Từ Hy thái hậu - bí ẩn về mộ phần không bao giờ xanh cỏ

Nắng15:39 03/03/2022

 1  |  0 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Từ thời phong kiến, người xưa đã quan niệm mộ tổ tiên xây dựng tốt thì con cháu thăng quan tiến chức, hưng vượng suốt nhiều đời.

Vì vậy, các vị vua thời phong kiến Trung Quốc rất chú trọng đến phong thủy vị trí đặt lăng mộ, thậm chí chọn vị trí lăng mộ ngay từ khi lên ngôi.

Từ Hy Thái hậu tuy không phải là hoàng đế nhưng đã ngầm nắm toàn bộ quyền lực của nhà Thanh trong tay, bà cũng xem trọng việc xây mộ phần như bất kỳ vị vua nào.

Từ Hy thái hậu - bí ẩn về mộ phần không bao giờ xanh cỏ - Hình 1

Theo tương truyền, khi sắp sửa bước vào độ tuổi tứ tuần, Từ Hy thái hậu đã bắt đầu hạ lệnh huy động nhân lực và tài lực để xây cất lăng mộ của mình.

Người được bà giao cho trọng trách quan trọng này chính là Thuần Thân Vương Dịch Hoàn - em ruột của Hoàng đế Hàm Phong và cũng là cha ruột của vua Quang Tự.

Việc Tây Thái hậu cho mời một nhân vật quan trọng trong hoàng gia đến trợ giúp mình xây lăng tẩm đã đủ để cho thấy bà coi trọng nơi an nghỉ của mình tới mức nào.

Từ Hy thái hậu - bí ẩn về mộ phần không bao giờ xanh cỏ - Hình 2

Chưa dừng lại ở đó, có giai thoại truyền lại rằng lăng mộ Từ Hy ở Định Đông Lăng được xây cất trên một mảnh đất có phong thủy tuyệt hảo. Tương truyền rằng mảnh đất quý này năm xưa từng được Hoàng đế Đồng Trị cho Từ Hy đích thân chọn lựa.

Trong quá trình xây cất lăng tẩm, Từ Hy đã huy động một khối lượng khổng lồ cả về nhân lực và tài lực. Vì vậy, nơi an nghỉ của bà khi mới hoàn thành mang dáng vẻ lộng lẫy, nguy nga chẳng hề thua kém hoàng cung.

Sử cũ ghi chép, lăng mộ của Từ Hy phải mất nhiều năm xây dựng mới hoàn thành. Khi tới nơi này thị sát, Thái hậu trên cơ bản tương đối vừa ý, duy chỉ có một điều khiến bà phật lòng: Đó là bởi đất ở nơi này mọc quá nhiều cỏ dại.

Từ Hy thái hậu - bí ẩn về mộ phần không bao giờ xanh cỏ - Hình 3

Do đó, Từ Hy đã đưa ra yêu cầu rằng phần đất phủ phía trên của ngôi mộ tuyệt đối không được mọc ra một ngọn cỏ nào. Thế nhưng phía trên các ngôi mộ thời bấy giờ vẫn được bao phủ bởi một lớp đất, mà có đất ắt sẽ có cỏ dại.

Để chiều lòng thái hậu, Thuần Thân Vương Dịch Hoàn đã áp dụng phương pháp bí truyền đến từ các lăng tẩm của vương triều Tây Hạ. Theo đó, ông cho người đem tới 100 chiếc nồi lớn, sau đó cho toàn bộ phần đất sẽ được đắp phía trên ngôi mộ vào nồi và đảo qua đảo lại trên lửa lớn.

Quá trình này mặc dù khiến lớp đất mất dần chất dinh dưỡng, nhưng vẫn chưa hoàn toàn triệt tiêu nguy cơ có cỏ dại mọc lên.

Vì vậy, những người thợ sau đó đã đem toàn bộ số đất này trộn với lưu huỳnh để khiến cho cỏ dại không cách nào sinh trưởng. Thông qua cách làm này, phần đất phía trên ngôi mộ của Từ Hy chưa bao giờ có tình trạng xanh cỏ.

Sau khi qua đời vào năm 1908, Từ Hy Thái hậu được chôn cất trong lăng mộ sang trọng chất chứa đầy báu vật mà bà đã cất công chuẩn bị lúc còn tại thế.

Từ Hy thái hậu - bí ẩn về mộ phần không bao giờ xanh cỏ - Hình 4

Chỉ tiếc rằng, năm 1928, kẻ trộm mộ Tôn Điện Anh đã vào lấy cắp hết bảo vật. Tương truyền rằng, vào thời điểm lăng mộ Tây Thái hậu bị trộm, thi thể của bà vẫn chưa bị phân hủy. Có ý kiến cho rằng, di thể của Từ Hy được bảo quản hoàn hảo tới mức kỳ lạ là nhờ vào viên dạ minh châu sở hữu giá trị liên thành được đặt trong miệng bà.

Người đời truyền nhau rằng, sau khi thi thể Từ Hy vừa bị lấy mất viên dạ minh châu liền gặp gió, gương mặt của Từ Hy trong chớp mắt đã hóa thành bộ xương khô.

Tương truyền, khi nhập liệm, Từ Hy đội mũ phụng quán, trên mũ có gắn một viên trân châu to bằng quả trứng gà, theo giá đương thời là hơn 10 triệu lượng bạc trắng. Trong miệng Từ Hy ngậm một viên minh châu, tương truyền có thể phát sáng trong đêm từ ngoài 100 bước; trên cổ đeo 3 xâu chuỗi, trong đó 2 chuỗi bằng trân châu, 1 chuỗi bằng hồng bảo thạch; mình mặc lễ phục dệt bằng sợi tơ vàng; tay cầm một nhánh hoa sen bằng ngọc.

Ngoài ra, bên cạnh thi hài còn đặt các đồ bồi táng như tượng Phật bằng vàng, ngọc; các đồ bằng san hô, đá quý các loại. Nghe nói sau khi bỏ đồ bồi táng xong, thấy quan tài vẫn còn chỗ hở, các quan phụng táng lại đổ thêm vào 4 hộp trân châu và 2.200 miếng hồng thạch, lam thạch, lục thạch. Riêng số châu báu "lấp chỗ trống" này đã đáng giá 2,23 triệu lượng bạc trắng.

Từ Hy thái hậu - bí ẩn về mộ phần không bao giờ xanh cỏ - Hình 5

Nhớ năm xưa Từ Hy từng chi 5 triệu lượng bạc trắng để xây dựng nơi an nghỉ nguy nga này, đó là chưa kể tới số kho báu được tùy táng theo Thái hậu, trong khi đó triều đình phải đối phó thù trong giặc ngoài.

Cũng bởi vậy mà nhiều người cho rằng, hết thảy mọi tai ương xảy đến với lăng mộ chính là điềm báo cho những điều sai trái lúc sinh thời.

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Mộ Tần Thủy Hoàng có gì mà khiến "ông tổ trộm mộ" bỏ nghề sau 1 lần ghé thăm?

Mộ Tần Thủy Hoàng có gì mà khiến "ông tổ trộm mộ" bỏ nghề sau 1 lần ghé thăm?
Minh Lợi17:09:08 21/08/2024
Hoàng đế Tần Thủy Hoàng, người thống nhất Trung Quốc và cai trị vùng lãnh thổ rộng lớn vào năm 221-210 trước Công nguyên, đã thu hút sự chú ý và quan tâm của giới khoa học, khảo cổ và công chúng.

 3  |  1 Thảo luận  |  

Võ Tắc Thiên chọn nam sủng theo chiếc mũi, rất ít đàn ông đáp ứng điều này?

Võ Tắc Thiên chọn nam sủng theo chiếc mũi, rất ít đàn ông đáp ứng điều này?
Bảo Nam17:31:50 13/08/2024
Trong suốt các triều đại phong kiến trong lịch sử, địa vị của người phụ nữ không cao lắm. Trong hình ảnh của mọi người, phụ nữ hầu hết được thể hiện là những quý cô hoặc thiếu nữ xuất thân từ những gia đình nhỏ.

 3  |  1 Thảo luận  |  

Từ Hi Thái Hậu và thú vui xa xỉ, độc dị khiến thần dân phẫn uất, kẻ hầu khiếp sợ

Từ Hi Thái Hậu và thú vui xa xỉ, độc dị khiến thần dân phẫn uất, kẻ hầu khiếp sợ
Uyển Đình17:08:41 19/07/2024
Nhắc đến Từ Hi Thái hậu,không thể không nhắc đến thói ăn chơi xa xỉ, khác người của bà. Suốt quãng thời gian trị vì, Từ Hi Thái hậu không ít lần khiến người ta sốc với những thú vui chơi chỉ bà mới dám làm.

 20  |  1 Thảo luận  |  

Kỳ lạ bàn tay phi tần thời xưa luôn "dính" với "móng tay giả", mục đích làm gì?

Kỳ lạ bàn tay phi tần thời xưa luôn "dính" với "móng tay giả", mục đích làm gì?
An Nhi16:37:51 26/06/2024
Nhẫn móng tay còn được gọi là móng tay giả hay hộ giáp . Nó đã xuất hiện rất lâu, từ tận thời Chiến quốc. Người Trung Quốc xưa quan niệm rằng tóc, móng tay là của cha mẹ sinh ra, vì vậy tránh cắt đi mà cứ để chúng mọc dài tự nhiên!

 1  |  1 Thảo luận  |  

Ngọn đèn dầu trên núi cháy hơn 600 năm không tắt, bí mật được du khách "bật mí"

Ngọn đèn dầu trên núi cháy hơn 600 năm không tắt, bí mật được du khách "bật mí"
Kim Lâm18:58:21 10/04/2024
Tại núi Võ Đang (Trung Quốc) truyền thuyết liên quan đến những ngọn đèn dầu cháy 600 năm chưa hề tắt luôn thu hút sự tò mò của mọi người. Cho đến khi một bí mật được khách du lịch nơi đây tiết lộ đã khiến công chúng phải ngỡ ngàng.

 3  |  1 Thảo luận  |  

Người phụ nữ gặp thanh niên giống hệt con trai đã mất, hỏi thông tin thì tá hỏa

Người phụ nữ gặp thanh niên giống hệt con trai đã mất, hỏi thông tin thì tá hỏa
Quỳnh Quỳnh18:15:56 20/03/2024
Câu chuyện được chia sẻ khiến nhiều người xúc động. Đồng thời, không khỏi ngạc nhiên vì lại có 2 người giống nhau đến vậy. Không chỉ về ngoại hình mà cả thông tin cá nhân cũng giống đến khó tin.

 4  |  1 Thảo luận  |  

Khối tài sản của Hòa Thân biến mất chỉ qua 2 từ, Gia Khánh đã nói gì?

Khối tài sản của Hòa Thân biến mất chỉ qua 2 từ, Gia Khánh đã nói gì?
Phúc Sen15:52:54 18/03/2024
Trong lịch sử xã hội phong kiến Trung Quốc, nhắc tới các tham quan, không thể bỏ qua cái tên Hòa Thân. Khối tài sản mà Hòa Thân tham ô lớn tới mức ông ta được mệnh danh là đệ nhất đại tham quan của triều đại nhà Thanh.

 4  |  1 Thảo luận  |  

Trốn thị tẩm khi "đến tháng", phi tần dùng những mánh khóe nào?

Trốn thị tẩm khi "đến tháng", phi tần dùng những mánh khóe nào?
Minh Lợi14:08:01 16/02/2024
Cổ nhân Trung Hoa xưa thường coi việc nhìn thấy máu là điềm báo xui xẻo. Vì vậy nếu chẳng may được sủng hạnh vào đúng ngày tới tháng , Thiên tử biết được chẳng những mất đi nhã hứng mà có thể còn chọc giận long nhan.

 3  |  1 Thảo luận  |  

Từ Hy Thái hậu thích cho cánh hoa cúc vào lẩu, thái giám cung nữ có được hưởng sái đồ thừa Hoàng đế?

Từ Hy Thái hậu thích cho cánh hoa cúc vào lẩu, thái giám cung nữ có được hưởng sái đồ thừa Hoàng đế?
JLO19:48:15 18/11/2023
Ở Trung Quốc thời phong kiến, hoàng đế mỗi bữa dùng hàng chục cho tới hàng trăm món sơn hào hải vị. Nhiều người tò mò, liệu cung nữ, thái giám có được ăn thức ăn thừa của hoàng đế, phi tần?

 3  |  0 Thảo luận  |  

Tử Cấm Thành rộng thênh thang nhưng không có nhà vệ sinh thì làm sao 'giải quyết nhu cầu'?

Tử Cấm Thành rộng thênh thang nhưng không có nhà vệ sinh thì làm sao 'giải quyết nhu cầu'?
Nắng14:35:59 18/07/2022
Tử Cấm Thành là phức hợp cung điện rộng lớn nhất thế giới, nơi sinh sống của vua chúa nhà Minh và nhà Thanh cùng hàng vạn thái giám, cung nữ, kẻ hầu người hạ. Những ai đã từng đi Cố cung tham quan thì có thể sẽ phát hiện nơi đây không hề có nhà vệ sinh

 3  |  0 Thảo luận  |  

Những ông vua nhiều con nhất trong lịch sử thế giới: Có vị hơn 1.000 người con

Những ông vua nhiều con nhất trong lịch sử thế giới: Có vị hơn 1.000 người con
Nắng11:38:28 15/03/2022
Vua chúa xưa kia đều sở hữu hậu cung khổng lồ cùng số lượng con cái nhiều không đếm xuể, thậm chí một trong những vị vua nhiều con nhất trong lịch sử còn có tới 1.000 người con. Sultan Moulay Ismal Vị vua đầu tiên trong danh sách những vị vua nhiều con nhất trong lịch sử thế giới...

 2  |  0 Thảo luận  |  

Vì sao khi mai táng các phi tần, người ta thường dùng ngọc nhét kín hậu môn?

Vì sao khi mai táng các phi tần, người ta thường dùng ngọc nhét kín hậu môn?
Hoàng Phúc15:16:50 23/02/2022
Mục đích của cách làm này là gì khi các phi tần của hoàng đế qua đời? Từ xa xưa, Trung Quốc đã là một quốc gia trọng lễ nghi, không chỉ người sống phải tuân theo các quy tắc, tôn ti mà thậm chí ngay cả tập tục an táng của người đã khuất đối cũng rất được coi...

 3  |  0 Thảo luận  |  

anh trai "say hi"hằng du mụcnegavevan mockquang linh vlogs.nsưt vũ linhkhánh vânhồng loanvũ linhrosénguyễn longhương lanbruno marsquang linh -thủy tiên