Vương Trinh Nghi - Nữ khoa học gia thời Thanh: Am tường toán học thiên văn, tư duy vượt xa thời đại

Hoàng Anh13:57 31/08/2022

 3  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Được mệnh danh là " Marie Curie của Trung Quốc", Vương Trinh Nghi đã trở thành ngôi sao sáng trong lĩnh vực khoa học. Bà là một phụ nữ toàn năng, tinh thông thiên văn, toán học, địa lý, y học và thơ ca.

Vương Trinh Nghi - Nữ khoa học gia thời Thanh: Am tường toán học thiên văn, tư duy vượt xa thời đại - Hình 1

Vào năm thứ 33 của triều đại Hoàng đế Càn Long (1768), Vương Trinh Nghi sinh ra trong một gia đình có công danh học thức ở Giang Tô.

Ông nội của bà là Vương Giả Phụ từng làm tri phủ với nguyên tắc vàng: "Quan thanh liêm, thương dân như con, xem phủ như nhà".

Cha của bà, Vương Tích Sâm từng làm quan huyện thừa, vì nhiều lần thất bại trong các kỳ thi của triều đình, ông đã chuyển sang nghiên cứu y học và trở thành bác sĩ nổi tiếng một phương.

Lớn lên trong một gia đình gia giáo, Vương Trinh Nghi từ nhỏ may mắn nhận được sự giáo dục rất tốt. Tuy nhiên, trong thời kỳ xã hội phong kiến cổ đại Trung Quốc, môi trường gia đình học tập như vậy vẫn chưa đủ để tạo nên nhà khoa học nữ có kiến thức phi thường. Nếu không có những trải nghiệm sau này, Vương Trinh Nghi có lẽ đã trở thành một nhân vật tiểu thư đài các như Lâm Đại Ngọc trong "Hồng Lâu Mộng".

Năm 1779, Vương Giả Phủ qua đời ở Đông Bắc khi bị đày đến Cát Lâm vì tội ăn nói phạm thượng, để lại cả một kho tàng trí thức gồm 75 tủ đựng sách cực lớn cho Vương Trinh Nghi, khi đó bà chỉ mới 11 t.uổi.

Vương Trinh Nghi - Nữ khoa học gia thời Thanh: Am tường toán học thiên văn, tư duy vượt xa thời đại - Hình 2

Không chỉ có các tác phẩm văn học phong phú, mà còn có sách của những bậc thầy khoa học thời xưa như Tổ Xung Chi, Tăng Nhất Hành, Quách Thủ Kính (một nhà thiên văn học, kỹ sư thủy lợi, nhà toán học và chính trị gia người Trung Quốc, sống vào thời nhà Nguyên)... Trong đó sách của Tổ Xung Chi có giá trị to lớn vì ông là nhà khoa học nổi tiếng thời Nam Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc, cũng là người đầu tiên trên thế giới tính được số pi chính xác đến 7 chữ số thập phân cùng nhiều phát minh khoa học xuất sắc khác.

Vương Trinh Nghi - Nữ khoa học gia thời Thanh: Am tường toán học thiên văn, tư duy vượt xa thời đại - Hình 3

Dưới sự dạy dỗ của ông nội và cha, Vương Trinh Nghi đã không làm họ thất vọng. Với bộ sưu tập sách đồ sộ do ông nội để lại, bà ngày đêm đắm chìm trong bể tri thức. Thậm chí, bà còn viết câu "Đời người học hành làm gì có nghèo khổ, trong khi nắm giữ tri thức là báu vật trân quý" để khích lệ chính mình.

Vương Trinh Nghi - Nữ khoa học gia thời Thanh: Am tường toán học thiên văn, tư duy vượt xa thời đại - Hình 4

5 năm sau khi ông nội qua đời, Vương Trinh Nghi gần như đọc hết kho tàng sách mà ông để lại. Năm 16 t.uổi, bà từ Đông Bắc trở về quê hương ở Giang Tô với cha mẹ, sau đó theo cha và bà nội để hành y khắp nơi.

