Lý giải vụ bé Hạo Nam có thể lọt xuống trụ bê tông có đường kính 25cm, đề nghị dùng loại cẩu lớn
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Hơn 30 giờ kể từ khi bé trai 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông rỗng sâu 35m, lực lượng chức năng đã thức trắng đêm thứ 2 để tìm các giải pháp giải cứu. Máy khoan cọc nhồi 35 tấn được đưa đến hiện trường bằng đường thuỷ để tiến hành rút cọc...
Liên quan đến vụ việc bé trai 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông sâu 35m ở công trình cầu Rọc Sen, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, đến sáng ngày 2/1/2023, lực lượng chức năng vẫn đang tích cực triển khai công tác cứu hộ cứu nạn nhưng chưa có kết quả.
Theo Vietnamnet, vào khoảng 11h30 hôm qua 31/12/2022, bé T.L.H.N (10 tuổi) cùng 3 người bạn vào công trình cầu Rọc Sen nằm trên đường tỉnh lộ 857, xã Phú Lợi để nhặt sắt.
Nhưng không may, bé N. rơi lọt xuống trụ bê tông rỗng ruột bên trong, đường kính 25cm, đã đóng xuống đất sâu khoảng 35m. Thấy thế, nhóm bạn của N. kêu cứu. Những người có mặt tại công trình đến giải cứu nhưng bất thành.
Nhận tin báo, Công an huyện Thanh Bình nhanh chóng đến hiện trường đồng thời báo về Công an tỉnh cử lực lượng hỗ trợ.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp cùng Ban Giám đốc Công an tỉnh có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác cứu nạn.
Trao đổi với Dân Trí, Trung tá Trần Văn Giỏi, Phó đội trưởng Đội công tác chữa cháy (Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Đồng Tháp), cho biết quá trình tiếp cận hiện trường, đơn vị đã đưa ra nhiều phương án cứu hộ, tuy nhiên do ống bê tông quá nhỏ, lực lượng chức năng không thể chui xuống được.
Sau khi họp bàn, lực lượng chức năng thống nhất sử dụng phương án khoan cọc xung quanh cột bê tông để tiếp cận nạn nhân.
Máy khoan đã làm việc hết công suất để đưa từng đoạn cọc dài gần 4m xuống hố, đồng thời bơm nước làm mềm đất, tạo miệng hố rộng để nhổ cọc đang có người mắc kẹt. Tuy nhiên, mất gần 4 giờ máy mới khoan đưa đoạn cọc đầu tiên xuống.
Hơn 20 bình oxy loại 10kg đã được bơm xuống trụ bê tông qua sự trợ lực của máy và đường ống dài gần 40m.
Trong khi đó, tối 1/1, ông Lê Hoàng Bảo, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Tháp thông tin với VTC News cho biết, thiết bị khoan chuyên dụng (khoan nhồi) được điều đến hiện trường, khoan lấy phần đất xung quanh trụ bê tông để nhổ lên.
Đến sáng sớm hôm 2/1, lực lượng cứu hộ vẫn chạy đua với thời gian, nỗ lực hết sức mình để cứu cháu bé, bằng mọi giá phải đưa bé trai 10 tuổi rơi vào trụ bê tông sâu 35m lên mặt đất.
Tuy nhiên, lực lượng chức năng vẫn chưa xác định tình hình sức khỏe của nạn nhân. Được biết, trong quá trình khoan nhồi, trụ bê tông hơi lệch nên việc khoan tạo lỗ không làm gấp được như dự tính.
"Tôi đang điều chỉnh từ từ. Mình không thể làm cấp tốc vội vàng được. Gấp rút kiểu đó thì không an toàn", ông Lê Hoàng Bảo nói.
Cũng theo ông Bảo, oxy được nạp liên tục vào miệng hố bằng máy bơm cùng dây truyền khí với hy vọng duy trì được sự sống cho bé trai.
"15 phút đầu thì bé còn kêu cứu. Sau đó không còn nữa. Chúng tôi dùng biện pháp thăm dò camera, gửi nước xuống không thấy động tĩnh gì. Camera cũng không thấy gì tại vì trong lúc bé rớt xuống có đất rớt theo. Hình ảnh từ camera chỉ thấy đất, không thấy bé đâu", vị lãnh đạo này thông tin thêm.
Nhận định về sự cố này, kỹ sư N.T.X (31 tuổi, Công ty CP Tư vấn thiết kế xây dựng Nhật Nam) cho biết: "Đơn vị đang thi công khảo sát địa chất công trình cao tốc An Hữu - Cao Lãnh thì được Sở GT-VT Đồng Tháp yêu cầu mang thiết bị máy móc đến hiện trường việc cháu bé bị rơi vào móng cọc bê tông. Hiện đã khoan được lỗ thứ 3. Sự cố bé rơi vào móng cọc bê tông mố có đường kính D50 và rỗng phía trong chỉ 23-25cm là rất hy hữu, chưa từng xảy ra".
Điều mà nhiều người đang quan tâm nhất chính là tình trạng hiện tại của bé trai. Mong rằng em có thể bình an vô sự trở về vòng tay yêu thương của bố mẹ. Hiện người thân, bố mẹ cháu bé đang túc trực tại hiện trường. Mẹ nạn nhân ngất xỉu nhiều lần khi chờ đợi lực lượng chức năng giải cứu con trai 10 tuổi.
Vụ cắt trụ bê tông có bé trai 10 tuổi bị mắc kẹt ở Đồng Tháp có diễn biến mới Hoàng Anh14:56:48 16/01/2023Tổ Điều hành cứu hộ công trình cầu Rọc Sen vẫn đang tiếp tục đào đất bằng gầu cạp. Trong quá trình đào lực lượng có sử dụng bentonite để giữ ổn định thành vách đến độ sâu -19 m so với đầu cọc bê tông (còn 5 m là đến đầu đốt...
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
10 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
24 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
12 | 0 Thảo luận | Báo cáo