TP HCM phạt hơn 6 tỷ đồng lỗi vi phạm giao thông mỗi ngày
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Công an tỉnh Sóc Trăng khẳng định, sẽ tiếp tục xác minh, làm rõ để xử lý nghiêm trên quan điểm không bao che sai. "Trước mắt, hành vi của cán bộ, chiến sĩ trong Tổ tuần tra nêu trên là vi phạm quy tắc ứng xử.
Chiều 29/9, trao đổi với báo chí, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, lãnh đạo Bộ Công an đã nhận được báo cáo của Công an tỉnh Sóc Trăng về việc một số CBCS Công an thị xã Vĩnh Châu vi phạm nghiêm trọng quy trình công tác và vi phạm lễ tiết, tác phong trong khi thi hành công vụ; có biểu hiện vi phạm pháp luật.
"Lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Công an tỉnh Sóc Trăng làm rõ vụ việc và xử lý nghiêm minh những cá nhân vi phạm", Trung tướng Tô Ân Xô thông tin.
Chiều 29/9, Công an tỉnh Sóc Trăng cũng có thông cáo báo chí vụ "clip Công an đánh tới tấp hai thiếu niên đi xe máy". Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết, trước mắt hành vi của các cán bộ, chiến sỹ trong tổ tuần tra có liên quan đến vụ đánh hai thiếu niên là "vi phạm quy tắc ứng xử theo Thông tư số 27/2017/TT-BCA ngày 22/8/2017 của Bộ Trưởng Bộ Công an về Quy định quy tắc ứng xử của Công an nhân dân".
Đồng thời, Công an tỉnh Sóc Trăng khẳng định, sẽ tiếp tục xác minh, làm rõ để xử lý nghiêm trên quan điểm không bao che sai. "Trước mắt, hành vi của cán bộ, chiến sĩ trong Tổ tuần tra nêu trên là vi phạm quy tắc ứng xử theo Thông tư số 27/2017/TT-BCA ngày 22/8/2017 của Bộ Trưởng Bộ Công an về Quy định quy tắc ứng xử của Công an Nhân dân. Công an tỉnh tiếp tục xác minh, làm rõ để xử lý nghiêm trên quan điểm không bao che sai phạm", trích thông cáo báo chí ngày 29/9 của Công an tỉnh Sóc Trăng.
Cảnh sát xác định người cầm lái là Nguyễn Huỳnh Đức (16 tuổi, đã nghỉ học 2 năm) chở Lâm Kim Thành Lộc (15 tuổi, học lớp 10). Cả hai thừa nhận không chấp hành hiệu lệnh của người kiểm soát giao thông; vượt đèn đỏ, điều khiển xe lạng lách trên đường bộ ngoài đô thị, không có giấy phép lái xe; không có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Đức cho biết chiều 25/9, cùng Lộc đi tỉnh Bạc Liêu chơi, trên đường về đã gặp cảnh sát. Đức không có bằng lái, xe đi mượn, lo sợ bị công an, gia đình rầy la bắt nên phóng bỏ chạy. "Khi bị kiểm tra, em đi đúng chiều. Trên đường bỏ chạy, em không để ý nên vượt đèn đỏ và có lạng lách tránh người chứ không cố ý lạng lách", Đức nói.
Theo Đức, đến kho tôm là đường cùng, cả hai dừng lại định xin lỗi tổ công tác chứ không có ý định phản kháng, chống đối. Đức hiện đau nhức toàn thân và đầu. Lộc nói đau ê ẩm ở vùng ngực, đầu.
Gia đình của Đức và Lộc đã đến Công an Thị xã Vĩnh Châu nộp đơn yêu cầu xử lý sự việc đúng pháp luật. "Con chúng tôi vi phạm hành chính cứ xử lý nghiêm, tại sao đánh tới tấp như thế được", người thân hai thiếu niên nói.
Cùng ngày, trả lời VTC News, ông Nguyễn Văn Đồng, cha của Đức cho biết, người nhà đưa Đức đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng. Gia đình cũng làm đơn tố cáo gửi TAND huyện Vĩnh Châu và TAND tỉnh Sóc Trăng.
Theo người cha, sau khi sự việc xảy ra, Đức không nói gì với gia đình. Khi clip lan truyền trên mạng xã hội, ông xem mới nhận ra con mình bị đánh. Con ông kể, thời điểm đó đi chơi về thì bị CSGT gọi. Đức sợ rồi chạy luôn, sau đó bị đánh.
Nhiều năm trước, người dân chú ý về việc công an xã tại huyện Đak Đoa (Gia Lai) phạt những thiếu niên vi phạm giao thông bằng hình thức cuốc đất trồng cây hoa tại khuôn viên trụ sở xã. Theo đó, nhóm thanh thiếu niên dùng mô tô phân khối lớn tổ chức nẹt pô, đánh võng gây mất an ninh trật tự thôn xóm trên một con đường qua xã vừa được thi công hoàn thành.
Sau khi phát hiện nhóm đối tượng "phá làng phá xóm", lực lượng công an tại xã đã tổ chức vây bắt. Các thiếu niên vi phạm lần lượt đưa về trụ sở cùng phương tiện vi phạm. Ngay sau đó, công an xã đã xử phạt hành chính bằng tiền, tịch thu phương tiện vi phạm và yêu cầu các thiếu niên tự viết cam kết không tái phạm.
Đặc biệt, công an xã này đã phối hợp với gia đình để đưa những đứa trẻ vi phạm này đến trụ sở xã làm việc công ích. Mỗi thiếu niên tự cầm đến trụ sở một chiếc cuốc, công việc là cuốc cỏ, xới đất trồng để trồng cây hoa cảnh tại khuôn viên công cộng. Và kể từ đó đến nay, những nhóm trẻ này đã bớt nghịch ngợm hơn.
Không chỉ ở Gia Lai, mà nhiều địa phương khác đã có những cách để răn dạy những thiếu niên sử dụng phương tiện giao thông vi phạm như: Bắt hít đất chống đẩy, chép phạt một điều luật, buộc nói lời xin lỗi thật to, đưa ra giữa cộng đồng để răn đe, gửi thông tin về nhà trường để kiểm điểm...
Những việc làm đó có thể chưa đúng luật, song lại được nhiều người đồng tình. Bởi qua đó, các thanh thiếu niên nhận thức rõ hơn về hành vi vi phạm, để lần sau không dám tái phạm.
Còn nếu dùng nắm đấm, bạo lực như những chiến sĩ cảnh sát ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng như sự việc vừa rồi, e rằng không những phản tác dụng giáo dục, mà còn khiến hình ảnh người chiến sĩ công an bị ảnh hưởng phần nào trong mắt người dân. Các cháu thiếu niên nếu vi phạm giao thông cần phải được xử lý nghiêm. Tuy nhiên các chiến sĩ công an là những người thực thi pháp luật mà lại vi phạm pháp luật thì càng phải xử lý nghiêm hơn.
Đã có kết quả xác minh ban đầu clip Công an "tác động vật lý": 2 thiếu niên "không phải dạng vừa" Jennie09:29:31 29/09/20222 thanh niên trên không chấp hành hiệu lệnh và tăng ga bỏ chạy với tốc độ cao. Quá trình bỏ chạy, 2 thanh niên đã lạng lách, đánh võng trên nhiều tuyến đường. Tổ tuần tra phải liên tục bám sát hơn 30km mới chặn được phương tiện 2 thanh niên này
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
12 | 0 Thảo luận | Báo cáo