Từ Đông Bắc đến Giang Tô, lại từ Nam Kinh đến Bắc Kinh, sau đó đến Thiểm Tây, Hồ Nam, và thậm chí về phía Đông của Quảng Đông. Trong hơn 2 năm, bà đã đi chu du tứ phương, quãng đường hành trình dài đến mức đếm không xuể.

Trải nghiệm hết nhân tình thế thái, phong tục tập quán và nét văn hóa ở nhiều địa phương đã giúp Vương Trinh Nghi phá bỏ hoàn toàn những hạn chế trong lối tư duy của những người phụ nữ bình thường.

Có thể nói Vương Trinh Nghi là nhân vật đại diện tranh đấu cho sự bình đẳng của nữ giới sớm nhất thời nhà Thanh.

Vương Trinh Nghi - Nữ khoa học gia thời Thanh: Am tường toán học thiên văn, tư duy vượt xa thời đại - Hình 5

Sau khi "đọc mười vạn quyển sách và đi bộ vạn dặm", Vương Trinh Nghi, lúc này 18 t.uổi, trở về Nam Kinh lập nghiệp.

5 năm ở Cát Lâm, vừa nghiên cứu những cuốn sách của ông nội để lại, vừa học cưỡi ngựa và võ thuật từ một người phụ nữ trong quân đội Mông Cổ địa phương. Thậm chí, bà đã đạt đến trình độ "cưỡi ngựa phóng dây, phi nước đại chạy như bay".

Vương Trinh Nghi - Nữ khoa học gia thời Thanh: Am tường toán học thiên văn, tư duy vượt xa thời đại - Hình 6

Vì vậy, trở lại Nam Kinh, bà bắt đầu tự do nghiên cứu và khám phá khoa học của riêng mình.

Bắt đầu là toán học mà ông nội đã dạy từ nhỏ. Từ 13 tập của "Đức phong đình sở tập" của Vương Trinh Nghi để lại, chúng ta có thể phát hiện nghiên cứu của bà liên quan đến các hàm lượng giác và định lý Pitago.

Vương Trinh Nghi - Nữ khoa học gia thời Thanh: Am tường toán học thiên văn, tư duy vượt xa thời đại - Hình 7

"Lời giải Tam giác Pitago" chiếm một phần đáng kể trong nghiên cứu của bà, phân tích chi tiết các công thức hàm số lượng giác đến từ phương Tây mà lúc đó chưa một ai hiểu hết. Những nghiên cứu này có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của số học Trung Quốc.

Vương Trinh Nghi nhận thức sâu sắc điểm này, vì vậy bà không chỉ cố gắng lý giải "Tây học", mà còn đơn giản hóa và biên tập lại "Mai thị toán học" của Mai Văn Đỉnh, bộ công trình nghiên cứu vốn được ông nội bà rất coi trọng.

Bà đã tổng hợp "Tính lịch" thành "Giản hóa tính lịch" và điều chỉnh "Trù toán nguyên bản" (số học tính bằng que) của Mai Văn Đỉnh thành "Diễn giải trù toán". Điều đáng tiếc là hai tác phẩm này tổng cộng 7 cuốn đều đã bị thất lạc.

Vương Trinh Nghi - Nữ khoa học gia thời Thanh: Am tường toán học thiên văn, tư duy vượt xa thời đại - Hình 8

Trong lĩnh vực thiên văn, Vương Trinh Nghi đã để lại những tác phẩm như "Biện giải tuế sai trục" (hay chính là Tiến động trục quay, sự biến thiên rất chậm và liên tục của định hướng trục quay của một thiên thể), "Phân biệt Hoàng đạo và Xích đạo" và "Luận trái đất hình tròn".

Những gì Vương Trinh Nghi đã làm là tổng hợp các lý thuyết của Ngu Hỷ, Tổ Xung Chi, Tăng Nhất Hành, Quách Thủ Kính và những người t.iền nhiệm khác, đồng thời kết hợp lịch của Trung Quốc và phương Tây, cuối cùng đưa ra một kết luận chính xác hơn rằng "cứ 70 năm, ngày đông chí lùi lại 1 độ".

Vương Trinh Nghi - Nữ khoa học gia thời Thanh: Am tường toán học thiên văn, tư duy vượt xa thời đại - Hình 9

Điều quan trọng hơn là Vương Trinh Nghi đã xác nhận tính đúng đắn của thuyết "trái đất hình cầu" thông qua các "thí nghiệm đất" khác nhau trong khi thuyết "trời tròn và đất vuông" vẫn còn phổ biến vào thời điểm đó. Đây chính là một nhận thức khoa học rất tiên tiến vào giữa thời nhà Thanh.

Chính vì lý do này mà trong công trình nghiên cứu tiếp theo, Vương Trinh Nghi đã giải thích một cách chính xác mối quan hệ vị trí của mặt trời, trái đất và mặt trăng khi xảy ra Nhật thực và Nguyệt thực cùng với nguyên nhân của các hiện tượng thiên văn này. Sau đó bà đã viết cuốn "Lý giải Nguyệt thực" để hậu thế học hỏi.

Nên nhớ rằng, dân gian Trung Quốc thời điểm đó luôn tin: "Thiên cẩu ăn mặt trăng là một điềm xấu". Từ đó có thể thấy những suy nghĩ và kết quả nghiên cứu của Vương Trinh Nghi vượt ra ngoài giới hạn thời gian và không gian.

Vương Trinh Nghi - Nữ khoa học gia thời Thanh: Am tường toán học thiên văn, tư duy vượt xa thời đại - Hình 10

Trong bối cảnh đó, thành tích nghiên cứu của Vương Trinh Nghi được lan truyền sang vùng đất phương Tây xa xôi thông qua các nhà truyền giáo. Nhờ đó, bà đã trở thành một ngôi sao sáng trong lĩnh vực khoa học, được mệnh danh là "Marie Curie của Trung Quốc".

Song, bất hạnh thay, Vương Trinh Nghi qua đời vì bạo bệnh ở t.uổi 29. Một số lượng lớn bản thảo kết quả nghiên cứu khoa học cũng bị thất lạc sau đó, chỉ một phần rất nhỏ còn sót lại nhưng cũng đủ để chúng ta thấy được sự vĩ đại của bà.

Nhìn lại cuộc đời của Vương Trinh Nghi, nhiều người có thể cho rằng bà chưa có thành quả nghiên cứu khoa học đột phá nào. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xem xét rằng do hoàn cảnh hạn chế của thời đại, Vương Trinh Nghi, một phụ nữ trong thời kỳ phong kiến, đã tạo ra nhiều kết quả nghiên cứu ở t.uổi 29, đủ để chứng minh khả năng phi thường của bà.

Năm 1994, Tổ Công tác Danh mục Hệ thống Hành tinh của Liên minh Thiên văn Quốc tế (IAU) đã đặt tên cho hố vòm mới được phát hiện trên Sao Kim theo tên "Vương Trinh Nghi". Qua đó có thể thấy, tầm ảnh hưởng của bà trong cộng đồng khoa học quốc tế vượt xa sức tưởng tượng của những người bình thường.

Vương Trinh Nghi - Nữ khoa học gia thời Thanh: Am tường toán học thiên văn, tư duy vượt xa thời đại - Hình 11

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Thơ ca hòa điệu

Tin tài trợ
Nhạc sĩ Hoài An và nhà thơ Lâm Xuân Thi vừa phối hợp ra mắt album Thơ ca - một sản phẩm thơ nhạc đậm chất trữ tình với những giai điệu da diết, mang tính tự sự, đong đầy yêu thương. 

Chiêm ngưỡng mặt trăng tròn lớn nhất, gần Trái Đất nhất vào tối nay

Tin tài trợ
Tối nay, những người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú với mặt trăng tròn lớn nhất, sáng nhất, gần Trái Đất trong năm 2022

N.ữ s.inh mang bộ nail nhọn hoắt đi thi gây xôn xao: 'Em quen rồi, vẫn viết tốt'

Tin tài trợ
Theo đó, n.ữ s.inh này là Huỳnh Ngọc Thảo Vy, học sinh lớp 12 trường Marie Curie. Ngày đầu tiên thi tốt nghiệp THPT, Thảo Vy đến khá sớm, tranh thủ ăn sáng và trò chuyện cùng bạn bè

Hàng triệu sao chổi sẽ rơi xuống Trái đất gây ngày tận thế?

Tin tài trợ
Trái đất có thể bị lấp đầy bởi những sao chổi ngổ ngáo c.hết người chỉ trong hơn 1 triệu năm nữa, khi một ngôi sao lang thang đi vào vùng ngoài của Hệ Mặt trời, theo các nhà khoa học

Hà Nội: Công viên Thiên văn học trị giá hàng trăm tỷ bỏ hoang kỳ lạ sau 2 năm hoàn thành

Tin tài trợ
Sau 2 năm kể khi hoàn thành, công viên Thiên văn học vẫn chưa một lần mở cửa, trở thành nơi vứt rác và nghỉ chân của người nhặt ve chai

Mùa bế giảng nào, dàn n.ữ s.inh Marie Curie cũng làm người ta ngẩn ngơ trong tà áo dài trắng

Tin tài trợ
Sáng ngày 28/5, trường THPT Marie Curie đã long trọng tổ chức lễ bế giảng năm học 2021 - 2022. Bao nhiêu mong ước đã được viết ra, bao nhiêu lời chúc đã được gửi đến bạn bè, thầy cô và nhà trường. Dù hôm nay có là ngày cuối cùng của các cô, cậu học sinh lớp 12, nhưng...

Bảy thành phố đặc biệt- Nơi phụ nữ đã thay đổi thế giới

Tin tài trợ
Mặc dù ở nhiều nơi, những đóng góp của phụ nữ vẫn chưa được chú ý. Nhưng ở một số nơi khác, những người phụ nữ nổi tiếng đã để lại những dấu ấn không thể xóa nhòa trên các thành phố riêng của họ và trên thế giới

Những sự kiện thiên văn kỳ thú trong năm 2022

Tin tài trợ
Bầu trời năm 2002 hứa hẹn xuất hiện nhiều hiện tượng thiên văn thú vị và dễ theo dõi bằng mắt thường mà không cần các thiết bị hỗ trợ, nếu điều kiện thời tiết phù hợp

Lần đầu quan sát được ngôi sao khổng lồ 'giãy c.hết' theo thời gian thực

Tin tài trợ
Cái c.hết của một ngôi sao là một trong những sự kiện kịch tính và dữ dội nhất trong vũ trụ. Các nhà thiên văn học đã qua sát được khoảng thời gian “giãy c.hết” này khi một ngôi sao khổng lồ nổ tung, chấm dứt sự tồn tại

Làng vui - gameshow dành cho người nông dân thời đại 4.0 có gì hấp dẫn?

Tin tài trợ
Gameshow thú vị Làng vui sẽ lên sóng VTV3 số đầu tiên vào 13h00 ngày thứ Bảy (4/12) trên kênh VTV3

Nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ sắp xuất hiện

Tin tài trợ
Nguyệt thực một phần dự kiến kéo dài khoảng 3 giờ đồng hồ, được cho là dài nhất thế kỷ sẽ diễn ra vào ngày 19/11

Những nhà khoa học nữ có nhiều thành tựu 

Tin tài trợ
Marie Curie, Rosalind Franklin hay Dorothy Crowfoot Hodgkin là những phụ nữ có nhiều đóng góp to lớn trong các lĩnh vực khoa học, góp phần làm thay đổi thế giới.
đàm trúcsoanh - diệplỗi cônnam emliveshow đàm vĩnh hưngjenniemẹ thủy tiênmèo béomet gala.baeksangtriệu lệ dĩnh