Xuân Son gây xúc động ngày ra viện, bất ngờ vượt mặt Sơn Tùng, lộ thêm tin sốc
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Không chỉ là "quê hương" thứ hai của Xuân Son, nơi đây còn là tỉnh thành sở hữu kho tàng văn hóa, di tích và di sản. Nam Định là cái nôi của triều đại phong kiến thịnh vượng bậc nhất suốt lịch sử nước ta.
Sau khi kết thúc giải đấu ASEAN Cup 2024, Nguyễn Xuân Son là cái tên nhận được nhiều sự quan tâm từ người hâm mộ. Nguyễn Xuân Son là cầu thủ nhập tịch, tên nước ngoài là Bezerra Fernandes Rafaelson, 27 tuổ.i. Anh đã ghi tên mình vào lịch sử bóng đá Việt Nam khi trở thành cầu thủ nhập tịch đầu tiên ra sân cho đội tuyển Việt Nam tại giải đấu chính thức. Không những thế, với tài năng của mình, Xuân Son còn giành cú đúp danh hiệu Vua phá lưới và Cầu thủ xuất sắc nhất ASEAN Cup 2024.
Trước đó, ngày 15/10/2024, anh được trao quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam tại Sở Tư pháp Tỉnh Nam Định. Sau khi nhận quyết định, Xuân Son xúc động phát biểu: "Cả gia đình tôi đang sống ở Việt Nam. Với tôi, đây là quê hương thứ hai. Tôi thật sự rất hạnh phúc khi được trở thành công dân Việt Nam.
Tôi xin cảm ơn Ngài Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, lãnh đạo các cơ quan bộ ngành Việt Nam, Tỉnh Nam Định, CLB Thép Xanh Nam Định đã hỗ trợ tôi để biến ước mơ thành hiện thực. Tôi xin hứa sẽ chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật Việt Nam và nỗ lực hết sức mình để cống hiến cho bóng đá Việt Nam".
Hiện nay, gia đình Xuân Son đang sinh sống ở TP. Nam Định. Anh chàng 27 tuổ.i đá cho CLB Thép Xanh Nam Định. Không chỉ là "quê hương" thứ hai của Xuân Son, Nam Định còn là tỉnh thành thấm đẫm văn hóa, di tích và di sản.
Nơi có hơn 1.300 di tích
Nam Định nằm ở trung tâm vùng phía Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, là nơi phát tích của vương triều Trần - triều đại thịnh trị bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Đây là vùng đất đậm đặc di tích, di sản. Toàn tỉnh Nam Định có hơn 1.300 di tích, trong đó có hai di tích quốc gia đặc biệt (gồm Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Trần và chùa Phổ Minh và Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Keo Hành Thiện).
Nếu đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu. Đền Trần có nghi lễ khai ấn đêm 14 tháng Giêng, Phủ Dầy gắn với chợ Viềng mỗi năm họp một phiên.
Nam Định có một di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, hàng chục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia như hát ca trù, nghi lễ chầu văn lễ hội Phủ Dầy, Lễ hội Đền Trần, Lễ hội chùa Keo Hành Thiện, nghề sơn mài Cát Đằng, phở Nam Định...
Tỉnh Nam Định có ba tôn giáo chính là Phật giáo, Thiên Chúa giáo và Tin lành. Hơn 800 ngôi chùa trải khắp tỉnh, lâu đời nhất là chùa Tháp Phổ Minh, nằm trong quần thể Di tích lịch sử văn hóa đặc biệt đền Trần - Chùa Tháp. Đây là ngôi chùa vừa thờ Phật vừa thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông - vị vua thứ ba của triều Trần.
Nam Định có hơn 660 ngôi thánh đường. Giáo phận Bùi Chu nằm trọn trong địa bàn 6 huyện phía Nam sông Đào của tỉnh Nam Định, tập trung phần lớn số lượng giáo xứ, giáo dân ở tỉnh. Các làng nghề tại thành Nam cũng phong phú. Nơi đây quy tụ gần 100 làng nghề truyền thống, trong đó có nhiều làng nghề nổi tiếng như đúc đồng Tống Xá, chạm khắc gỗ La Xuyên, ươm tơ Cổ Chất, dệt Cự Trữ, cây cảnh Vị Khê...
Quê hương của triều đại phong kiến thịnh trị bậc nhất nước ta
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1225, dưới sự sắp xếp của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, mở ra triều đại nhà Trần - triều đại phong kiến thịnh trị bậc nhất nước ta. Trần Cảnh lên ngôi vua và lấy hiệu là Thái Tông. Trần Thái Tông là con thứ của Trần Thừa, mẹ họ Lê, quê ở làng Tức Mặc, nay thuộc phường Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định.
