Trần Ngọc Nhã Thi: Niềm hãnh diện của cải lương Tiền Giang, đa dạng phong cách
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Trang Thanh Xuân được biết đến là mỹ nhân cải lương nức tiếng một thời, nhưng về già lại có cuộc sống đầy khó khăn. Ở tuổi 71, nữ nghệ sĩ sống cô độc và phải đi bán vé số mưu sinh.
Trang Thanh Xuân tên thật Lê Thị Thanh Xuân, sinh năm 1953 trong một gia đình nghệ sĩ nghèo, cha là nghệ sĩ Chín Thêm, mẹ là nghệ sĩ Ngọc Hai. Hai em Thanh Đào và Bá Lộc đều theo nghề cải lương.
Hồi nhỏ, Thanh Xuân học hát từ nghệ sĩ Văn Vĩ. Học trò nữ nào bước ra từ lò đào tạo này đều lấy nghệ danh họ Trang nên cái tên Trang Thanh Xuân ra đời từ đó. 14 tuổi vào nghề, bà đã gây chú ý khi là gương mặt nổi bật của ban Hoa Thế Hệ của soạn giả Quang Phục.
Ban này chủ yếu hoạt động trên truyền hình, thu hút lượng khán giả xem đài rất đông. Đào chánh - ca sĩ Phượng Mai rời ban nên Trang Thanh Xuân vào thế chỗ và được nhiều khán giả yêu mến, gửi thư mỗi ngày.
Trang Thanh Xuân từng hát cho các đoàn Thái Dương I, Thái Dương III rồi Hương Dạ Thảo. Lần nào rời đi, bà cũng nhận nhiều lời mời cộng tác từ các đoàn lớn như Thanh Minh, Mây Tần...
Sau đó, Trang Thanh Xuân nhận lời về đoàn Việt Nam - Minh Vương. Các đào chánh Phượng Liên, Thanh Nga không trụ lâu nên bà được Minh Vương đưa lên thế vị.
Nữ nghệ sĩ từng hát cặp những kép chánh nổi tiếng như: Minh Vương, Vũ Linh, Thanh Tuấn... trong các vở "Dạ Xoa Hoàng Hậu", "Nắng Thu Về Ngõ Trúc"... Nổi bật nhất là vai Bạch Thiên Nga trong vở "Máu Nhuộm Sân Chùa". Cũng từ vở này, bà thân với cố NSƯT Vũ Linh.
Quãng thời gian thăng hoa chỉ kéo dài hơn 2 năm. Sau 1975, nghệ thuật cải lương gặp nhiều khó khăn, vì vậy nghệ sĩ Trang Thanh Xuân chọn con đường phiêu dạt theo những gánh hát tỉnh lẻ, kiếm thêm tiền nuôi gia đình và chữa bệnh hiểm nghèo cho cha mẹ.
Trang Thanh Xuân cũng có về các đoàn tuồng cổ Huỳnh Long, Minh Tơ nhưng không trụ lâu vì lương thấp, không đủ sống. Khi nỗi lo cơm áo gạo tiền tạm ổn thì khán giả thành phố lại dần quên cái tên Trang Thanh Xuân.
Có giai đoạn, cô đào cứ nghe tiếng kèn trống liền thấy đau nhói trong lồng ngực, thậm chí ngất xỉu. Nhập viện cấp cứu, bà mới biết mình mắc bệnh thiếu máu cơ tim và hở van tim bẩm sinh.
Một ngày năm 1986, Trang Thanh Xuân giải nghệ ở tuổi 33, bà nhận ra không biết gì ngoài hát. Nữ nghệ sĩ lần lượt thử sức bán chuối chưng, bắp nấu, băng đĩa... đều không trụ nổi do ế ẩm hoặc bệnh tim hành hạ.
Ở thời "gái 30 tuổi đã toan về già", việc bắt đầu lại từ con số 0 vốn không có nhiều lựa chọn. Mặt khác, bà buộc phải giải nghệ do bệnh tật nên nhụt chí, đắm chìm trong buồn nhớ, đến đêm ngủ cũng mơ thấy đứng trên sân khấu được khán giả vỗ tay tán thưởng. "Mấy năm đầu, cứ nghe anh Minh Vương, Thanh Tuấn, Vũ Linh hát là lòng tôi quặn thắt", nữ nghệ sĩ nói.
Thời trẻ đẹp, nổi tiếng, Trang Thanh Xuân từng được nhiều chàng trai theo đuổi. Bà vô tư, chỉ mê hát nên thấy ai vồ vập tán tỉnh đâm ra sợ, né tránh. Tuổi ngoài 30, nữ nghệ sĩ vẫn không ưng người nào. Năm tháng qua đi, khi nỗi buồn rời sân khấu nguôi ngoai, một ngày Trang Thanh Xuân giật mình nhận ra không có ai ở bên san sẻ, tâm tình.
Khó khăn chồng chất, gia đình bà đã phải bán đi tài sản duy nhất là căn nhà nhỏ ở quận 3. Sau đó, nghệ sĩ Trang Thanh Xuân nghỉ hát và phải đi vất vả mưu sinh nhiều khi là đi bán bắp luộc hay bán bánh chuối chiên để có tiền nuôi gia đình.
Không lâu lâu cha mẹ qua đời, người em trai của bà cũng đi lấy vợ và ở rể. Từ đó nghệ sĩ Thanh Xuân và em gái Thanh Đào dắt nhau đến chợ Rạch Ông sống bằng nghề bán vé số và nhặt ve chai.
Năm 2022, nghệ sĩ Thanh Đào qua đời, để lại chị gái khoảng trống không thể bù đắp cùng khoản nợ vài chục triệu đồng. Đêm nào Trang Thanh Xuân cũng trằn trọc 4 - 5 tiếng mới đi vào giấc ngủ do nghĩ nhiều, cảm xúc phức tạp. Bà hay nhớ thời trẻ được sống vô tư với đam mê, ở nhà luôn có cha mẹ, các em chờ đợi đối lập với thực tại bệnh tật, khổ sở và cô độc.
Hiện tại, ở tuổi U80, "mỹ nhân cải lương" một thời phải chống gậy đi bán vé số, tự nuôi thân từng ngày. Sống trong căn trọ chật chội, nằm sâu ở con hẻm nhỏ, nữ nghệ sĩ chịu trận giữa cái nóng gay gắt của trời hè vì quạt đã cũ, bị hỏng. Khi đến thăm tiền bối, nghệ sĩ Phi Phụng đã mủi lòng, mua cho cây quạt mới.
Sống cô độc không chồng con, nghệ sĩ Trang Thanh Xuân nay càng thêm lẻ bóng từ khi em gái ruột qua đời. Nhiều lúc vì nhớ thương em, bà bắt xe buýt lên chùa - nơi gửi tro cốt của em để ngủ lại, hôm sau về lại để bán vé số. Mỗi ngày, bà lấy khoảng 20 tờ, bán hết rồi lấy tiếp.
"Hôm nọ tôi đi khám, bác sĩ kêu phải nhập viện nhưng tôi không có tiền, cũng không có bảo hiểm y tế nên không nhập viện được. Cô bác sĩ thương tôi nên cho tôi tiền khám với mua thuốc, uống mấy tháng nay cũng đỡ bệnh", nghệ sĩ kể.
Dù đau bệnh và túng thiếu, nhưng Trang Thanh Xuân không muốn vào Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè (quận Bình Thạnh) vì nợ nần tiền bạc lẫn ân tình của những tiểu thương, xóm giềng, nhà hảo tâm xung quanh.
Ngoài ra, bà đã sống ở khu này hơn 40 năm, quen từng cung đường ngõ hẻm. Bà muốn mỗi sáng được đi bán vé số, gặp gỡ, chào hỏi nói cười với những gương mặt thân quen.
"Bữa kia, tôi thức dậy thấy trong người không khỏe. Nằm hồi lâu, tôi tự hỏi sao buồn quá vậy? Thôi, đứng lên, ra chợ. Tôi là vậy đó. Nếu một ngày tôi ngủ mãi không dậy nữa, vẫn mong muốn được ra đi tại đây - nơi đất và người đã cưu mang mình mấy chục năm qua", Trang Thanh Xuân trải lòng.
NS Trang Thanh Xuân: Cô đào cải lương đắt khách, về già bán vé số, ở nhà thuê 6m2, ngày xài không quá 10 ngàn Thư Kỳ15:15:11 06/01/2022Cuộc sống tuổi xế chiều của nữ nghệ sĩ Trang Thanh Xuân khiến nhiều vô cùng đau xót khi ở tuổi 71 cô vẫn phải ở trong căn nhà trọ chật hẹp vỏn vẹn 6m2 và mỗi bữa ăn chỉ khoảng 10 ngàn đồng
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
0 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Báo cáo