hiếu và các trung tâm khác của Làng Mai khắp nơi trên thế giới (không xây bảo tháp đặt lọ tro) để thực hiện theo di nguyện của ngài.

Bí ẩn ngôi chùa có nghĩa trang thái giám, nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch - Hình 9

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Vì sao phi tần nắm quyền trong tay vẫn thực hiện quy tắc ngầm với thái giám?

Tuyết Ngọc16:47:43 26/03/2024
Nếu muốn có cơ hội tiếp cận hoàng đế, nhận được ân sủng và củng cố địa vị thì các phi tần luôn phải thực hiện quy tắc ngầm với thái giám trong cung, dù có quyền lực ra sao.

 1  |  1 Thảo luận  |  

Thái giám thấy sợ mỗi khi hầu hạ phi tần làm chuyện này, vừa mất sức vừa bị giày vò tâm trí

Tin tài trợ
Túc trực bên cạnh phi tần, một trong những nhiệm vụ mà thái giám phải làm mỗi ngày là hầu hạ các nàng tắm rửa. Tuy nhiên, nỗi đau và thách thức đằng sau công việc này mà thái giám phải chịu ít ai có thể hiểu nổi.

Cùng hầu hạ Hoàng đế, nhưng vì sao thái y không bị ép "tịnh thân" như thái giám?

JLO17:13:41 02/01/2024
Cùng làm việc cho hoàng đế Trung Quốc, thái giám trải qua quá trình tịnh thân nhưng thái y thì không. Điều này khiến nhiều người tò mò lý do vì sao thái y được hoàng đế đối xử ưu ái như vậy?

 1  |  1 Thảo luận  |  

Đình cổ ở Long An, kiến trúc đẹp như phim sau hơn 2 thế kỷ

Tin tài trợ
Đình Bình Lập là ngôi đình cổ, xây dựng cách nay khoảng 2 thế kỷ, đ.ánh dấu sự thành lập và phát triển của vùng đất Tân An xưa (nay là tỉnh Long An). Kiến trúc đình cổ vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Hồng Vân mặc áo Bình Lĩnh thời Nguyễn, truyền tình yêu cổ phục đến người trẻ

Tin tài trợ
Nghệ sĩ nhân dân Hồng Vân và hai con làm mẫu cho bộ ảnh phỏng dựng áo Bình Lĩnh của mệnh phụ triều Nguyễn kết hợp cùng mão Ngũ phượng.

Loại quả đặc biệt Từ Hi thái hậu luôn ngậm khi trang điểm

Tin tài trợ
Nói đến những người phụ nữ yêu cái đẹp trong lịch sử, Từ Hi Thái hậu của nhà Thanh chính là một đại diện tiêu biểu. Từ Hi là một người có lối sống khác biệt, bất kể bà ăn gì hay sử dụng thứ gì đều có những yêu cầu riêng và chính bà cũng có kiến...

Khai quật mộ thái giám thân cận nhất của Từ Hi, chuyên gia tuyên bố điều đáng sợ

Tin tài trợ
Lý Liên Anh là thái giám nổi tiếng thời nhà Thanh về sự xảo quyệt, mưu mô, giỏi đoán tâm ý và biết cách phục vụ chủ nhân. Vì thế, Lý Liên Anh là người được Từ Hi Thái hậu tin tưởng nhất và giao phó nhiều trọng trách quan trọng.

Không chợ, được lo ăn mặc đầy đủ, bị cấm rời khỏi cung, các phi tần tiêu t.iền hàng tháng ở đâu?

Keng17:01:16 17/09/2023
Có khi cả năm không được ra khỏi cung, trong cung lại không có hàng quán, không ít người tò mò t.iền thưởng sẽ được phi tần sử dụng vào việc gì. Biết được điều này, ai cũng bất ngờ.

 4  |  0 Thảo luận  |  

Lý Liên Anh: Thái giám được Từ Hi Thái hậu sủng ái, nhiều lần phá vỡ nguyên tắc là ai?

JLO16:35:39 17/09/2023
Từ Hi Thái Hậu khi còn sống nhiều lần phá vỡ luật lệ triều đại nhà Thanh vì Lý Liên Anh. Bà phong ông làm Tổng quản thái giám nhị phẩm. Đồng thời, ông cũng là người đầu tiên gọi Từ Hi Thái Hậu là Lão phật gia .

 5  |  0 Thảo luận  |  

Kính sự phòng: Thái giám giành nhau để vào, phụ trách công việc gì mà đến Hoàng hậu còn cả nể?

Thảo Mai12:26:01 03/09/2023
Kính sự phòng có thể xem là một mỏ vàng đối với các thái giám, không những có thể nhận vô số của cải t.iền bạc, mà còn khiến các phi tần trong cung phải sợ hãi nhún nhường.

 5  |  0 Thảo luận  |  

Phát hiện s.úng thần công từ thời Nguyễn

Tin tài trợ
Bảo tàng Hải Phòng vừa tiếp nhận hiện vật được xác định là s.úng thần công có niên đại thế kỷ 19 gắn với công cuộc bảo vệ bờ biển thời nhà Nguyễn.
hạt tiêu playhằng du mụctrần nghiên hy ly hôntôn bằngthơ nguyễnxemesisblackpinkxoài nonlisatrần hiếuhạt tiêuxôn xao dư luậntiểu long nữ