Cụ ông 85 tuổi già yếu còn ham đi "mua hoa", bị bắt nói câu cảnh sát "bó tay"
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Gần đây, trên các diễn đàn mạng đang bàn tán một đoạn clip về một nữ shipper bật khóc vì bị trộm mất xe vào tối muộn. Netizen đã nhanh chóng tìm được câu chuyện phía sau đó.
Mới đây, đoạn video ghi lại cảnh "nữ shipper giậm chân gục đầu khóc nức nở vì bị cướp xe giao đồ ăn giữa đêm khuya" đã thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng Trung Quốc.
Cùng lúc đó, một bài đăng được lan truyền trên mạng xã hội như sau:
"Tiểu Liên, cô gái trẻ 20 tuổi đến từ Vân Nam, đang là sinh viên đại học, vì điều kiện gia đình không tốt nên nhân dịp nghỉ hè đã làm shipper kiếm thêm chút tiền trang trải cuộc sống...
Tối hôm đó, đang đi giao đồ ăn thì bị đánh cắp chiếc xe điện. Cô gái giãy nảy rồi gục mặt bên cạnh cột đèn đường khóc lóc thảm thiết. Cô la lớn: Cướp xe còn chưa đủ, còn lấy luôn cả thùng đồ ăn có mấy đơn chưa giao!".
Nhiều cư dân mạng đã lên tiếng đồng cảm với cô gái: "Kẻ trộm xe của cô gái thật quá xấu xa. Mong cảnh sát vào cuộc giúp đỡ".
Tuy nhiên, thông tin công bố ngay sau đó của cảnh sát Côn Minh đã khiến cư dân mạng ngỡ ngàng.
Theo đó, thông qua quá trình điều tra, cảnh sát xác minh đoạn video này đã được dàn dựng, không phải người thật việc thật. Hiện tại đương sự đang thực hiện công tác phối hợp với cảnh sát địa phương để làm rõ vụ việc.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc "nữ shipper" có thể phải đối mặt với hình phạt theo quy định của pháp luật.
Sau khi vụ dàn dựng của "Tiểu Liên" bị phanh phui, cư dân mạng Trung Quốc đã liên tục báo cáo hàng loạt video tương tự theo chủ đề "nữ shipper bị đánh cắp xe điện rồi gục mặt xuống đường khóc lóc bên cột đèn".
Được biết, việc dàn dựng video tạo thông điệp xấu không còn là điều mới lạ trên khắp các trang mạng xã hội Trung Quốc. Trước đó, vụ "cô gái ở Hồ Nam dàn dựng bị người lạ bắt tiếp rượu trong nhà hàng" đã bị cảnh sát xử lý. Nữ blogger bị bắt giữ và kênh tài khoản đăng tải đoạn clip đó đã bị xóa.
Chưa hết, còn có một vụ "nổi cộm" hơn. Đó là đoạn clip "nam blogger quyên tặng bà cụ số tiền 3.000 NDT để quay clip rồi sau đó lấy lại 2.800 NDT".
Vụ việc này diễn ra ở một vùng quê nghèo trên núi Đại Lương (Tứ Xuyên, Trung Quốc). Nam blogger này đã đến ngôi nhà của bà cụ sống cùng đứa cháu mồ côi cha mẹ, để làm nội dung về "cứu trợ người nghèo". Trong đoạn clip, nam blogger này đã trao tặng cho bà cụ 3.000 NDT (gần 10 triệu đồng). Trong quá trình này, nhiều người thuộc nhóm của nam blogger còn đứng phía sau ống kính nhắc nhở bà cụ nên nói gì và làm gì. Nhưng ngay sau khi ống kính ngừng quay, nam blogger đã lấy lại 2.800 NDT (hơn 9,2 triệu đồng), bà cụ được nhân 200 NDT (gần 800 nghìn đồng) xem như tiền công.
Vụ việc đã được cảnh sát địa phương tiếp nhận xử lý. Nhóm người của nam blogger đã nhận hình phạt thích đáng bởi chiêu trò dàn dựng, lợi dụng sự đồng cảm của cư dân mạng để thu hút lượt tương tác.
Đứng trước tình hình các vụ dàn dựng làm quay clip với mục đích "câu view câu like" này, phía cảnh sát Trung Quốc đã lên tiếng nhắc nhở: "Mạng xã hội không phải vùng ngoại lệ của pháp luật. Cố tình tạo dựng tình huống gây hoang mang dư luận, mang thông điệp tiêu cực sẽ bị trừng trị thích đáng theo pháp luật. Yêu cầu người dùng mạng phát ngôn và sáng tạo nội dung có cơ sở xác đáng, không lan truyền thông tin chưa rõ ràng, gây hại cho xã hội".
Đối chiếu lại vấn nạn này trong môi trường sử dụng mạng xã hội hiện nay ở nước ta, trường hợp dàn dựng "nội dung bẩn", không chính thống nhằm mục đích câu view và tăng tương tác đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ.
Vấn nạn tràn lan các video có nội dung vô nghĩa, kích động trên mạng xã hội nhằm thu hút lượng người xem để kiếm tiền cũng đã xảy ra.
Thậm chí, một số cá nhân cố gắng làm mọi cách để nổi tiếng trên mạng xã hội, kể cả việc vi phạm pháp luật, sản xuất nội dung phản cảm, thiếu tính giáo dục, giả mạo thông tin, ...
Theo như quy định được ban hành, hành vi chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.
Mức xử phạt trên áp dụng đối với tổ chức vi phạm, nếu cá nhân vi phạm thì mức phạt sẽ bằng 1/2 (Theo Điều 4 Nghị định 15).
Cho nên đối với trường hợp cá nhân có hành vi chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật, xuyên tạc như vừa nêu trên thì sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.
Đồng thời buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm.
Vụ NV ngân hàng bị bắt ghen: Vợ 'quay xe' kêu cứu, bé 3 hí hửng, thiếu chứng cứ? Kim Oanh15:16:41 04/01/2025Liên quan vụ nữ nhân viên ngân hàng bị đánh ghen, bà T. (người vợ) sau khi nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật, mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật.
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo