Hoàng Nguyên Vũ viết sớ dài tố bản chất Đàm Vĩnh Hưng, nói "rát mặt" cực thấm
45 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Một sự đánh thức, có thể cứu sống một con người trong một tình huống xấu nhất nào đó. Một sự không đánh thức, có thể bỏ quên cả một mạng người. Phòng thi thì suy cho cùng cũng vận hành theo quy luật của cuộc sống, của nhân tâm.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, một thí sinh ở Cà Mau ngủ quên trong giờ thi nên bị điểm 0 môn tiếng Anh. Điều đáng nói là tổng điểm các môn thi còn lại của thí sinh này là 50,22 điểm.
Chiều 3/8, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau cho biết, Sở sẽ có báo cáo chính thức gửi Bộ GD-ĐT và UBND tỉnh, liên quan đến vụ nam sinh học sinh giỏi bị 0 điểm môn tiếng Anh vì ngủ quên trong phòng thi. Đến thời điểm này, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau cho rằng, giám thi coi thi đã làm đúng quy chế.
Trong đó, giám thị 1 cho rằng, thời gian đầu, nam sinh làm bài rất tập trung. Trong phòng thi cũng không riêng nam thí sinh nói trên gục xuống bàn (không xác định thí sinh có ngủ hay không). Khi đó, giám thị ngỡ là nam sinh đã làm bài xong. Cũng theo lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau, việc thí sinh gục xuống bàn đến 40 phút hay bao lâu cũng không thể xác định được thời gian chính xác và theo quy chế, giám thị không được tiếp xúc gần thí sinh.
Trước câu chuyện nóng bỏng này, nhà báo Hoàng Nguyên Vũ đã đăng đàn chê trách: " Thí sinh ngủ quên, lương tâm giám thị cũng ngủ không dậy nữa trong nền giáo dục đầy ác mộng này!
Thí sinh đã bị điểm 0, mặc dù trước đó em có làm bài, em ngủ quên. Khi được gọi dậy vẫn còn ít phút nữa mới hết giờ, em xin được điền phần đã làm từ giấy nháp sang, giám thị không cho.
Tôi chưa đặt vấn đề giám thị sai hay đúng quy chế, thí sinh bị điểm 0 xứng đáng hay không xứng đáng. Tôi chỉ đặt ví dụ là thí sinh có vấn đề về sức khoẻ, có thể có tình huống xấu phải gục trên bàn 40 phút và không dậy nữa, như bị tim hay đột tử, thì giám thị cũng để yên như thế sao?
Một sự đánh thức, có thể cứu sống một con người trong một tình huống xấu nhất nào đó. Một sự không đánh thức, có thể bỏ quên cả một mạng người. Phòng thi thì suy cho cùng cũng vận hành theo quy luật của cuộc sống, của nhân tâm. Chứ không lẽ thí sinh bước vào phòng thi, giám thị không cần biết sống hay chết? Giám thị cất luôn khả năng ứng phó tình huống? Giám thị bỏ quên luôn cả lương tâm của mình?
Bây giờ quay lại với việc đúng hay sai quy chế. Phó Giám đốc Sở GD Cà Mau Tạ Thanh Vũ - nơi có trường cấp 3 của học sinh này (em là học sinh giỏi trường chuyên Phan Ngọc Hiển), trả lời báo chí rằng, giám thị đã thực hiện đúng quy chế.
Theo ông Vũ, trong phòng thi không riêng một em này ngủ. Và theo quy chế thì giám thị không được tiếp xúc gần thí sinh.
Nhưng thưa ông Vũ, vậy còn vài phút nữa để em học sinh điền ít nhất một số câu để không phải nộp giấy trắng (chắc chắn phần trắc nghiệm không quá khó đối với những học sinh giỏi đã làm bài nháp), mà cũng không được?
Có quy chế nào mà còn thời gian, giám thị vẫn bắt học sinh nộp giấy trắng không? Giám thị cũng là thầy cô, sao lại đi tiệt đường của học sinh như vậy? Đúng là ngành giáo dục lệch. Nơi thì bảo nhau nâng điểm cho cao, điểm thấp cũng nâng cho thành 9-9,75 để chễm chệ ngồi vào giảng đường mà giáo viên chấm thi đàng hoàng mang nỗi ấm ức. Nơi thì học sinh vẫn còn thời gian mà vẫn bắt đặt bút xuống, để tước đi cơ hội của một học sinh giỏi.
Dù cách này hay cách kia, đều thể hiện sự thiếu lương tâm trong giáo dục. Suy cho cùng, không cho làm bài khi còn thời gian hay chấm nâng điểm cũng đều tước đi cơ hội của học sinh. Lương tâm của không ít giáo viên, cụ thể là kẻ coi thi ở trên và những kẻ chấm nâng điểm khống đã thực sự ngủ không dậy nữa, trong nền giáo dục đầy ác mộng này!"
Được biết, tổng điểm các môn thi của em T. là 50,22 điểm. Có một số môn điểm cao như Vật lý: 9,50 điểm, Hóa học: 9 điểm. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Huỳnh Thanh Phú - hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM) - nhìn nhận thẳng công tác coi thi của các giám thị trong sự việc để học sinh ngủ và bị điểm liệt ở tỉnh Cà Mau là chưa làm tròn trách nhiệm.
Theo ông, nhiệm vụ của người cán bộ coi thi không chỉ là để giám sát học sinh có gian lận hay không, mà còn nắm bắt được những tình huống bất thường phải xử lý, chẳng hạn chỗ ngồi của thí sinh bị mưa tạt, nắng rọi... Gặp trường hợp phát sinh nhưng không thể quyết định thì có thể báo ngay cho trưởng điểm thi, thống nhất phương án xử lý.
Đáng lưu tâm nhất là những nguy cơ liên quan đến sức khỏe của thí sinh. Ông Phú cho rằng một em đang làm bài mà gục lâu xuống bàn không thể loại bỏ rủi ro em ấy đang cần sự trợ giúp y tế.
"Tôi giả sử giám thị tưởng học sinh ngủ quên nhưng thực chất em ấy gục xuống bàn vì đột quỵ thì sao? Không lẽ giám thị cứ để em ấy nằm đó mà không có bất cứ lời hỏi han nào? Trong trường hợp đột quỵ, nếu nhắc nhở sớm, có thể sẽ cứu được tính mạng của em ấy", ông Phú nói.
Ngoài ra, ông Phú cho rằng không thể vin vào quy chế giám thị không được nhắc nhở riêng cho từng cá nhân. Theo ông, quy chế hiện vẫn cho phép các giám thị nhắc nhở thí sinh bằng số báo danh của các em, đặc biệt trong những tình huống quan trọng đòi hỏi phải xử lý nhanh.
Hoàng Nguyên Vũ mắng bà Phương Hằng dạy hư phụ nữ, réo người lái xe vừa karaoke Minh Lợi15:54:07 12/12/2024Vừa qua, công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) đã mời người phụ nữ vừa lái ôtô, vừa hát lên làm việc. Tại cơ quan công an, người này khai tên N.T.L (32 tuổi, trú xã Hòa An, huyện Krông Pắc).
45 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
11 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
57 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
175 | 3 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 0 Thảo luận | Báo cáo