Vụ shipper và tài xế Lexus: Nhà đáng thương, cụt 1 bàn tay, từ chối 500k đền bù

4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Liên quan đến vụ việc nam shipper bị tài xế Lexus tác động tại Hà Nội, chị Nguyễn Thị Lương (29 tuổ.i, vợ anh Nguyễn Xuân Hưng - nam shipper) đã chia sẻ về tình hình sức khỏe của chồng và những gì xảy ra sau vụ việc.
Theo đó, sau sự việc, anh Hưng đã được người nhà đưa vào bệnh viện điều trị. Trong khi đó, Tống Anh Tuấn đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) khởi tố.
Chị Nguyễn Thị Lương cho biết những ngày đầu nhập viện, anh Hưng không thể chợp mắt do bị cơn đau từ các vết bầm tím trên mặt và vùng ngực. Gần đây, anh mới có thể ngủ một chút nhưng thường xuyên nói sảng, mơ thấy mình bị tác động.
Đến hiện tại, sức khỏe của anh Hưng đã ổn hơn, song vẫn còn bị đau đầu, chóng mặt và chưa thể tự đi lại, tinh thần cũng chưa hồi phục hoàn toàn, vẫn bị ám ảnh.
Chia sẻ trên báo VietNamNet, vợ shipper kể thêm về một chi tiết bất thường và gia đình gặp phải. Đó là trong những ngày qua, có người tự xưng là bố mẹ của tài xế Lexus đã đến bệnh viện thăm anh Hưng. Tuy nhiên sau đó, chị tìm hiểu và phát hiện họ không phải người thân của tài xế.
Vì lo ngại cho sự an toàn của chồng, tối 17/2, chị Lương xin bệnh viện cho anh xuất viện về nhà điều trị thêm. Hiện gia đình chị Lương ủy quyền toàn bộ vụ án cho luật sư.
Chị Lương cho biết, trước khi gặp nạn, chồng chị là một người khỏe mạnh, làm công việc thợ mộc. Tuy nhiên, vào năm 2018, trong một sự cố lao động tại xưởng mộc ở quê, anh Hưng đã mất đi bàn tay trái. Sau sự cố, anh không thể làm công việc nặng và ở quê cũng không có công việc phù hợp. Anh quyết định ra Hà Nội tìm việc làm.
Khi ra thủ đô, anh Hưng đã xin việc ở nhiều nơi nhưng đều bị từ chối. Cuối cùng, anh được nhận vào làm việc tại một xưởng bánh, nơi chị chủ hiểu hoàn cảnh gia đình và thương tình nhận anh vào làm công việc giao hàng.
Chị Lương chia sẻ, nhờ có công việc này, cuộc sống gia đình bớt khó khăn. Trước đó, gia đình chỉ trông chờ vào thu nhập của chị. Khi có thêm thu nhập từ anh Hưng, cuộc sống của họ dần ổn định hơn. "Cuộc sống của vợ chồng tôi vẫn bình yên cho đến khi xảy ra sự việc đau lòng này", chị Lương buồn bã nói.
Chị Lương không giấu được sự ngạc nhiên và bức xúc khi nghe tin chồng mình bị tác động. "Anh ấy là người hiền lành, không bao giờ gây sự với ai. Anh luôn cẩn thận và chu đáo, thậm chí ngay cả việc dựng xe cho vợ cũng tự làm để không làm ảnh hưởng đến người khác. Vậy mà, chỉ vì một lần quên hóa đơn, anh lại bị đán.h đến mức phải nhập viện".
Khi được hỏi về dự định trong tương lai, chị Lương cho biết gia đình vẫn còn nhiều lo lắng. Mặc dù sức khỏe của chồng đã có dấu hiệu phục hồi, nhưng những ám ảnh tâm lý vẫn còn đeo bám anh. Hy vọng anh sẽ sớm hồi phục để có thể tiếp tục công việc và duy trì cuộc sống ổn định cho gia đình.
Trước đó như đã đưa tin, trưa ngày 10/2, anh Hưng điều khiển xe máy đi giao hàng cho một cơ sở sản xuất bánh trong ngõ 310 Nghi Tàm thì xảy ra va chạm nhẹ với xe ô tô của Tuấn. Sau đó, Tuấn xuống xe, tác động anh Hưng.
Đến 14 giờ chiều ngày 11/2, Tuấn đã đến trụ sở Công an quận Tây Hồ đầu thú, khai nhận hành vi của mình. Kết quả khám nghiệm cho thấy anh Hưng bị chấn động não, tỷ lệ tổn hại thương tích 3%. Tuy nhiên, với những biến chứng và hậu quả có thể xảy ra, shipper này có quyền yêu cầu giám định thương tật bổ sung hay không?
Dưới góc nhìn của người có nhiều năm làm việc trong các cơ quan tiến hành tố tụng, luật sư Dương Đức Thắng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể, chấn thương thuộc trường hợp "chấn động não" được chia làm 2 loại. Đó là chấn động não điều trị ổn định (mức độ thương tật 1-5%) và chấn động não điều trị không ổn định (mức độ thương tật 6-10%).
Ngoài ra, chấn động não còn có thể gây ra các triệu chứng rối loạn tâm thần với các mức độ tổn hại sức khỏe khác nhau. Theo đó, nếu shipper bị rối loạn tâm thần sau chấn động não, điều trị ổn định, mức độ tổn hại sức khỏe xác định là 11-15% còn nếu thuộc trường hợp rối loạn tâm thần sau chấn động não, điều trị không kết quả, mức độ tổn hại là 25-30%.
Về việc giám định và yêu cầu giám định bổ sung, Điều 207 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định đương sự hoặc người đại diện có quyền đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộ.c tộ.i.
Điều 210 Bộ luật này quy định việc giám định bổ sung được tiến hành nếu nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc phát sinh vấn đề mới cần phải giám định liên quan đến tình tiết vụ án đã có kết luận giám định trước đó. Việc giám định bổ sung có thể do tổ chức, cá nhân đã giám định hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện.
Tùy thuộc các giai đoạn khác nhau của vụ án, người có thẩm quyền ra quyết định giám định bổ sung có thể là thủ trưởng cơ quan điều tra, viện trưởng viện kiểm sát hoặc thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
Người ngồi trong xe cùng "tài xế Lexus tác động shipper" có chịu trách nhiệm? Keng20:23:05 13/02/2025Công an quận Tây Hồ, TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự Tống Anh Tuấn (trú phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) sau khi tác động vật lý shipper Nguyễn Xuân Hưng.
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo