Tại sao bia mộ Võ Tắc Thiên không có chữ nào, nghe xong ai cũng sốc!
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Là nữ Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, Võ Tắc Thiên chính là người đàn bà quyền lực khiến nhiều người sợ hãi lẫn khâm phục. Lịch sử đã ghi lại cuộc đời bà đã trải qua nhiều sóng gió cùng với đó là những bí mật kinh hoàng.
Trong một xã hội trọng nam khinh nữ như thời phong kiến trong lịch sử Trung Quốc, câu chuyện từ phi tần vươn lên làm nữ Hoàng đế của Võ Tắc Thiên vẫn thường được nhắc tới như một truyền kỳ.
Võ Tắc Thiên thường được biết đến với cái tên Võ Mỵ Nương, tên thật là Võ Chiếu. Bà là nữ Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, bà đã để lại nhiều tranh luận về công tội giữa các nhà sử học.
Bà đã trải qua các vị trí Tài nhân, Chiêu nghi, Hoàng hậu, Hoàng thái hậu, Hoàng đế, Thái thượng hoàng, nhưng cuối cùng trước khi qua đời đã quay lại với vị trí Hoàng hậu của nhà Đường.
Việc bà nổi lên nắm quyền cai trị bị các nhà sử học Khổng giáo chỉ trích mạnh mẽ, nhưng các nhà sử học từ sau thập kỷ 1950 đã có cái nhìn khác về bà.
Năm 683, Cao Tông băng hà. Võ Tắc Thiên lần lượt đưa hai con trai của mình lên ngôi hoàng đế nhưng hai vị vua này đều không vừa lòng bà. Bà tìm cách phế truất, đầu độc Trung Tông và giam lỏng Duệ Tông, để tự thiết triều với danh nghĩa Thái hậu. Cũng theo sử sách ghi chép lại, Võ Tắc Thiên được cho là đã lần lượt đầu độc, hãm hại các con của mình để nắm quyền và chiếm ngôi.
Tháng 9/690, Võ Tắc Thiên tự xưng là Hoàng đế thánh thần, đổi quốc hiệu thành Chu. Từ đó, Võ Tắc Thiên trở thành nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Từ ngày làm nữ hoàng, bà càng độc ác hơn, ai chống lại bà đồng nghĩa với việc chọn cái chết. Con cái bà cũng có thể diệt trừ nếu như họ làm ảnh hưởng tới triều chính và việc nắm quyền hành của bà. Bà không tin vào ai, ngay cả những người ruột thịt.
Võ Tắc Thiên phấn đấu cả đời chỉ vì muốn nói cho thế nhân biết rằng, phụ nữ hoàn toàn có thể làm đại sự, thậm chí là làm Hoàng đế chứ không hề yếu thế so với đàn ông.
Dù có nhiều đóng góp cho sự phát triển của vương triều hùng mạnh, song chính sự tàn nhẫn và thủ đoạn thâm độc của bà đã gây tranh cãi cho các nhà nghiên cứu sử về sau.
Hãm hại hoàng hậu để chiếm quyền
Trở lại hoàng cung từ chùa Cảm Nghiệp, người con gái họ Võ đã trở thành thiếp của Đường Cao Tông (628 - 683) với danh xưng Võ Chiêu Nghi. Bà có với nhà vua một bé gái là công chúa An Định.
Tuy nhiên, đứa trẻ chết yểu ngay sau thời điểm Vương hoàng hậu tới thăm. Đường Cao Tông liền nhanh chóng kết tội Vương hoàng hậu, cho rằng bà làm vậy bởi lòng ghen tức nên mới vờ tới thăm rồi xuống tay sát hại tiểu công chúa. Vương hoàng hậu luôn tìm cách trả thù do quá uất ức trước nỗi oan thấu trời. Bà và Tiêu Thục Phi bèn tìm thầy yểm bùa nhằm hãm hại đối phương, song mọi chuyện lại không kín kẽ khiến cả hai bị phế truất và đầy vào lãnh cung.
Võ Tắc Thiên đã hành hạ, tra tấn hai quý phi trong lãnh cung ngay thời điểm được phong làm hoàng hậu cho đỡ gai mắt, nhân tiện tránh luôn việc Đường Cao Tông lại mủi lòng thương xót mà viết sớ tha tội.
Trước lúc qua đời, vì quá hận thù trước hình phạt tàn bạo mà mình phải chịu đựng, Vương hoàng hậu cùng Tiêu Thục Phi thề sẽ hóa thành mèo để trả thù Võ Tắc Thiên hằng đêm. Người xưa cho rằng, đó cũng là lý do khiến bà đặc biệt sợ mèo và thường bị ám ảnh bởi thứ âm thanh mèo kêu tới nỗi mất ngủ.
Hại chết con ruột và tôn thất để giành ngôi hoàng đế
Vương hoàng hậu và Tiêu Thục Phi không phải là nạn nhân duy nhất của Võ Tắc Thiên. Dân gian truyền rằng, tại lãnh cung, bà đã thừa nhận mình là người bóp mũi khiến công chúa An Định chết yểu rồi vu oan cho Vương hoàng hậu.
Bà còn ép thái tử Lý Trung phải chết, lập con cả Lý Cường làm thái tử nhưng rồi cũng xuống tay đầu độc người này trong chuyến thăm hành cung ở Hà Bắc vì dám tỏ thái độ bất mãn. Con trai thứ hai tên Lý Hiền lên thế chỗ, sau đó chịu số phận tương tự vào năm 684.
Thay thế thái tử Lý Hiền là Lý Hiển lên ngôi vào năm 683. Nhưng chỉ sau một tháng nắm giữ ngôi báu, Võ Hậu quyết định phế truất vua với lý do vợ của Đường Trung Tông Lý Hiển là yêu nữ lộng quyền. Cho tới năm 690, bà chính thức trở thành nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa.
Sát hại dã man các tình nhân bị thất sủng
Võ Tắc Thiên đã bộc lộ thói trăng hoa ngay khi trở thành hoàng đế. Tương truyền bà có rất nhiều người tình, bao gồm cả tới anh em Trương Xương Tông và Trương Diệc Chi, Trầm thái y hay Phùng Tiểu Bảo. Nhưng họ chỉ được ở bên người tình đầy quyền lực một thời gian ngắn rồi bị sát hại.
Sau này, Đường Huyền Tông (685 - 762) Lý Long Cơ có cơ hội lật đổ Võ Tắc Thiên, sai quân lính đào hồ nước nên tình cờ phát hiện hàng đống xương người đang nằm sâu bên dưới.
Hầu hết sử gia trước giai đoạn năm 1950 đều chỉ trích nặng nề những tội ác man rợ của Võ Tắc Thiên. Nhiều người xem Võ Tắc Thiên là điển hình của sự độc ác, lợi dụng quyền hành để hạ thủ người khác, giết người không ghê tay, thậm chí cả sát hại chính con ruột của mình.
"Một phụ nữ đã vượt qua những giới hạn của mình một cách không thích hợp", sử sách viết lại. Tuy nhiên, sau giai đoạn năm 1950, người ta lại có một nhận định khác về bà.
Thời bà cai trị, xã hội phong kiến Trung Quốc có hệ thống bình đẳng giới tốt hơn so với giai đoạn trước và sau đó. Vậy nên, Võ Tắc Thiên được xem là hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử Trung Hoa.
Xét về việc triều chính, bà là người vô cùng mạnh mẽ, quyết đoán và có tài trị nước, an dân. Ở thời của bà có nhiều vị đại thần hiền năng được trọng dụng như Lâu Sử Đức, Địch Nhân Kiệt, Tống Cảnh.
Một sử gia có nhận định rằng: "Nếu bà nhìn thấy một đại thần nào đó là không đủ năng lực, sẽ ngay lập tức sẽ bãi chức hoặc thậm chí là giết chết. Bà còn thưởng phạt phân minh, lãnh đạo triều chính và dùng các phán đoán riêng của mình để quyết định công việc. Võ Tắc Thiên có óc quan sát và phán đoán tốt, vì vậy những nhân tài đương thời cũng đều có cơ hội được dùng".
Trước lúc qua đời, di nguyện của Võ Tắc Thiên không chỉ khiến triều đình khó xử mà còn làm cho hậu thế đời sau cảm thấy vô cùng khó hiểu. Theo đó, trước phút lâm chung, thụy hiệu mà Võ Tắc Thiên muốn dùng không phải là Hoàng đế mà là Đại thánh Hoàng hậu.
Di ngôn này đã cho thấy bà muốn căn dặn hậu nhân bỏ đi ngai vị đế vương của mình để trở về với danh phận Hoàng hậu Đường triều, cũng về lại với thân phận con dâu của Hoàng tộc họ Lý, cùng Đường Cao Tông hợp táng tại Càn Lăng.
Bà đã vĩnh viễn được an nghỉ trong thái miếu của Lý Đường, được sự tôn kính của con cháu Lý thị. Tới tận triều đại của Đường Huyền Tông, nhà vua vẫn tôn bà là Tắc Thiên Thuận Thánh Hoàng Hậu.
Võ Tắc Thiên sủng hạnh nhiều nam nhân nhưng không có con rơi, tại sao? JLO17:26:50 26/10/2024Cuộc đời của Võ Tắc Thiên (624 - 705) - nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Trung Quốc có rất nhiều điều để nói, từ công, tội, đến những tranh cãi đời tư. Trong số đó dĩ nhiên không thể không kể đến chuyện tình ái.
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo