Từ Hi Thái Hậu những năm cuối đời thích làm 3 điều, 1 điều làm kẻ hầu khiếp sợ
![Từ Hi Thái Hậu những năm cuối đời thích làm 3 điều, 1 điều làm kẻ hầu khiếp sợ](https://t.vgt.vn/2024/9/9/tu-hi-thai-hau-nhung-nam-cuoi-doi-thich-lam-3-dieu-1-dieu-lam-ke-hau-khiep-so-600x432-4a6-7277144.webp)
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Chỉ mới 26 tuổ.i nhưng Từ Hi Thái Hậu thời điểm ấy đã có thể bình định giang sơn, dẹp loạn thế lực chống đối bản thân. Công đầu thuộc về một vị đại thần mà nếu không có người này, Từ Hi sẽ không được rạng danh sử sách như chúng ta thấy.
Năm 1861, sau cái chế.t của Hoàng đế Hàm Phong, Từ Hi Thái hậu (26 tuổ.i) đã làm nên một cuộc đảo chính ngoạn mục, lật đổ nhóm Cố mệnh Bát đại thần. Bài viết này sẽ hé lộ vai trò quan trọng của một người đã giúp đỡ Từ Hi Thái hậu rất nhiều trong sự kiện lịch sử " Tân Dậu chính biến".
Cuối thế kỷ 19, triều đại nhà Thanh trải qua giai đoạn đầy biến động và khó khăn. Ngày 22 tháng 8 năm 1861, Hoàng đế Hàm Phong băng hà tại Hành cung Nhiệt Hà khi mới 30 tuổ.i. Ông để lại một đất nước hỗn loạn cùng góa phụ và con thơ. Con trai ông, Tải Thuần, mới 6 tuổ.i sau này trở thành Hoàng đế Đồng Trị. Vợ ông là Hoàng hậu Từ An và Ý Quý phi Na Lạp thị (chính là Từ Hi Thái hậu sau này).
Trước khi qua đời, Hàm Phong đã để lại ba di chiếu. Thứ nhất, lập Tải Thuần làm Hoàng thái tử. Thứ hai, giao cho ba vị đại thần ngự tiề.n và năm vị đại thần quân cơ, bao gồm: Di Thân vương Tái Viên, Trịnh Thân vương Đoan Hoa, Hộ bộ Thượng thư Túc Thuận cùng 5 vị đại thần quân cơ là Cố Luân Ngạch phò Cảnh Thọ, Binh bộ Thượng thư Mục Ấm, Lại bộ Tả Thị lang Khuông Nguyên, Lễ bộ Hữu Thị lang Đỗ Hàn, Thái bộc Thiếu Khanh tự Tiêu Hữu Doanh làm Cố mệnh Bát đại thần, phụ trách chính sự. Thứ ba, ban cho Từ An và Từ Hi hai con dấu "Ngự Thưởng" và "Đồng Đạo Đường". Mọi thánh chỉ do Tám đại thần soạn thảo đều phải có hai con dấu này mới có hiệu lực.
Ba di chiếu này được xem là sự sắp xếp chu toàn cho việc kế vị và điều hành đất nước. Trong khi Đồng Trị còn quá nhỏ, Cố mệnh Bát đại thần sẽ thay mặt nhiếp chính. Tuy nhiên, để tránh việc lạm quyền, Hàm Phong đã dùng hai con dấu của Từ An và Từ Hi để kiềm chế quyền lực của họ. Cơ chế này tạo nên thế "tam quyền phân lập", đảm bảo sự ổn định của triều đình. Thế nhưng, sự tính toán chu toàn của Hàm Phong đã nhanh chóng bị phá vỡ bởi chính Từ Hi Thái hậu.
Trong cuộc lật đổ Cố mệnh Bát đại thần, một nhân vật quan trọng đã giúp đỡ Từ An và Từ Hi. Đó chính là Cung Thân vương Dịch Hân, là con trai thứ 6 của Đạo Quang Đế, mẹ ông là Hiếu Tĩnh Thành Hoàng hậu Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị (lúc ấy đang là Tĩnh phi). Ông là em ruột của Thuận Hòa Quận vương Dịch Cương, Tuệ Chất Quận vương Dịch Kế và Cố Luân Thọ Ân Công chúa. Nói cách khác, Cung Thân vương Dịch Hân là em trai cùng cha khác mẹ của Hàm Phong, đồng thời là em rể của Từ Hi.
Dịch Hân là người thông minh, tài giỏi. Tuy nhiên, Hàm Phong lại đố kỵ với em trai mình nên không giao cho ông bất kỳ chức vụ quan trọng nào, thậm chí còn không cho ông nằm trong nhóm Cố mệnh Bát đại thần. Rõ ràng là Hàm Phong không hề tin tưởng Dịch Hân. Bản thân Tám đại thần cũng tìm cách bài xích Dịch Hân, không cho ông đi theo Hàm Phong đến Nhiệt Hà. Điều này dẫn đến mâu thuẫn giữa Dịch Hân và Tám đại thần. Từ Hi đã nhận thấy rõ tất cả những điều này.
Sau khi Hàm Phong qua đời, Từ Hi và Từ An đã bí mật gửi thư cho Dịch Hân ở Bắc Kinh, mời ông đến Nhiệt Hà. Có một tình tiết thú vị trong việc này. Lúc đầu, hai vị Thái hậu không có cách nào liên lạc được với Dịch Hân. Từ Hi đã nghĩ ra một kế, bà cố tình để thái giám thân cận An Đức Hải gây sự với một cung nữ, sau đó giáng chức An Đức Hải xuống làm công việc quét dọn ở Bắc Kinh. Nhờ vậy, An Đức Hải có cơ hội trở về Bắc Kinh và bí mật đưa thư cho Dịch Hân.
Khi đến Nhiệt Hà, Dịch Hân đã bàn bạc với Từ Hi và Từ An. Cả ba nhanh chóng đạt được sự đồng thuận. Sau khi từ biệt hai vị Thái hậu, Dịch Hân trở về Bắc Kinh, liên kết với Thuần Quận vương Dịch Hoàn và Quân cơ đại thần Văn Tường chuẩn bị cho cuộc đảo chính.
Sau đó, Từ Hi, Từ An và Đồng Trị hộ tống linh cữu của Hàm Phong từ Nhiệt Hà về Bắc Kinh. Trên đường đi, hai vị Thái hậu lấy lý do Đồng Trị còn nhỏ, bản thân lại là phận nữ nhi nên đã đi đường tắt về Bắc Kinh trước, để lại nhóm Cố mệnh Bát đại thần tiếp tục hộ tống linh cữu theo đường chính.
Vừa về đến Bắc Kinh, Từ Hi lập tức triệu kiến Cung Thân vương và những người khác. Ngay sau đó, Từ Hi và Từ An cùng ra chỉ dụ, tuyên bố bãi miễn chức vụ của Cố mệnh Bát đại thần. Túc Thuận bị xử trảm, Tải Viên và Đoan Hoa bị ép tự xử bản thân. Năm đại thần còn lại bị cách chức hoặc đày đi biên ải. Nhóm Cố mệnh Bát đại thần chưa kịp tận hưởng quyền lực đã nhanh chóng bị loại bỏ khỏi vũ đài chính trị.
Vị Thái hậu với thủ đoạn chính trị thượng thừa đã ra tay vào đúng thời điểm mà nhóm đại thần này lơi lỏng nhất, từ đó "tiên hạ thủ vi cường" để tóm một mẻ lưới gọn ghẽ. Đợi tới lúc họ phát hiện ra âm mưu chính biến động trời ấy thì mọi chuyện đã an bài, tất cả các cố mệnh đại thần nói trên dù từng là cao thủ kỳ cựu trên quan trường thì cũng chẳng thể nào một tay che trời mà xoay chuyển càn khôn được nữa.
Những tưởng sau khi Tân Dậu chính biến thành công, cả hai Thái hậu đều có thể cùng nhau nắm đại quyền mà không chịu sự chèn ép của phe Cố mệnh Bát đại thần. Thế nhưng một người Thái hậu không am tường chính trị như Từ An khó có thể ngờ rằng bản thân mình lại trở thành người biến mất tiếp theo trên vũ đài lịch sử.
Sử cũ ghi lại, vào năm 1881, Từ An Thái hậu đột ngột băng thệ. Do bà qua đời quá nhanh nên có nhiều nghi vấn liên quan tới việc Từ Hi đã kịp bịt miệng người đồng minh này để độc chiếm quyền hành. Cho tới ngày nay, nguyên nhân cái chế.t của Từ An Thái hậu vẫn còn rất nhiều góc khuất. Tuy nhiên sự thực là sau khi bà băng thệ, Lưỡng cung Thái hậu giờ đây chỉ còn duy nhất Từ Hi. Đây cũng là cột mốc đán.h dấu cho giai đoạn độc chiếm quyền hành từ Tây Thái hậu khét tiếng Thanh triều sau này.
Từ Hi Thái Hậu vừa ngủ dậy liền "diệt" thái giám, cung nữ, lý do cực hãi hùng Uyển Đình21:09:25 07/09/2024Việc Từ Hi Thái hậu được cho là người đẹp nhất trong triều đại nhà Thanh gây nên nhiều nghi vấn và tranh cãi bởi không rõ đây là sự thật hay do được thổi phồng bởi người khác.
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
7 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
20 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo