Vụ bé trai 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông 35m: Vẫn chưa thực hiện đề xuất của chuyên gia Nhật
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Ngay từ đầu lực lượng cứu hộ đã xác định được vị trí và và đến nay chỉ đào duy nhất một 1 trụ. Lực lượng cứu hộ vẫn tiến hành thực hiện phương pháp đào để lấy trụ bê tông lên như đã làm.
Liên quan vụ bé trai lọt xuống trụ bê tông sâu 35m, ngày 5/1, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, do trở ngại địa chất ở phần đất sâu nên các lực lượng đang hội ý với chuyên gia trong nước và quốc tế để có giải pháp để đưa trụ bê tông lên. Do điều kiện địa chất phức tạp nên công tác cứu nạn, cứu hộ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên tất cả phương tiện, thiết bị, nhân lực đã được huy động tối đa cho công tác cứu nạn em bé.
Thời điểm hiện tại đội cứu hộ vẫn đang tập trung sử dụng thiết bị, phương tiện để đưa đoạn ống đầu tiên lên. Sau đó, triển khai phương án cứu hộ tiếp theo. Trong khi các lượng lượng căng sức, túc trực ngày đêm làm việc không ngừng nghỉ thì mạng xã hội lan truyền thông tin, cho rằng các lực lượng cứu hộ đã đào sai vị trí trụ bê tông.
Về vấn đề này, ông Đoàn Tấn Bửu - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp khẳng định: Ngay từ đầu lực lượng cứu hộ đã xác định được vị trí và và đến nay chỉ đào duy nhất một 1 trụ. Lực lượng cứu hộ vẫn tiến hành thực hiện phương pháp đào để lấy trụ bê tông lên như đã làm.
"Đây là biện pháp hiệu quả tối ưu nhất. Tuy nhiên đi đến độ sâu đã gặp khó khăn do đặc điểm địa chất phức tạp và lực lượng cứu hộ vẫn quyết tâm hoàn thành công tác cứu hộ sớm nhất có thể. Chúng tôi khẳng định vị trí trụ bê tông được đào là chính xác và duy nhất chứ không hề nhầm như mạng xã hội lan truyền" - ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp khẳng định
Đồng thời trao đổi với báo chí, ông Đoàn Tấn Bửu cho biết trong suốt đêm 4 đến sáng 5/1 các đội thi công tại hiện trường vẫn giữ nguyên đội hình, phối hợp thực hiện phương án đưa thiết bị xuống lòng ống tiếp cận khối trụ nghi ngờ có em bé. Tuy nhiên các thiết bị đã xuống độ sâu trên dưới 30m thì phát hiện có khối đất lẫn lộn, đất sét có độ dính cao nên chưa thể đưa em bé lên được.
Trả lời câu hỏi về việc công bố bé trai đã không qua khỏi có sớm không khi chưa được trụ bê tông lên, Phó chủ tịch tỉnh Đồng Tháp cho rằng thông tin dựa trên kết quả đánh giá toàn diện từ các đơn vị chuyên môn. "Đây là kết quả hội ý của các đơn vị pháp y. Pháp y đến hiện trường quan sát, đánh giá, tiên lượng dựa vào nhiều tính chất yếu tố liên quan như: chấn thương, không khí và các điều kiện bảo tồn sự sống... Từ đó các đơn vị đã ra biên bản pháp lý đã xác định bé không qua khỏi và cũng có thông tin về tiên lượng xấu này cho gia đình" - ông Bửu giải thích.
Được biết, dự án cầu kênh Rọc Sen thuộc gói thầu số 14 - dự án xây dựng tuyến đường ĐT.857 đoạn QL.30 - ĐT.845 do sở GTVT Đồng Tháp làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp quản lý.
Cầu Rọc Sen do Liên danh Công ty CP Công trình cầu phà TP.HCM - Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vận tải Xây dựng Giao thông T&T chịu trách nhiệm thi công. Viên Khoa học và Công nghê giao thông chịu trách nhiêm tư vân giám sát. Cả 3 đơn vị này có trụ sở đóng tại TP.HCM.
Đê làm rõ trách nhiêm trong vụ viêc này, PV Báo Giao thông đến Sở GTVT Đông Tháp - chủ đầu tư dự án và liên lạc qua điện thoại với giám đốc Sở GTVT và một Phó Giám đôc Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp nhưng chưa tiếp cận được. Theo một chuyên gia xây dựng công trình giao thông, vụ viêc xảy ra, trách nhiêm đâu tiên phải nói đên đơn vị thi công. Các đơn vị này phải có rào chắn, có người bảo vê... đảm bảo an toàn lao đông trong quá trình thi công.
Cùng với đó, tư vân giám sát phải thường xuyên theo dõi giám sát nhắc nhở đơn vị thi công đảm bảo an toàn trong thi công, an toàn trong khu vực công trình... Công trình cầu Rọc Sen đã được thi công khoảng 6 tháng, nhà thâu đang thi công mô câu MA và đã đóng cọc đại trà D500 (từ ngày 23/12/2022 - 28/12/2022) đạt 18/18 cọc.
Vụ bé Hạo Nam rơi xuống trụ bê tông 35m: Bước sang ngày thứ 10, vẫn chưa đưa được xác lên Rosé11:12:25 10/01/2023Đặt câu hỏi vì sao việc cứu hộ, cứu nạn lại kéo dài như vậy? Ông Bảo cho biết, việc kéo một cọc bê tông đã đóng sâu 35m từ dưới lòng đất lên không đơn giản. Địa chất tại công trường là đất sét, khi cọc đóng xuống, đất sét bám chặt...
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
24 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
18 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo