Tại sao bia mộ Võ Tắc Thiên không có chữ nào, nghe xong ai cũng sốc!
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Người ta tin rằng mái nhà Tử Cấm Thành luôn sạch bóng, không có bụi, không có phân chim kể từ khi xây dựng. Nguyên nhân đều nằm ở sự tính toán của người xưa khi xây dựng.
Tử Cấm Thành (hay còn gọi là Cố Cung) ở Bắc Kinh được xây dựng vào thời nhà Minh đến nay đã trải qua 600 năm, đây là một trong trong những kiến trúc cổ được xây dựng bằng gỗ có quy mô lớn nhất thế giới còn tồn tại đến ngày nay. Theo đó, Tử Cấm Thành rộng tới 720.000 m2 với 800 cung điện lớn nhỏ.
Tên gọi Tử Cấm Thành vốn xuất phát từ chữ "Tử" trong Tử Vi cung hay là Thiên Tử với ý nghĩa là con trời. Vì nơi ở của Thiên đế là Tử Vi cung nên nơi ở của con trời cũng được thêm chữ "Tử". Còn "Cấm Thành" có nghĩa là khu thành nghiêm cấm dân thường ra vào.
Tử Cấm Thành được biết đến là nơi bàn việc chính sự của các vị vua và quần thần của mình. Đây cũng là nơi ở của hoàng đế cùng dàn hậu cung của mình, ngoài ra còn có thái giám, cung nữ là những người phục vụ của họ.
Ngày nay, hình ảnh Tử Cấm Thành đã trở thành một trong những kỳ quan nổi tiếng của thế giới. Vì Tử Cấm Thành có hàng nghìn năm lịch sử nên nơi này còn chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn mà hậu thế luôn muốn khám phá.
Tử Cấm Thành được xây dựng dựa trên câu chuyện thần thoại có tên gọi là "Tử vi tiên". Chuyện kể rằng có một nơi gọi là Tử Vi cung (một cung điện có màu tím) là chỗ ở của Ngọc hoàng cùng các vị thần tiên. Ở nơi này, Hoàng đế được gọi là thiên tử và Tử Vi cung mới đủ uy nghiêm xứng với ông.
Vì thế các hoàng đế Trung Hoa cho rằng Tử Cấm Thành là biểu tượng về quyền lực. Công trình này được xây dựng trong 15 năm (1406 - 1420) với sự góp sức từ 1 triệu nhân lực. Tử Cấm Thành được coi là niềm tự hào của người dân Trung Quốc bởi sự tráng lệ và hùng vĩ .
Tử Cấm Thành là minh chứng cho sự xa hoa của nơi mà các Hoàng đế Trung Hoa từng sinh sống. Công trình này cũng thể hiện rõ nét kiến trúc cung đình truyền thống Trung Quốc và chứa đựng tinh hoa cũng như tài nghệ của người xưa khi xây cất Cố Cung.
Nhiều người yêu thích lịch sử hai triều đại này đã bị thu hút bởi công trình kiến trúc cung điện nguy nga đồ sộ. Ngay khi bước vào Tử Cấm thành, khách tham quan sẽ bị choáng ngợp bởi đại sảnh tráng lệ, gạch tráng men sáng bóng khiến ai cũng không khỏi trầm trồ ngưỡng mộ và tò mò về trí tuệ người xưa.
Việc gìn giữ các kiến trúc lịch sử thật ra không hề dễ dàng, trên thực tế có rất nhiều kiến trúc quý giá ngoài việc bị mưa gió bào mòn thì còn bị hủy hoại bởi phân chim.
Tuy nhiên, Tử Cấm Thành lại không hề gặp phải nạn phân chim, tại sao lại như vậy?
Có thể nói Tử Cấm Thành là một công trình kiến trúc lâu đời, có lịch sử hơn 600 năm mà vẫn được bảo tồn tốt. Nhưng sẽ ra sao nếu bầy chim bay qua quấy rầy hoàng đế hoặc phóng uế lên mái nhà và tường của cung điện. Sau khi suy nghĩ, các nhà nghiên cứu đã thử tìm hiểu mái của cung điện để tìm câu trả lời.
Những người quan tâm đến Tử Cấm Thành đều biết công trình này sử dụng loại ngói tráng men màu vàng. Ngói men vàng và tường màu đỏ là màu sắc biểu tượng cho quyền uy của hoàng thất. Thiết kế của mái cũng nhằm làm nổi bật quyền lực của hoàng thất. Đây cũng chính là hai màu sắc mà các loài chim khá sợ.
Ngoài bề mặt nhẵn bóng, mái nhà của Tử Cấm Thành vẫn được tham chiếu theo một góc nghiêng nhất định, và các thợ thủ công năm đó cũng đã áp dụng một phương pháp thiết kế gọi là "oanh bất lạc tường đỉnh", có nghĩa là kiểu thiết kế kiểu đỉnh nóc nhà khiến cho chim cũng không thể dừng chân trên đó được, cũng có nghĩa là với thiết kế như vậy chính là vì để ngăn chặn lũ chim làm tổ ở đó.
Không chỉ nhờ phương pháp thiết kế đã kể trên, những người thợ xây dựng thủ công đã xây theo kiểu các đường vân trên tường chính hoặc đường vân trên mái sao cho khoảng cách giữa mỗi viên gạch được thiết kế lớn hơn khoảng cách giữa chân các con chim, để khi chim muốn ở lại trên đó cũng rất khó ở lại, chỉ dừng lại một chút rồi vội vàng bay đi ngay.
Ngoài ra, người xưa đã sử dụng một loại sơn có mùi đặc biệt, gián tiếp khiến các loài chim không muốn đến gần.
Tồn tại hơn 600 năm, Tử Cấm Thành vẫn luôn chiếm ngôi vị cung điện lớn nhất thế giới. Kiến trúc xây dựng thời bấy giờ đạt đến trình độ rất điêu luyện nên giả thuyết thiết kế mái ngói tráng men luôn sạch đẹp, chim không dám đậu là hoàn toàn có cơ sở.
Lý do sư tử trong Tử Cấm Thành đều có đôi tai cụp xuống: Lời nhắc nhở cực đáng sợ đến phi tần JLO17:54:23 20/10/2023Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố cung, là cung điện hoàng gia lâu đời bậc nhất Bắc Kinh (Trung Quốc). Đằng sau mỗi sự vật, mỗi chi tiết trong Tử Cấm Thành đều ẩn chứa ý nghĩa sâu xa mà không phải ai cũng biết.
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Báo cáo