Mẹ n.ữ sin.h Vĩnh Long nghi lén nhận 1 tỷ bồi thường, dân chứng kiến kể điều lạ?

1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Thông tin Hạt Kiểm lâm liên quận Thuận Hóa - Phú Xuân (TP Huế) đề nghị các chủ quán khi khách đến uống cà phê mang theo chim phải có hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp, nếu vi phạm sẽ xử lý theo quy định nhận được sự quan tâm của nhiều người.
Trước đó, vào tháng 3.2025, một đơn vị đề xuất tổ chức cuộc thi tiếng hót chim chào mào tại TP.Huế nhưng không được cơ quan chức năng chấp thuận do lo ngại về vấn đề pháp lý liên quan đến nguồn gốc của các cá thể chim dự thi và nguy cơ thúc đẩy hoạt động săn bắt chim trời.
Mới đây, ngành kiểm lâm TP.Huế cũng yêu cầu chủ quán cà phê khi khách mang theo chim thì đề nghị khách phải có hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Động thái này đang thu hút sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là người chơi chim cả nước.
Liên quan đến việc này, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm TP.Huế đã có phản hồi về các thủ tục và quy định liên quan đến việc chơi chim chào mào và các loại động vật rừng.
Theo lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm TP.Huế, chim chào mào là loài động vật rừng thông thường. Phần lớn chim chào mào được nuôi làm cảnh trên địa bàn TP.Huế hiện nay có nguồn gốc từ hoạt động săn bắt trái phép.
Thực tế hiện nay nhiều người nghĩ rằng việc mua bán, nuôi nhốt chim trời hay các loài động vật hoang dã là điều bình thường.
Vị lãnh đạo này khẳng định, việc nuôi nhốt chim chào mào phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành. Do đó, để tổ chức các sự kiện như hội thi chim, các cá thể chim chào mào tham gia phải có nguồn gốc hợp pháp và được cơ quan kiểm lâm quản lý.
Thời gian qua, lực lượng Kiểm lâm thành phố Huế đã bắt giữ, xử lý rất nhiều cơ sở kinh doanh, buôn bán chim chào mào trên địa bàn. Nổi bật nhất là vụ bắt giữ và thả lại môi trường tự nhiên gần 1.000 cá thể chim chào mào không có nguồn gốc hợp pháp vào cuối năm 2024.
Liên quan đến vấn đề xác định nguồn gốc hợp pháp, Chi cục Kiểm lâm TP.Huế cho rằng, đối với động vật rừng thông thường như chim chào mào (không thuộc danh mục các loài trong Phụ lục CITES) thì nguồn gốc hợp pháp được xác định trong các trường hợp sau: khai thác từ tự nhiên hợp pháp, nhập khẩu hợp pháp, mua sau xử lý tịch thu, từ nuôi sinh sản hợp pháp, và mua bán, chuyển nhượng quyền sở hữu hợp pháp.
Các loại giấy tờ cụ thể để chứng minh nguồn gốc hợp pháp bao gồm: nguồn gốc khai thác từ tự nhiên hợp pháp (bản chính bảng kê lâm sản được cơ quan kiểm lâm sở tại xác nhận); nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp (tờ khai hải quan và bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập hoặc theo quy định của nước xuất khẩu); nguồn gốc mua sau xử lý tịch thu (bản chính bảng kê lâm sản do cơ quan kiểm lâm hoặc cơ quan được giao xử lý tài sản lập); nguồn gốc từ nuôi sinh sản hợp pháp (tổ chức, cá nhân nuôi phải đảm bảo các quy định về nguồn gốc, an toàn, môi trường và thú y, thực hiện ghi chép sổ theo dõi và thông báo cho cơ quan kiểm lâm sở tại); nguồn gốc từ mua bán, chuyển nhượng quyền sở hữu (bản chính bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại và bản sao hồ sơ mua bán, chuyển giao quyền sở hữu trước đó hoặc mã phản hồi nhanh (QR) chứa đựng hồ sơ liên quan).
Về chế tài xử lý vi phạm, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm TP.Huế cho biết, hành vi nuôi nhốt động vật rừng trái pháp luật sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiề.n từ 1 triệu đồng đến 400 triệu đồng.
Trường hợp nghiêm trọng, có thể bị xử lý hình sự theo Điều 234 bộ luật Hình sự năm 2015, với mức phạt tiề.n từ 50 triệu đồng đến 1,5 tỉ đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 12 năm. Các vi phạm về trình tự, thủ tục liên quan đến động vật rừng cũng sẽ bị xử phạt theo quy định.
Việc tăng cường quản lý và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến động vật hoang dã được xem là một trong những biện pháp quan trọng để bảo tồn đa dạng sinh học và duy trì cân bằng sinh thái.
Cán bộ từng điều tra vụ n.ữ sin.h Vĩnh Long hé lộ tin sốc, phủ nhận 1 điều Hoàng Phúc15:51:18 10/05/2025Vụ việc cha xuống tay với tài xế từng va chạm làm con gái T. qua đời, khiến dư luận chú ý thời gian qua. Mới đây, nhiều tình tiết liên quan đến vụ ta.i nạ.n giao thông năm 2024 tiếp tục được làm rõ.
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
7 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
6 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Báo cáo