Tử Cấm Thành không có nhà vệ sinh dù hàng chục ngàn người ở, "xóa sổ" cây cối?

Quỳnh Quỳnh17:07 27/05/2024

 2  |  1 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Tử Cấm Thành là một trong những địa điểm có quy mô bậc nhất thế giới vẫn còn tồn tại và hút khách bậc nhất Bắc Kinh. Hiện nay, nơi đây còn lưu giữ nhiều huyền thoại, bí mật và các sự thật thú vị ít người biết tới.

Cố Cung Tử Cấm Thành được biết đến là 1 công trình hoành tráng cả về mặt kiến trúc và lịch sử. Từ thiết kế tới diện tích và ý nghĩa của công trình này đều khiến hậu thế phải gật gù cảm phục. Tử Cấm Thành nằm ở trung tâm Bắc Kinh, Trung Quốc, rộng tới 700.000m2 và có đến 800 cung điện lớn, nhỏ khác nhau. Đây là nơi các đời vua triều nhà Thanh bàn chuyện triều chính, cũng là nơi hậu cung sinh sống.

Tử Cấm Thành không có nhà vệ sinh dù hàng chục ngàn người ở, xóa sổ cây cối? - Hình 1

Tử Cấm Thành được cho là có tổng cộng 9.999 gian phòng. Muốn đi tham quan Cố Cung có thể mất vài ngày cũng không khám phá hết được. Thế nhưng dù rộng lớn mênh mông là thế, nơi đây lại thiếu một công trình tưởng chừng như rất thiết yếu, đó là nhà vệ sinh.

Ngay từ đầu, hoàng cung khổng lồ hoàn toàn không được thiết kế và xây dựng nhà vệ sinh. Tất cả nhà vệ sinh công cộng hiện nay đều được xây dựng mới trong thời hiện đại vì mục đích phục vụ khách du lịch và nhân viên. Điều này khiến nhiều người tò mò những người sống trong cung trước đây "giải quyết" nhu cầu căn bản như thế nào.

Tử Cấm Thành không có nhà vệ sinh dù hàng chục ngàn người ở, xóa sổ cây cối? - Hình 2

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, không có nhà vệ sinh nào được xây trong Tử Cấm Thành. Điều này được cho xuất phát từ việc người xưa quan niệm hoàng cung là nơi ở của hoàng đế. Do vậy, nơi sống của bậc đế vương phải thể hiện sự tôn nghiêm, trang trọng và sạch sẽ. Nếu như xây dựng nhà vệ sinh trong Tử Cấm Thành thì nhiều người sẽ sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Điều này sẽ khiến một số nơi bên trong cung điện có mùi khó chịu, ảnh hưởng đến uy nghi, tôn nghiêm của nhà vua.

Tử Cấm Thành không có nhà vệ sinh dù hàng chục ngàn người ở, xóa sổ cây cối? - Hình 3

Do đó, người xưa không xây nhà vệ sinh cố định bên trong Tử Cấm Thành. Thay vào đó, hoàng đế cùng các phi tần, cung nữ, thái giám sử dụng "nhà vệ sinh di động". Cụ thể, với vua chúa, những người địa vị cao, thiết kế của chiếc thùng này cũng phải khác biệt, xa xỉ và được gọi là quan phòng.

Chúng được làm bằng gỗ đàn hương, bên trong chứa tro gỗ đàn hương và các hương liệu để cản bớt mùi hôi. Phần phần miệng thùng được mài nhẵn để người ngồi không bị khó chịu hay bị trầy xước. Một số chiếc bồn cầu di động còn được thiết kế cầu kỳ hẳn hoi với đệm lót gấm, có chỗ gác tay hai bên.

Tử Cấm Thành không có nhà vệ sinh dù hàng chục ngàn người ở, xóa sổ cây cối? - Hình 4

Sau khi chủ nhân đi vệ sinh xong, thái giám hoặc cung nữ sẽ phải bưng đi đổ. Trong hoàng cung thời phong kiến có cả một bộ phận nô tì chỉ chuyên phụ trách công việc đổ chất thải trong thùng vệ sinh và tẩy rửa thùng. Những chiếc thùng lớn đựng chất thải phải thường xuyên được đem đổ ra bên ngoài để tránh mùi hôi thối ám vào cung điện uy nghi.

Tử Cấm Thành không có nhà vệ sinh dù hàng chục ngàn người ở, xóa sổ cây cối? - Hình 5

Đó là đối với những người ở địa vị cao, còn các nhân vật thái giám, cung nữ tất nhiên phải sử dụng dụng cụ thô sơ, kém chất lượng hơn. Chiếc thùng đi vệ sinh của họ được gọi là cung đồng. Nhìn chung chúng chỉ là 1 chiếc thùng gỗ bình thường không hơn không kém và cũng chẳng được trải hương liệu át mùi gì bên trong.

Tử Cấm Thành không có nhà vệ sinh dù hàng chục ngàn người ở, xóa sổ cây cối? - Hình 6

Tử Cấm Thành không có nhà vệ sinh dù hàng chục ngàn người ở, xóa sổ cây cối? - Hình 7

Lý giải về việc Tử Cấm Thành không có nhà vệ sinh, các nhà nghiên cứu cho hay do khoa học kỹ thuật thời cổ đại còn hạn chế nên chưa tìm ra "kỹ thuật" xử lý mùi hôi của chất thải. Đặc biệt, việc xây dựng hệ thống nước, xả thải thời xưa là không thể.

Thêm một điều kỳ lạ ở Tử Cấm Thành, Tam Đại điện ở T.iền triều là nơi hoàng đế làm việc, chiếm 1/10 tổng diện tích cung lên tới 150.000m2. Với quy mô hoành tráng, nhưng khi bước chân vào trong, nhiều du khách ngạc nhiên khi thấy không có bóng dáng bất cứ cây xanh nào.

Tử Cấm Thành không có nhà vệ sinh dù hàng chục ngàn người ở, xóa sổ cây cối? - Hình 8

1. Tôn lên vẻ uy nghi của triều đình

Theo một số thông tin, người xưa quan niệm vua chính là người có quyền lực cao nhất trong triều, vì thế mọi thứ xung quanh đều phải thấp hơn vua để đảm bảo sự tôn nghiêm, uy quyền. Do vậy cây xanh bị chặt hết.

Đặc biệt, khi bước vào từ cổng Thiên An Môn, không gian rộng lớn không một bóng cây sẽ tạo bầu không khí nghiêm nghị. Vì vậy, quan lại khi đi trên con đường này, chỉ nhìn thấy những mái nhà cao, sẽ sinh ra những áp lực và sợ hãi, để một lòng tôn thờ hoàng đế. Ngoài ra, cây xanh còn thu hút nhiều chim chóc và những loài động vật khác, làm mất vẻ tôn nghiêm của triều đình.

Tử Cấm Thành không có nhà vệ sinh dù hàng chục ngàn người ở, xóa sổ cây cối? - Hình 9

2. Đề phòng thích khách

Việc bảo vệ an nguy của Hoàng đế luôn là một trong những tiêu chí quan trọng nhất. Không xây dựng những cây xanh, đặc biệt là cây cao trong cung vua là cách bảo vệ đơn giản và hữu hiệu hơn cả, lý do đơn giản vì chúng sẽ trở thành nơi ẩn náu lý tưởng cho những thích khách muốn theo dõi hoặc làm hại Hoàng đế.

3. Đề phòng hỏa hoạn xảy ra

Một lý do chính khiến người ta không trồng cây trong Tử Cấm Thành chính là để đề phòng hỏa hoạn xảy ra. Các cung ở Tử Cấm Thành đều được xây dựng từ các loại gỗ quý, hiếm, nếu như có cháy sẽ gây thiệt hại nặng nề. Hơn nữa, ở thời đại nhà Thanh, các biện pháp chữa cháy chưa phổ biến nên nếu xảy ra cháy nổ sẽ rất nguy hiểm. Các loại tài liệu quý, báu vật cũng được cất giữ tại đây nên việc phòng cháy là rất cần thiết.

Thêm vào đó, Bắc Kinh vốn là thành phố ở phương bắc có khí hậu rất khô. Nếu trồng cây ở 3 sảnh lớn trong Tử Cấm Thành, khi có giông bão nguy cơ xảy ra hỏa hoạn sẽ tăng cao do cây xanh có thể hút sét.

Tử Cấm Thành không có nhà vệ sinh dù hàng chục ngàn người ở, xóa sổ cây cối? - Hình 10

4. Tốt cho phong thủy

Người xưa chắc chắn cũng không thể không chuộng phong thủy khi xây dựng các công trình. Trong Ngũ Hành, vị trí của Tử Cấm Thành thuộc thổ, cây xanh thuộc mệnh mộc. Thổ và mộc vốn tương khắc, có thể mang lại vận xấu, nên 3 sảnh chính Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa không được phép có cây xanh.

Tử Cấm Thành không có nhà vệ sinh dù hàng chục ngàn người ở, xóa sổ cây cối? - Hình 11

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Công chúa thấy cảnh Từ Hi tắm, vì sao lại sợ hãi đến mức tức tốc rời khỏi cung?

Phi Yến20:45:13 16/03/2024
Vị công chúa được nhắc đến chính là Dụ Đức Linh, một người con lai có hai dòng m.áu Trung Quốc và Pháp. Nhiều người thắc mắc, Từ Hi tắm có gì đáng sợ mà cô phải rời đi không bao giờ trở lại.

 1  |  1 Thảo luận  |  

Vì sao Càn Long bỏ núi t.iền xây cung điện xa hoa nhất Tử Cấm Thành mà không ở?

Bình Minh18:44:00 02/03/2024
Càn Long tốn cả núi t.iền xây Quyện Cần Trai vào năm trị vì thứ 37 để sau khi về hưu sẽ đến ở. Tuy nhiên, ông lại chưa từng đặt chân đến khiến hậu thế cảm thấy vô cùng khó hiểu.

 1  |  1 Thảo luận  |  

Cách phòng bệnh viêm màng não mô cầu

Tin tài trợ
Thời tiết giao mùa có độ ẩm cao, nhiều ẩm mốc, cùng với khí hậu thay đổi thất thường, làm cho sức đề kháng giảm khiến t.rẻ e.m và người lớn dễ mắc bệnh viêm màng não mô cầu.

Tử Cấm Thành 5 giờ chiều là đuổi khách, có liên quan vụ việc chấn động năm xưa

Phượng Vũ09:46:34 11/02/2024
Cứ trước 5 giờ chiều, tất cả khách tham quan tại Cố cung của Trung Quốc đều bị buộc phải rời đi. Nhiều người thắc mắc vì sao địa điểm tham quan này lại đóng cửa sớm như thế?

 4  |  1 Thảo luận  |  

Cận cảnh Tử Cấm Thành đẹp mê ly của Trung Quốc

Tin tài trợ
Tử Cấm Thành là cung điện của các hoàng đế Trung Hoa thời xưa, nằm ở lõi của Hoàng thành Bắc Kinh (Trung Quốc). Khu vực Tử Cấm Thành nhìn từ trên cao. Diện tích của cung điện cổ này là 720.000m

Nhìn mâm cỗ bị mẹ chồng chia đôi với 2 phần hoàn toàn khác biệt mà nước mắt tôi ứa ra

Tin tài trợ
Tôi bưng mâm cỗ về nhà nhưng chồng tôi uất ức đến mức chỉ muốn đổ hết đi.Hôm qua nhà chồng tôi cúng Tất niên. Vợ chồng tôi tuy ở riêng (ở sát bên nhà bố mẹ chồng) nhưng tôi vẫn đến nhà chồng từ sáng sớm,

Từ Hi Thái hậu tháo chạy khỏi Tử Cấm Thành, phải đi vay t.iền và cái kết muối mặt

Keng19:05:18 13/01/2024
Năm xưa, khi liên quân 8 nước xông vào Tử Cấm Thành, tới Thái hậu hét ra lửa như Từ Hy cũng bị dọa tới run rẩy. Lão Phật gia vốn thích ăn vận đã không còn đoái hoài gì tới quy củ, vội vã mặc trang phục của thường dân, bí mật trốn khỏi kinh thành.

 6  |  1 Thảo luận  |  

Đến Bắc Kinh không thể bỏ lỡ 12 danh lam thắng cảnh này

Tin tài trợ
Tử Cấm Thành là hoàng cung của các Hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh, được xây dựng lần đầu tiên vào năm Vĩnh Lạc thứ 18 (năm 1420) đời nhà Minh.

Khách Việt 'săn' tuyết ở Tử Cấm Thành

Tin tài trợ
Mùa Đông khiến tuyết rơi dày tại nhiều khu vực ở miền Bắc Trung Quốc, tạo nên khung cảnh ấn tượng, khác lạ tại Tử Cấm Thành.

Trung Quốc "mở toang cửa", lượng khách quốc tế vẫn kém mặn mà đến thưa thớt

Tin tài trợ
Thời trước đại dịch, Tử Cấm Thành vốn đông nghịt khách quốc tế, thì nay mỗi ngày chỉ có khoảng 20-30 người. Jay Li, một hướng dẫn viên du lịch địa phương cho rằng, con số này đã là rất nhiều .

Bí ẩn về tòa biệt phủ lớn nhất Trung Quốc, rộng hơn cả Tử Cấm Thành, xây dựng 300 năm mới hoàn thành

Cát Cát15:15:41 06/12/2023
Biệt phủ lớn nhất Trung Quốc đã tồn tại từ thời nhà Minh (1368-1644), mất hơn 300 năm, trải qua nhiều thế hệ gia tộc mới có thể hoàn thiện. Được biết, nơi đây là dinh thự nổi tiếng này thuộc về gia tộc nhà họ Vương.

 4  |  1 Thảo luận  |  

mr vịthạt tiêu playhằng du mụctôn bằngxemesisblackpinktrần nghiên hy - trần hiểuhari won -xoài nontrần hiếutiểu long nữlưu diệc phithủy tiên