Danh ca Khánh Ly sẽ không xem phim "Em và Trịnh", đừng ai tạc tượng ông là thánh nhân
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Trịnh Công Sơn sinh ngày 28/2/1939. Quê ông thuộc làng Minh Hương, xã Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Trịnh Công Sơn được xem là một trong những nhạc sĩ lớn của âm nhạc đại chúng với số lượng tác phẩm đồ sộ, ông đã để lại cho đời hơn 600 bài hát. Hơn thế nữa, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ, một ca sĩ và một diễn viên không chuyên.
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không những là người để lại cho đời lời ca tiếng hát sống mãi với thời gian, mà chính bản thân ông cũng đã trở thành một biểu tượng văb hóa đại chúng. Hàng năm, nhiều người yêu mến âm nhạc của ông vẫn tổ chức những đêm nhạc để tưởng nhớ cố nhạc sĩ.
Trịnh Công Sơn còn là một trong những trí thức đấu tranh tích cực cho phong trào hòa bình tại miền Nam. Năm 1968, ông đã gặp bộ đội Cụ Hồ trong 26 ngày đêm Cách mạng giải phóng Huế. Năm 1970, ông tham gia phong trào Tự quyết với Ngô Kha, Trần Viết Ngạc, Lê Khắc Cầm, Chu Sơn và Thái Ngọc San.
Sau năm 1975, Trịnh Công Sơn làm việc tại Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Sóng nhạc. Những năm đầu thập niên 1980, ông bắt đầu sáng tác lại, ban đầu một số tác phẩm của ông gởi qua cho Khánh Ly và chỉ phát hành tại hải ngoại.
Ngoài vai trò là một nhạc sĩ kiêm ca sĩ, Trịnh Công Sơn còn là một diễn viên điện ảnh nghiệp dư. Năm 1971 ông tham gia đóng phim và thủ vai chính trong phim Đất khổ của cố đạo diễn Hà Thúc Cần. Sau khi phim được hoàn tất năm 1974 thì chỉ được chiếu cho công chúng xem 2 lần với thời lượng 102 phút, rồi bị cấm không được phép trình chiếu ở Miền Nam Việt Nam. Sau năm 1975, bộ phim này lại được chọn là phim Việt Nam chính trong Liên hoan phim Á Mỹ năm 1996.
Ngoài sự nghiệp đồ sộ, Trịnh Công Sơn còn nổi tiếng là nghệ sĩ đa tình bậc nhất Việt Nam. Ở người nhạc sĩ tài ba này, tình chưa bao giờ dứt.
Trong 62 năm Trịnh Công Sơn có mặt trên cõi đời, ông đã yêu day dứt, yêu đến đớn đau nhiều cô gái. Và bằng những câu chuyện, lý do khác nhau, Trịnh Công Sơn chưa bao giờ có một mối tình nào trọn vẹn.
Nhiều tài liệu về Trịnh Công Sơn cho biết, ít nhất 2 lần trong cuộc đời, nhạc sĩ đã có ý định từ giã cuộc sống độc thân. Lần đầu tiên vào năm 1983 với một thiếu phụ tên C.N.N sống tại Pháp. Người phụ nữ này đã rời thành phố Paris hoa lệ để bay về Việt Nam chuẩn bị đám cưới với ông. Tuy nhiên, vì một sự cố ngoài ý muốn, hai người sau đó đã chia xa.
Lần thứ hai, Trịnh Công Sơn định làm hôn lễ với Vân Anh, cô gái kém ông 30 tuổi, là Á hậu Tiền Phong 1990. Nhưng một lần nữa, đám cưới lại không thành dù lễ phục đã chuẩn bị xong. Trịnh Công Sơn khước từ hạnh phúc nhẹ nhàng chỉ bằng một cái nhún vai.
Bạn bè ông cho biết, Trịnh Công Sơn là người con có hiếu, khi mẹ ông qua đời, chuyện lập gia đình để hưởng một cuộc sống hôn nhân trọn vẹn đã không còn trong người nhạc sĩ. Vì lý do gì, tất cả vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải đáp!
Không chọn gắn bó cuộc đời với bất kỳ phụ nữ nào nhưng Trịnh Công Sơn lại yêu đến quên cả bản thân mình. Chữ tình vận vào con người ông như máu thịt.
Mối tình được cho là khắc cốt ghi tâm đầu tiên của nhạc sĩ họ Trịnh được cho là với Bích Diễm - người con gái dong dỏng cao, nét mặt thanh tú và có bước đi nhẹ nhàng. Sơn yêu Diễm mê mệt, hằng ngày anh phải tìm đủ mọi cớ để được đứng trên lầu cao ngắm cô đi học về. Diễm là nguồn cảm hứng cho Sơn sáng tác bài Diễm xưa với những lời hát như tạc trong tâm trí. Diễm biết Sơn yêu cô, và nhiều lần cũng toan đáp lại tấm chân tình. Tuy nhiên, vì sự ngăn cấm của cha, Diễm đã rời bỏ Sơn để vào Sài Gòn học. Lý do nhạc sĩ họ Trịnh bị từ chối là vì thời điểm đó ông không có bằng tốt nghiệp đại học, chỉ là một anh nhạc sĩ quèn, tóc dài rối tung, râu ria lởm chởm.
Mối lương duyên đứt gánh giữa đường của Sơn sau đó được Dao Ánh - em gái Bích Diễm lấp đầy. Giống như cô chị, Dao Ánh cũng là mẫu người nhạy cảm và sống trọng chữ tình. Khi mới 15 tuổi, Dao Ánh đã viết thư động viên Trịnh Công Sơn 24 tuổi vì những nỗi đau mà chị mình đã gây ra. Và rồi chuyện tình Dao Ánh - Trịnh Công Sơn kéo dài được 4 năm.
Trịnh Công Sơn yêu say đắm như thế nên khi thất tình, ông cũng tự mình nhận lấy sự đau thương. Để rồi 20 năm sau, khi Dao Ánh từ Mỹ trở về tìm Trịnh Công Sơn, mối tình dang dở lại một lần nữa hồi sinh. Dù rằng cả Sơn và Ánh đều trải qua nhiều cuộc dâu bể, nhưng với nhạc sĩ họ Trịnh lúc này, Dao Ánh như giấc mơ ngọt ngào chứa chan của thời tuổi trẻ. Cuộc hội ngộ 20 năm và những biến chuyển từ mối quan hệ với Dao Ánh đã làm cảm hứng cho Trịnh Công Sơn sáng tác bài Xin trả nợ người với ca từ sâu lắng như: "Hai mươi năm xin trả nợ dài, trả nợ một đời em đã phụ tôi".
Khác với Dao Ánh, thứ tình cảm Trịnh Công Sơn có với Khánh Ly còn hơn cả tình yêu đôi lứa thông thường. Và mối lương duyên này đã khiến báo giới tốn hao nhiều giấy mực, khiến người đương thời tò mò, háo hức. Cho đến thời điểm hiện tại, Khánh Ly vẫn là người hát nhạc Trịnh thành công nhất, chất giọng liêu trai, đầy tự sự và nặng ân tình. Tuy nhiên, Trịnh Công Sơn và Khánh Ly chỉ thực sự thuộc về nhau trong âm nhạc, giữa họ có sự đồng điệu đến lạ thường. Và chính vì sự đồng điệu không rõ là yêu hay bạn ấy mà có lần Khánh Ly đã níu áo Trịnh Công Sơn để hỏi: "Anh bảo rằng yêu tất cả mọi người, tại sao anh không một lần nói yêu em?".
Khi Khánh Ly rời khỏi, những năm tháng cuối đời Trịnh Công Sơn dành tất cả sự đắm say vào Hồng Nhung. Sự trong trẻo, tinh khôi từ cô Bống khiến Trịnh Công Sơn trẻ lại. Nhạc sĩ họ Trịnh gần như quên mất khoảng cách tuổi tác, ông say đắm sáng tác, say đắm tìm nguồn sống trong những bản nhạc tình. Và ca khúc Bống Bồng ơi, Thuở bống là người ra đời như một lẽ tất yếu. Trịnh Công Sơn đã viết bài nhạc dành cho Hồng Nhung, cô gái xuân thì đẹp đẽ, luôn dành cho ông thứ tình cảm gần gũi, thân thương đến mức không thể tách rời.
Những câu chuyện tình của Trịnh Công Sơn, nếu kể sẽ không biết khi nào mới hết. Vì cuộc đời nghệ sĩ nghêu ngao giữa đất trời, Trịnh Công Sơn đã yêu quá nhiều cô gái. Trịnh Công Sơn chưa bao giờ chán tình, ông cứ yêu mà không nề hà đó là đơn phương hay song phương. Đó không phải thứ cảm giác bồng bột, nhất thời mà đúng hơn là sự trải nghiệm, thăng hoa của tâm hồn nghệ sĩ. Với Trịnh Công Sơn, đã yêu là yêu mãi, dù bị phụ tình vẫn không thể ngừng yêu.
Sau cùng, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mất vào lúc 12h45, ngày 1/4/2001 tại TP.HCM sau một thời gian dài chiến đấu với các bệnh về gan, thận và tiểu đường. Thời điểm đó, ông được cho là vẫn cặm cụi sáng tác ngay khi nằm trên giường bệnh. Hàng ngàn người đã đến viếng ở lễ tang của ông, và có thể nói chưa có một người nhạc sĩ nào mà sự ra đi của họ lại khiến công chúng thương tiếc nhiều đến như vậy. Ông được an táng tại Nghĩa trang chùa Quảng Bình thuộc phường Bình Chiểu - quận Thủ Đức.
Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ nói về Trịnh Công Sơn: "Với mình, Trịnh tài hoa chứ không phải tài năng" Rosé15:52:52 17/06/2022Bài đăng của nam nhà báo nổi tiếng đã nhận về hàng nghìn lượt tương tác. Bên dưới bình luận, anh còn nói thêm: Mà nhắc mấy ca sĩ trẻ, cứ tìm cái gì mới mới mà hát chứ đừng hát Trịnh nữa. Cô Khánh Ly và anh Tuấn Ngọc hát Trịnh đã...
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo