Nguyễn Sin vạch trần Tịnh thất Bồng Lai, "con trai" tuyên bố sốc về thầy ông nội
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An cùng các cơ quan tố tụng khác đã đến làm việc với nhóm người đang ở " Tịnh thất Bồng Lai". Nội dung làm việc vẫn chưa được cơ quan chức năng công bố.
Ngày 14/3, Công an tỉnh Long An đã có giấy triệu tập luật sư Đào Kim Lân và Đặng Đình Mạnh (cùng Đoàn luật sư TPHCM) liên quan đến tin báo về tội phạm từ Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05 - Bộ Công an).
Ông Lân, Mạnh cùng 3 luật sư khác từng tham gia bào chữa cho các bị cáo trong vụ trong vụ án lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân xảy ra tại Tịnh thất Bồng Lai.
VTCNews đưa tin, theo Đại tá Lâm Minh Hồng, từ tin báo của A05, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An đã gửi thư mời cho 1 luật sư đến làm việc, tuy nhiên, người này đã không đến. Sau đó, Cơ quan CSĐT gửi giấy triệu tập 2 luật sư đến làm việc.
Trong tin báo của A05 gửi Công an tỉnh Long An nêu rõ: "Thực hiện công tác quản lý Nhà nước và đấu tranh phòng chống tội phạm sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, A05 phát hiện một số cá nhân, trong đó có luật sư Đào Kim Lân đã có hành vi phát tán trên không gian mạng qua đoạn video clip những hình ảnh, lời nói, bài viết có dấu hiệu tội phạm lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân.".
Liên quan tới sự việc trên, ngày 7/3, luật sư Phan Trung Hoài (Phó chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam) có công văn gửi giám đốc Công an tỉnh Long An về việc xem xét đường lối xử lý liên quan đến hoạt động hành nghề và ứng xử của một số luật sư trong vụ án xảy ra tại Tịnh thất Bồng Lai.
Trước đó, ngày 28/2, luật sư Đào Kim Lân có đơn đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam hỗ trợ liên quan đến quá trình hành nghề trong vụ án Tịnh thất Bồng Lai. Trong đơn, ông Lân thừa nhận mình và một số luật sư khác có sử dụng kênh truyền thông "Nhật ký Luật sư" trên nền tảng mạng xã hội YouTube để ghi chép hoặc phát trực tiếp các hoạt động, hành trình, ý kiến, văn bản liên quan trong một số vụ án mà các luật sư tham gia, trong đó có vụ án Tịnh thất Bồng Lai.
Đại diện Liên đoàn luật sư đã làm việc với ông Lân cùng một số luật sư tham gia bào chữa trong vụ án Tịnh thất Bồng Lai và đề nghị nhóm luật sư này gỡ bỏ ngay các video trên kênh YouTube nói trên. Hiện những video trên đã được ông Lân gỡ bỏ.
Liên đoàn luật sư cho biết sẵn sàng phối hợp và cử đại diện làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Long An trong trường hợp cần thiết (hoặc khi có yêu cầu) nhằm xác minh, làm rõ vụ việc nêu trên. Đồng thời, liên đoàn luật sư đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Long An có hướng giải quyết vụ việc một cách thận trọng, khách quan theo đúng thẩm quyền, phù hợp với quy định của pháp luật.
Về phía nhóm người trong Tịnh Thất Bồng Lai, sau khi xét xử, TAND tỉnh Long An bác kháng cáo kêu oan, tuyên y án 5 năm tù đối với ông Lê Tùng Vân, 90 tuổi. Các bị cáo còn lại cũng bị giữ nguyên mức án 3-4 năm cùng về cùng tội danh.
Trước đó, cơ quan tố tụng tỉnh Long An khởi tố vụ án để điều tra về 3 tội danh "loạn huyết thống", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ" tại cơ sở này. Thời điểm đó, Công an tỉnh Long An cho biết, ông Lê Tùng Vân có dấu hiệu phạm cả 3 tội này. Tuy nhiên, đến thời điểm này, bị cáo mới bị đưa ra xét xử, nhận phán quyết về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ".
Một diễn biến khác liên quan, cơ quan chức năng đã giám định ADN 28 người liên quan và thông báo đến các bị cáo kết quả cụ thể. Việc trưng cầu giám định ADN được đưa ra để làm rõ cuộc sống và mối quan hệ rất phức tạp của ông Lê Tùng Vân với một số người trong Tịnh thất.
Cơ sở này có 18 người cư trú, trong đó có 6 trẻ em, được công bố là trẻ mồ côi nhưng thực chất đều sinh sống cùng mẹ ruột (không có thông tin về người cha) tại đây. Nghi vấn đặt ra khi đó là đa số các em đều là con cháu có quan hệ huyết thống với ông Vân.
Nhận định về sự việc, luật sư Đặng Văn Cường - Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng, nếu kết quả giám định ADN cho thấy những người sống trong Tịnh Thất Bồng Lai có mối quan hệ huyết thống với nhau thì việc khởi tố thêm hai tội danh là tội "loạn huyết thống" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" là có căn cứ.
Tuy nhiên Cơ quan điều tra chưa công bố cụ thể kết quả giám định ADN đối với từng người là để bảo vệ bí mật đời tư cá nhân của công dân, đặc biệt là những đứa trẻ sống ở Tịnh Thất Bồng Lai.
"Nếu công khai quá chi tiết, có thể làm tiết lộ thông tin về danh tính trẻ, nguy cơ ảnh hưởng đến tương lai, cuộc sống của các em. Vì vậy, việc giữ bí mật thông tin đời tư cá nhân, trong đó có bí mật về kết quả giám định ADN là cần thiết, phù hợp với pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế", luật sư Cường nói.
Vị luật sư nhấn mạnh, những đứa trẻ liên quan đến vụ án này, dù kết quả giám định ADN thế nào đi nữa, cũng hoàn toàn vô tội. Các em cần được đối xử bình đẳng, tránh việc bị kỳ thị. Ngoài ra, cần có sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thể để các em có cơ hội học tập, lao động, phát triển bản thân.
Vợ thầy ông nội Tịnh Thất Bồng Lai qua đời khi tại ngoại, em ruột hé lộ tin sốc! Đình Như10:32:06 29/07/2024Tối 28/7, Công an tỉnh Long An cho biết bị can Lê Thu Vân (SN 1957, vợ ông Lê Tùng Vân) đã qua đời. Bà Vân là bị can trong vụ án Tịnh thất Bồng Lai, được cho tại ngoại và hiện trú tại hộ Cao Thị Cúc.
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
8 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo