NSND Thúy Mùi: Người truyền lửa làng Chèo, vẫn miệt mài với nghệ thuật ở tuổi 61
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Trần Ly Ly là chỉ đạo nghệ thuật, đạo diễn, biên đạo múa kiêm nghệ sĩ múa. Bà là nhân vật chủ chốt và nổi tiếng trong làng Ballet và múa đương đại Việt Nam. Vừa qua, Trần Ly Ly vinh dự được phong tặng danh hiệu NSND.
Trần Ly Ly (sinh năm 1978) là "con nhà nòi" khi bố là giảng viên múa, mẹ là diễn viên múa của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam. Lên 10 tuổi, Trần Ly Ly đã đi học múa chuyên nghiệp vì niềm đam mê đặc biệt với các động tác hình thể. Từ khi còn học THCS, Trần Ly Ly đã có thành tích mà ít nghệ sĩ múa trẻ nào có được khi giành 2 giải tài năng múa trẻ toàn quốc năm 1992 và 1994. Sau 8 năm đào tạo chuyên nghiệp về múa, Trần Ly Ly trở thành thủ khoa của Khoa Sáng tác Múa, ĐH Sân khấu Điện ảnh.
19 tuổi, Trần Ly Ly xuất ngoại học múa theo một chương trình học bổng của Đại học Queensland (Australia). 7 năm học tập và làm việc tại trời Tây, dù được giữ lại và có rất nhiều cơ hội để tỏa sáng nhưng năm 2003, Trần Ly Ly quyết định về Việt Nam "sống chết" với nghệ thuật múa, cống hiến cho quê hương.
Khi còn là diễn viên múa, Trần Ly Ly biểu diễn rất thành công nhiều tác phẩm do các biên đạo nổi tiếng ở Việt Nam và quốc tế dàn dựng như Cứu bạn, Paquita của Maurice Bejart, Under skin và Body armour của biên đạo Pháp Regine Chopinot, Venus ở Hanoi của Felix Ruckert (Đức)... Nữ nghệ sĩ này cũng là đại diện của Việt Nam tham dự nhiều Festival múa đương đại quốc tế ở Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc, Australia, Pháp, Đức, Ba Lan...
Trần Ly Ly đã có nhiều tác phẩm thành công sau đó, được Việt Nam và quốc tế ghi nhận như múa đương đại "Một ngày", tác phẩm được chọn trình diễn tại Những ngày châu Âu tại Việt Nam năm 2007. Năm 2012, bà biên đạo tác phẩm "Zen" và "7X". Năm 2016, bà làm tác phẩm "Có có không không" lần 2, một vở múa nói về những người đồng tính, thể hiện khát vọng được là chính mình của họ. Một số tác phẩm múa hiện tại đang được trình diễn như Ionah, Làng chài...
Nữ nghệ sĩ múa hàng đầu Việt Nam thừa nhận yêu múa từ bé và "múa đối với tôi như hơi thở. Rất tự nhiên, rất nhẹ nhàng và vô cùng bản năng". Bởi vậy, theo đánh giá của đạo diễn Lê Hoàng, nếu anh nhìn đâu cũng thấy... tiền thì Trần Ly Ly nhìn đâu cũng thấy múa. Đến mức độ một con dao hay một cái thớt muốn học ballet hay học múa hiện đại Trần Ly Ly cũng thấy bình thường. Tất cả mọi tình cảm, mọi suy nghĩ trong con người đều được Ly Ly quy ra động tác.
Năm 2018, Trần Ly Ly rời vị trí Phó Hiệu trưởng Trường Múa TP.HCM ra Hà Nội đảm nhận vai trò quyền Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam (VNOB). Chị trở thành nữ lãnh đạo đầu tiên trong 60 năm lịch sử của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của NSƯT Trần Ly Ly, những năm qua Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam đã công diễn loạt vở nhạc kịch kinh điển: Người tạc tượng, Hồ Thiên Nga, Những người khốn khổ... Trong đó, Hồ Thiên Nga lập kỷ lục về số đêm diễn ở Nhà hát Lớn Hà Nội và tạo "cơn sốt vé".
Bên cạnh đó, bà còn hoạt động với tư cách chuyên gia, cố vấn nghệ thuật, đạo diễn, tổng đạo diễn cho nhiều chương trình lớn ở Việt Nam như Đại lễ Vesak 2019, Lời Bác dặn trước lúc đi xa (2019)... Cách nắm bắt và dẫn dắt vấn đề mạnh mẽ, đầy máu lửa của bà đã đưa nghệ thuật hàn lâm Việt Nam tiệm cận ngày càng gần hơn với công chúng.
Ngoài ra, bà còn được biết đến với tư cách thành viên Ban giám khảo của một số cuộc thi như "Green Dance", "So You Think You Can Dance", "Perfect Dance" và "Passioned Dances"...
Năm 2019, NSƯT Trần Ly Ly được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 50 Phụ nữ có tầm ảnh hưởng nhất Việt Nam.
Tháng 1/2022, Trần Ly Ly được bổ nhiệm Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn. Sau đó không lâu, chị chính thức được bổ nhiệm là Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn và cũng là nữ giới đầu tiên đảm nhận vị trí này.
Năm 2023, nghệ sĩ Trần Ly Ly gây ấn tượng khi đảm nhận vai trò Tổng đạo diễn Lễ khai mạc SEA Games 31. Về đời tư, Trần Ly Ly rất kín tiếng.
Theo quyết định 1431/QĐ-CTN do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ký ngày 28/11/2023, có 42 cá nhân được phong tặng danh hiệu NSND. Bên cạnh nhiều nghệ sĩ nổi bật như Thanh Lam, Tấn Minh, Xuân Bắc, Trần Lực, Phạm Phương Thảo, Quốc Khánh... Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn - bà Trần Ly Ly cũng vinh dự được phong tặng danh hiệu NSND.
Vào sáng 6/3, lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND), Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Chia sẻ với Lao Động tại buổi lễ trao tặng danh hiệu NSND, bà Trần Ly Ly cho biết: "Đây là danh hiệu cao quý nhất đối với người nghệ sĩ. Cuộc đời tôi đã cống hiến nhiều tác phẩm, đạo diễn các chương trình lớn cho cộng đồng, quốc gia, dân tộc.
Sau đây, chúng tôi sẽ suy nghĩ phải làm gì để tiếp tục cống hiến sao cho xứng đáng với sự ghi nhận này".
Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn nhấn mạnh: "Hiện tại, tôi đã và đang chuyển sang làm công tác quản lý nhà nước. Do đó, mục tiêu mà tôi hướng đến sẽ rộng hơn, bao gồm các kế hoạch cũng như chiến lược phát triển cho ngành nghệ thuật biểu diễn".
NSND Trần Ly Ly từng chia sẻ, nghệ thuật biểu diễn là phương tiện trực diện giúp con người biết cách thưởng thức và gắn kết với các tác phẩm nghệ thuật (kịch nói, biểu diễn ca nhạc, múa, xiếc...).
Nếu không có nghệ thuật biểu diễn, sự gắn kết, mở rộng văn hóa trong mỗi con người sẽ hạn chế đi rất nhiều.
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo