Rèm Ngọc Châu Sa ngập trong thị phi, fan Lưu Vũ Ninh "quậy đục nước" vì điều này
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Tết Đoan Ngọ là ngày Tết truyền thông trong năm của người dân Việt Nam. Tuy không phải là Tết lớn như Tết cổ truyền, nhưng ý nghĩa và tầm quan trọng của nó cũng không phải nhỏ.
Tết Đoan ngọ hay còn gọi là tết Diệt sâu bọ, là một ngày khá quan trọng trong phong tục của người Việt. Tết Đoan ngọ năm 2024 rơi vào thứ 2 ngày 5/5/2024 âm lịch (tức ngày 10/6/2024 dương lịch). Theo quan niệm, vào ngày này người dân sẽ làm lễ cúng tết Đoan ngọ với mong muốn tiêu diệt các loài sâu bọ gây hại cho cây trồng, mong cho mùa màng bội thu.
Tết Đoan ngọ hay còn được gọi là Tết Đoan dương, được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. Đây là một ngày tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc.
Tên Tết Đoan ngọ có nghĩa như sau: "Đoan" có nghĩa là mở đầu, "Ngọ" là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều, ăn Tết Đoan ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ tức là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất. Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã đó chính là "tết diệt sâu bọ". Hiểu đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.
Bên cạnh ý nghĩa diệt sâu bọ phá hoại mùa màng thì người Việt còn cho rằng đây là dịp để giải trừ bệnh tật trong thời điểm giao mùa.
Người xưa quan niệm bộ phận tiêu hóa của con người thường có các loại ký sinh gây hại không phải lúc nào cũng diệt được. Duy có ngày mùng 5/5, các loại ký sinh này thường ngoi lên và đây là thời cơ để con người ăn những thức ăn có vị chua, chát để loại bỏ chúng.
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà gợi ý những việc nên và không nên làm trong ngày tết Đoan ngọ. Theo quan niệm cổ truyền, có thể diệt sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5. Người miền Bắc thường diệt sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm và diệt sâu bọ bằng thức ăn, nhất là bằng rượu nếp, bánh tro, hoa quả...
Với trẻ em: Sáng sớm ngủ dậy khi trẻ còn ở trên giường, cho trẻ ăn hoa quả, ít rượu nếp, trứng luộc, sau đó mới đi đánh răng rửa mặt, rửa chân tay.
Với người lớn: Sáng ngủ dậy phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc, uống một ít rượu (hoặc ăn một bát rượu nếp) cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ không còn.
Một số người chọn cách tắm nước lá từ thiên nhiên vào ngày 5/5 để diệt sâu bọ. Việc này thực hiện sau khi đã ăn rượu nếp. Các loại lá như: lá mùi, tía tô, kinh giới, lá tre... sẽ được đun lên, để nguội rồi dùng để tắm. Người xưa cho rằng tắm lá mùi để mồ hôi toát ra, có cảm giác khoan khoái dễ chịu, thơm tho làm cho con người phấn chấn.
Tết Đoan ngọ là ngày hè nên thời tiết khá oi bức. Người già, trẻ thường đun các loại lá như bưởi, mùi, tía tô, kinh giới, sả, tre... để tắm, xông phòng bệnh cảm mạo. Đặc biệt, phụ nữ còn gội đầu, mong muốn có một mái tóc đen, mượt, dài.
Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, một số việc cần kiêng kỵ trong ngày tết Đoan ngọ như sau. Trong tiếng Hán, giày dép đồng âm với từ "tà", nghĩa là tà khí. Trong ngày thường và đặc biệt là ngày tết Đoan ngọ, để giày dép không đúng, vứt lộn xộn dễ chiêu dụ tà khí.
Trong ngày này, nếu gia chủ đi đâu xa, tránh mua những vật phẩm có hình thù kì quái, không rõ nguồn gốc. Việc này sẽ giúp bạn tránh rước thêm tà khí về nhà. Nếu xuất hành trong ngày này nên tránh xa bệnh viện, đám ma, những nơi âm u... vì những nơi này âm khí quá nặng, dễ chịu bệnh tật, tà khí.
Rơi tiền, bạc trong ngày này tức là rơi mất tài lộc của gia đình bạn. Vì vậy dù đi đâu, bạn hãy giữ ví tiền thật cẩn thận, không nên lơ là. Trước ngày cúng tết Đoan ngọ, tính từ ngày mùng 4/5 âm lịch, ai là người đứng chủ lễ thắp hương cúng cần giữ thân thể sạch sẽ, không ăn các động vật như: cá chép, thịt chó, thịt rắn, thịt mèo, ba ba, rùa, tiết canh ba ba, rượu rắn, rượu cao hổ cốt, mắm tôm, mắm tép...
Về món ăn trong Tết Đoan ngọ. Bánh gio, bánh ú là những món ăn truyền thống quen thuộc, dễ dàng tìm thấy quanh năm. Tuy nhiên, trong dịp Tết Đoan Ngọ - lễ diệt sâu bọ, chúng lại mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Mỗi gia đình đều chuẩn bị những chiếc bánh này để dâng lên tổ tiên và thưởng thức trong bữa cơm ngày lễ, như một phần không thể thiếu của truyền thống văn hóa dân tộc.
Thịt vịt không chỉ là món ăn mang ý nghĩa may mắn trong dịp Tết Đoan Ngọ mà còn là nguồn dinh dưỡng quý giá, giúp cân bằng âm dương, thanh nhiệt và bồi bổ sức khỏe. Vào ngày lễ này, thịt vịt được chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn như vịt nướng, vịt quay, vịt tiềm, cháo vịt hay vịt om sấu, mang đến hương vị đặc trưng và sự đa dạng cho bữa cơm gia đình.
Theo phong tục truyền thống, cơm rượu nếp thường được thưởng thức đầu tiên vào buổi sáng sớm ngày Tết Đoan Ngọ. Người ta tin rằng vị chua chát của cơm rượu có thể loại bỏ vi khuẩn có hại trong dạ dày, mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Cơm rượu nếp được làm từ gạo nếp nguyên hạt được đồ thành xôi, sau đó ủ với men trong ba ngày. Nước rượu tiết ra từ quá trình ủ được hứng lại và trộn với cơm, tạo nên hương vị ngọt ngào, cay nhẹ đặc trưng. Món ăn này không chỉ hấp dẫn người lớn mà còn được trẻ em yêu thích bởi vị ngon dễ ăn và hương thơm khó cưỡng.
Triệu Lộ Tư lộ 'tính bẩn' với Lưu Vũ Ninh, phim mới gặp họa vì đắc tội anti? Mỹ Hoa1 tháng trướcLên sóng cùng thời điểm với Vĩnh Dạ Tinh Hà, Rèm Ngọc Châu Sa vốn là bộ phim được kỳ vọng có thành tích cao hơn. Tuy nhiên sau một thời gian ra mắt khán giả, phim lộ loạt nhược điểm trong kịch bản, góc quay cũng như diễn xuất của dàn diễn...
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo