Gia đình hoảng loạn bỏ chạy vì sóng lớn ập vào bờ, nguyên nhân đằng sau vỡ lẽ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Thời gian gần đây, giới trẻ đặc biệt quan tâm đến loài hoa bỉ ngạn bắt nguồn từ một trend đang đứng đầu xu thế mang tên "Ý nghĩa những màu hoa bỉ ngạn". Vậy, rốt cuộc ý nghĩa thực sự của loài hoa này ẩn chứa điều gì?
Hoa bỉ ngạn có tên khoa học là Lycoris Radiata, chúng còn được gọi với những cái tên khác như: Long Trảo Hoa, Mạn Châu Sa Hoa hay Hồng Hoa Thạch Toán. Xuất phát từ những vùng đất văn hóa đặc sắc như Trung Quốc và Nhật Bản, bóng dáng của hoa bỉ ngạn in đậm trong điệu nhạc, dòng thơ và cả những khung hình phim ảnh hai quốc gia này.
Mỗi nơi mang đến cho hoa bỉ ngạn một ý nghĩa riêng biệt. Nhật Bản thấy trong nó hình mẫu của những kỷ niệm đau lòng và tuyệt vọng. Triều Tiên, qua những cánh hoa bỉ ngạn, trái tim họ nhớ về một nửa đã mất. Trong khi đó, ở Trung Quốc, hoa bỉ ngạn chứa đựng câu chuyện về sự tách rời, sự chia lìa.
Truyền thuyết kể rằng, hoa bỉ ngạn là loài hoa duy nhất mọc trên đường xuống hoàng tuyền, khi linh hồn trước khi đi qua cầu Nại Hà bắc ngang bờ Vong Xuyên, sẽ gửi toàn bộ ký ức của mình cho hoa bỉ ngạn. Dù là đau khổ tột cùng hay yêu thương thắm thiết, hoa bỉ ngạn đều thu nhận những hồi ức đó.
"Lòng đã nở một nhành hoa bỉ ngạn
Nhìn Vong Xuyên đưa tiễn mấy dòng trôi
Cánh mong manh trói đời ta vô ảnh
Bờ nhân duyên xa tít tắp chân trời..."
Không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc, loài hoa chốn Hoàng Tuyền này còn gắn liền với truyền thuyết rất độc đáo. Chuyện kể rằng, có một loài hoa rất đặc biệt mang một cái tên rất độc đáo Hoa Bỉ Ngạn.
Bảo vệ bên cạnh Bỉ Ngạn hoa là hai yêu tinh, một người tên là Mạn Châu, một người tên là Sa Hoa. Bọn họ đã canh giữ Bỉ Ngạn hoa suốt mấy nghìn năm nhưng trước giờ chưa từng tận mắt nhìn thấy đối phương.
Bởi vì lúc hoa nở nhìn không thấy lá; khi có lá lại không thấy hoa. Giữa hoa và lá, cuối cùng cũng không thể gặp nhau, đời đời lầm lỡ. Thế nhưng, Mạn Châu và Sa Hoa lại điên cuồng nhung nhớ đối phương, và bị nỗi đau khổ hành hạ sâu sắc.
Cuối cùng , họ cũng định làm trái quy định của thần, lén gặp nhau một lần. Thần biết được đã trách tội 2 yêu tinh. Mạn Châu và Sa Hoa bị đánh vào luân hồi, và bị lời nguyền vĩnh viễn không thể ở cùng nhau, đời đời kiếp kiếp ở nhân gian chịu đựng nỗi đau khổ.
Về sau, Mạn Châu Sa Hoa chỉ nở trên con đường Hoàng Tuyền, hoa có hình dạng như những cánh tay hướng về thiên đường để cầu khẩn, mỗi khi Mạn Châu và Sa Hoa luân hồi chuyển thế, trên con đường Hoàng Tuyền ngửi thấy mùi hương của Bỉ Ngạn hoa thì có thể nhớ lại bản thân ở kiếp trước, sau đó thề không bao giờ chia lìa nữa nhưng vẫn lần nữa bị lời nguyền kéo vào.
Từ đó, bên bờ Hoàng Tuyền, dưới cầu Nại Hà, cây hoa đỏ rực, yêu dị diễm lệ vô cùng cứ bừng nở, sinh sôi, dẫn đường cho các đôi tình nhân chia cắt, cho những vong hồn còn nhiều oán khí quay lại luân hồi, nhận lấy nhân quả mà số phận chú định.
Vào một ngày, Đức Phật đi ngang qua bồng nhìn thấy loài hoa độc đáo này. Ngài vừa liếc nhìn đã thấy rõ được bí mật ẩn chứa bên trong. Đức Phật xót thương nên đã quyết định mang loài hoa này về miền Cực Lạc. Nhưng vì Cực Lạc là một thế giới thanh tịnh, thuần khiết, do đó tất cả những thứ tình ái, nhớ nhung của con người nơi trần thể đều không được phép tiến vào nơi đây. Từ đó, những cảm xúc đó của hai người kết thành một màu đỏ rực như máu rồi bị trục xuất xuống suối vàng. Đức Phật đã đặt tên cho loài hoa này là hoa Mạn Đà La (hoa của cõi Phật), nó có màu trắng thuần khiết.
Lại nói về màu đỏ rực bị trục xuất đó. Địa Tạng Bồ Tát đã biết được dưới suối vàng đang chứa đựng màu đỏ kỳ lạ từ một loài hoa bị trục xuất nơi Cực Lạc. Ngài liền đến bên bờ sông và ném xuống một hạt giống, ngay lập tức một đóa hoa đỏ tươi bay ra khỏi mặt nước. Ngài đã đón lấy hoa và đặt tên cho nó là hoa Mạn Châu Sa và có màu đỏ rực, trái ngược với màu trắng của Mạn Đà La.
Hoa Bỉ Ngạn có 3 màu: đỏ (phổ biến nhất), vàng(cực hiếm) và trắng (ít gặp). Hoa mọc thành chùm màu đỏ như máu, cánh hoa vươn dài nở xòe mọi phía như đuôi công. Cụm hoa từ 5 tới 7 nụ, khi đã ra hoa thì không còn lá.
Hoa nở: Hoa nở rất đúng ngày, 3 ngày trước và sau Xuân phân gọi là Xuân bỉ ngạn. 3 ngày trước và sau Thu phân gọi là Thu bỉ ngạn.
Một lưu ý quan trọng đó là củ của hoa Bỉ Ngạn rất độc, có thể gây chết người. Vì vậy loài hoa này thường mang nghĩa không may mắn.
Nhìn chung, ý nghĩa hoa bỉ ngạn là do chính con người gán cho chúng. Chỉ là một loài hoa vô tri vô giác như bao loài hoa khác nhưng vì đặc điểm sinh trưởng khác biệt mà chúng lại phải mang trong mình một ý nghĩa đau thương như vậy.
Trong phong thủy hoặc tâm linh, hoa bỉ ngạn biểu trưng cho những người đã mất. Chính vì vậy, chúng thường được trồng xung quanh các ngôi mộ vừa để tăng tính thẩm mỹ mà lại vừa mang ý nghĩa tường nhớ những người đã khuất.
Vì ý nghĩa hoa bỉ ngạn biểu trưng cho người đã mất nên nhiều người cho rằng không nên trồng chúng xung quanh nhà vì sẽ đem lại điều xui rồi cho gia thất. Tuy nhiên, đây là một quan niệm không đúng. Trồng bỉ ngạn quanh nhà được xem là một sự kết nối giữa tổ tiên với những người còn sống trong nhà.
Ông bà tổ tiên sẽ nương theo hương hoa để về nhà thăm lại con cháu và phù hộ cho chúng sống một đời an nhiên. Về phong thủy, trồng hoa bỉ ngạn trước hiên nhà sẽ đem lại nhiều may mắn cho gia chủ trong cả công việc lẫn cuộc sống tương lai.
Trend "ý nghĩa những màu hoa bỉ ngạn", điều gì khiến giới trẻ yêu thích đến vậy Phương Thảo18:16:31 23/01/2024Ý nghĩa những màu hoa bỉ ngạn: bỉ ngạn đỏ - hồi ức đau thương, bỉ ngạn vàng - vĩnh viễn không gặp lại, bỉ ngạn trắng - sự tinh khiết, bỉ ngạn xanh - hy vọng tương lai sẽ gặp lại . Điều gì tạo nên cơn sốt này?
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
7 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo