Tranh cãi clip cô gái bị sếp "bắn dây chun" sưng tay, người trong cuộc lên tiếng

Quỳnh Quỳnh11:51 24/09/2024

 1  |  1 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Ngày 23/9, mạng xã hội liên tục chia sẻ clip về một buổi đào tạo với dòng trạng thái "Cả hội trường khóc nấc khi những thành viên thiếu nỗ lực, thiếu KPI bị siêu chủ tịch búng dây chun".

Theo dõi hình ảnh trong đoạn clip cho thấy, một số phụ nữ ăn mặc sang trọng đứng trên sân khấu, một người dùng tay liên tục kéo căng nhiều dây chun đang đeo ở cổ tay 2 người đối diện rồi bật thật mạnh.

Vừa kéo dây chun, người này vừa lớn tiếng đặt câu hỏi tại sao hội nhóm của người kia "không trung thực". Một cô gái khác vừa hứng chịu thử thách, vừa bị nhận xét là "không xứng đáng làm người đứng đầu", "không nỗ lực"...

Tranh cãi clip cô gái bị sếp b.ắn dây chun sưng tay, người trong cuộc lên tiếng - Hình 1

Những cú b.ắn thun mạnh khiến cổ tay 2 cô gái sưng tấy, đỏ bừng... nhìn biểu cảm gương mặt cho thấy sự đ.au đ.ớn. Thậm chí, người phụ nữ đang gục xuống khóc nấc lên.

Ngay sau màn b.ắn thun ấy, cả ba ôm động viên nhau và cùng khóc. Nhiều người trong hội trường cũng không kìm được nước mắt khi chứng kiến cảnh này.

Tranh cãi clip cô gái bị sếp b.ắn dây chun sưng tay, người trong cuộc lên tiếng - Hình 2

Tranh cãi clip cô gái bị sếp b.ắn dây chun sưng tay, người trong cuộc lên tiếng - Hình 3

Clip khi chia sẻ trên các nền tảng đã nhận về nhiều tranh cãi. Nhiều người tỏ ra khá ngạc nhiên, không hiểu ý nghĩa của hành động b.ắn chun "đào tạo" nhân viên của cấp trên và khóa học đặc biệt này giống như đa cấp. Nhiều người cũng cho rằng đây là hiện tượng thao túng tâm lý trong đa cấp khiến người tham gia tin vào các hứa hẹn lợi nhuận lớn, cảm giác bị ép buộc đầu tư thêm.

"Thời buổi nào rồi còn làm mấy trò đạp trên hoa hồng, rồi búng dây chun khóc lóc. Làm được mấy tỷ mà khổ vậy" - một tài khoản mạng xã hội bình luận.

Tranh cãi clip cô gái bị sếp b.ắn dây chun sưng tay, người trong cuộc lên tiếng - Hình 4

Theo thông tin trên báo Dân Trí, một trong hai cô gái xuất hiện trong clip nói trên là Trần T.T., đang kinh doanh mỹ phẩm theo một hệ thống.

T. cho biết đoạn clip được quay trong buổi cô tham gia đào tạo hệ thống tại Hà Nội. Đội của T. bị thua sau khi tham gia một trò chơi do có người không trung thực. T. phải lên chịu phạt vì là người đứng đầu nhóm. Mục đích của việc b.ắn dây chun là nhằm cho các nhân viên trong đội hiểu được khi mình làm sai thì thủ lĩnh sẽ là người chịu phạt. Điều đó giúp các thành viên biết đồng cảm, chia sẻ với lãnh đạo.

Nói về đoạn clip gây tranh cãi, T. cho biết cộng đồng mạng đang nghĩ theo hướng tiêu cực, dùng những lời mắng nặng nề dù đây là chuyện bình thường trong đào tạo hệ thống. Đó là thử thách của những người tham gia đào tạo, là bài học chỉ những người kinh doanh hệ thống mới hiểu.

Tranh cãi clip cô gái bị sếp b.ắn dây chun sưng tay, người trong cuộc lên tiếng - Hình 5

Tối ngày 23-9, một tài khoản mạng xã hội nhận mình là CEO của một hãng mỹ phẩm, lên tiếng là người "sếp trong video" trên. Nữ nhân vật chính cho biết đã tham gia chương trình đào tạo đội nhóm cho team kinh doanh.

"Trong chương trình có một trò chơi b.ắn chun nhằm minh họa sức mạnh của đội nhóm, sự đoàn kết và sự thiệt thòi của thủ lĩnh, và trò chơi này đã thực sự chạm đến cảm xúc của mọi người tham gia" - nữ nhân vật chính trong video lên tiếng.

Theo người này, những ai không tham dự chương trình không hiểu được bối cảnh và mục đích trò chơi.

Thời gian gần đây, một số đơn vị, nhãn hàng kinh doanh mỹ phẩm, thực phẩm chức năng bán hàng theo hệ thống thường tổ chức các buổi đào tạo thủ lĩnh, truyền đạt kinh nghiệm bán hàng, tăng doanh số... Các buổi đào tạo áp dụng những cách thức gây xôn xao như cõng nhau giẫm lên cành hoa hồng, b.ắn chun vào cổ tay...

Tranh cãi clip cô gái bị sếp b.ắn dây chun sưng tay, người trong cuộc lên tiếng - Hình 6

Theo Dân trí, chuyên gia kinh tế PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cấp cao Học viện Tài chính cho rằng, việc giẫm lên cành hoa hồng, b.ắn chun vào tay... không phải là phương pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như nâng cao ý thức về nghề nghiệp hoặc sự cố gắng.

"Những thử thách này chỉ làm tổn thương lòng tự trọng và ý chí tự tôn của người tham gia vào quá trình đào tạo, chứ không liên quan đến hoạt động của cá nhân hay quá trình kinh doanh của một đơn vị. Tôi thấy đó là phương thức đào tạo không phù hợp, hạ thấp nhân phẩm của người khác", ông Thịnh nói.

Tranh cãi clip cô gái bị sếp b.ắn dây chun sưng tay, người trong cuộc lên tiếng - Hình 7

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không
làng nủlouis phạm xin lỗihằng du mụcmiss cosmophạm thoạitôn bằngbão yagihoàng hườngphạm như phươngbão số 3phương hằngkasim hoàng vũtuấn hưngduy mạnhtừ thiện