Từ năm 1239, vua Trần Thái Tông đã cho xây dựng một hành cung ở quê hương Tức Mặc, để tiện việc thăm lại quê nhà. Đến năm 1262, Thái Thượng hoàng Trần Thái Tông đến hành cung này tổ chức yến tiệc cho dân chúng và nâng cấp làng thành phủ Thiên Trường. Ông cũng cho dựng tiếp cung Trùng Quang, nơi cho các vua đã nhường ngôi cư trú, đồng thời xây thêm một cung riêng cho các vua đương triều khi về thăm Thái Thượng hoàng.
Hơn 700 năm trôi qua, cung điện cũ đã không còn. Ngày nay, khu di tích đền Trần gồm ba công trình chính được xây dựng trên nền cung điện xưa: đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Tại đền Thiên Trường thờ 14 vua Trần; đền Cố Trạch thờ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và gia đình; còn đền Trùng Hoa thờ tượng đồng của 14 hoàng đế nhà Trần cùng bài vị của hội đồng các quan.
Nhiều lễ hội đặc sắc
Lễ hội đền Trần là một trong những lễ hội được tổ chức với quy mô lớn và thu hút đông đảo khách tham quan từ mọi miền Tổ quốc. Đền Trần gồm ba công trình kiến trúc nổi bật là đền Thiên Trường (đền Thượng), đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa.
Lễ khai ấn ở đền Trần bắt đầu vào khoảng thế kỷ XIII đời nhà Trần vào năm 1239. Đây là nghi lễ tổ tiên của dòng họ nhà Trần. Cũng tại Phủ Thiên Trường, các vua Trần tổ chức tiệc chiêu đãi và phong hầu cho các vị quan có công với đất nước. Từ khi giặc Mông xâm lược thì lễ hội bị gián đoạn, đến năm 1269 mới được vua Trần Thánh Tông mở lại.
Từ đó, lễ khai ấn Đền Trần diễn ra vào rằm tháng Giêng, thường vào ban đêm từ 23h ngày 14 tháng Giêng đến rạng sáng Rằm tháng Giêng. Ông Nguyễn Đức Bình - Trưởng Ban quản lý di tích đền Trần, chùa Tháp - cho Tiề.n Phong biết lễ hội đền Trần năm 2024 đón khoảng một triệu du khách, gần 30 vạn ấn đã được phát. Năm nay, đêm khai ấn đền Trần diễn ra dưới trời mưa lớn nhưng khách thập phương vẫn thức xuyên đêm, đội mưa chờ phát ấn.
Đã thành lệ vào mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng, du khách nô nức về Nam Định trẩy hội chợ Viềng. Theo quan niệm từ xưa, phiên chợ này có ý nghĩa "mua may bán rủi". Tương truyền có hai vị tướng hành quân khi đến đất Nam Giang thì ngựa bị hỏng móng phải dừng lại. Nhân tiện có làng Vân Chàng nổi tiếng với nghề rèn truyền thống, họ nhờ bà con rèn lại móng ngựa và vũ khí mang theo. Trong khi chờ đợi, hai vị tướng ra lệnh cho lính lập đàn loan tin chiến thắng.
Dân chúng ở khắp các xã, thôn lân cận đem trâu, bò về mổ ở làng Vân Chàng ăn mừng. Từ sự kiện đó, bà con huyện Nam Trực lấy đêm mồng 7 và sáng mồng 8 tháng Giêng làm ngày hội họp đầu xuân để tưởng nhớ hai vị tướng. Chợ Viềng cũng là dịp để bà con trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt và trưng bày, mua bán sản phẩm của các làng nghề truyền thống. Chữ Viềng trong chợ Viềng có nghĩa "về", là "vầy", sum vầy, hội tụ chung vui. Khách tới chợ Viềng không cần mặc cả. Người dân quan niệm việc người bán không nói thách, người mua không mặc cả sẽ mang tới may mắn, thuận lợi cho cả đôi bên.
Xuân Son kỳ tích giảm 6kg, sẽ xuất viện, chủ bếp Nam Định nấu 2 món chiêu đãi Minh Lan13:47:18 18/01/2025Sau khi kiêng bánh chuối và ăn theo chế độ do bác sĩ chỉ định, cuối cùng Xuân Son cũng lập kì tích giảm được 6 kí, sức khỏe của nam cầu thủ chuyển biến rất tốt. Cô chủ bếp ở Nam Định cũng mong ngóng ngày Xuân Son trở lại để nấu...
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
7 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
7 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo