TP.HCM "thất thủ": Phạt "kịch khung" vẫn không ngăn được "quái xế" lộng hành?
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Phát hiện có con vật "lạ" trên giường ngủ lúc rạng sáng, một người phụ nữ ở quận 12 (TP.HCM) nhờ hàng xóm hỗ trợ bắt. Kiểm lâm đến tiếp nhận con vật trên đưa về cứu hộ, xác định đây là trăn đất nặng khoảng 0,5kg.
Chiều 23-1, bà Tôn Nữ Thị Xí (quê tỉnh Thừa Thiên Huế, ngụ phường Tân Thới Hiệp, quận 12) đã giao nộp cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM một con trăn nhỏ.
Cụ thể, khoảng hơn 2 giờ sáng ngày 21-1, bà Xí đang ngủ cùng hai con trong phòng thì tỉnh dậy. Người phụ nữ lôi chăn để đắp thì ngay lập tức phát hoảng vì phát hiện một "con vật vừa mềm vừa lạnh" nằm ngay sát nách. Như vừa bị tạt nước vào mặt, bà Xí tỉnh táo bật dậy ngay tức khắc.
"Tôi nghĩ đó là con trăn hay con rắn gì đó nhưng sợ hai con hoảng loạn nên bình tĩnh kêu hai con đi ra ngoài rồi mới gọi nhờ hàng xóm qua bắt" - bà Xí nói.
Nghe tiếng gọi của bà Xí, sáu người hàng xóm đã qua hỗ trợ để bắt con vật trên. "Một người hàng xóm dùng cây gạt cái chăn ra thì biết được con vật trên là con trăn" - bà Xí kể lại. Sau đó, bà cho con trăn ăn hai trái chuối rồi gọi cho lực lượng kiểm lâm để bàn giao.
Đến nhà bà Xí để tiếp nhận trăn đưa về cứu hộ theo quy định, kiểm lâm viên thuộc Chi cục Kiểm lâm TP.HCM xác định đây là con trăn đất nặng khoảng 0,5kg, dài khoảng 60cm.
Trăn đất trên có tên khoa học là Python bivittatus, thuộc nhóm IIB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm.
Bà Xí cho biết phòng ngủ của bà rất kín, có lắp máy lạnh và "khó có con vật nào chui vào được" nhưng không rõ con trăn bò vào bằng cách nào để nằm bên cạnh bà và con gái. Sự việc khiến người phụ nữ rất sợ và lo lắng.
"Có người xin con trăn trên nhưng tôi không chịu, tôi mong con trăn được trở về môi trường sống của nó" - bà Xí nói.
Lý do tại sao trăn/rắn lại vào nhà dân?
Ngày nay, do môi trường sống tự nhiên của loài rắn đang dần bị thu hẹp lại, nhường chỗ cho những công trình xây dựng xí nghiệp, khu dân cư, nhà ở, công ty,...Bên cạnh đó, rừng là nơi trú ngụ của rắn cùng ngày càng bị khai thác. Điều này, làm cho diện tích cũng như không gian sống của loài rắn bị giới hạn và xâm chiếm. Mặt khác, một lý do nữa là trong quá trình săn mồi hay tìm kiếm bạn tình, có một số ít chú rắn sẽ đi lạc vào nhà dân.
Từ những nguyên nhân trên, có thể lý giải được vì sao rắn hay bò vào nhà để ẩn nấp. Vậy nên, khi vào nhà, chúng có thể chui qua cửa sổ, ô thoáng, trần nhà, ống nước,.... Hoặc khi chiều muộn, đêm tối, chúng cũng có thể bò từ ngoài sân hoặc vườn nhà vào.
Cách phòng rắn vào nhà đơn giản, hiệu quả, không phải ai cũng biết
Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, thông thoáng
Diệt côn trùng, diệt chuột để hạn chế rắn vào nhà
Dùng cây sả để ngăn chặn rắn vào nhà
Gia vị có mùi nồng
Trồng cây cảnh đuổi rắn
Nuôi chó, mèo - Người bạn trung thành ngăn chặn rắn vào nhà
Tự làm dung dịch đuổi rắn
Sử dụng bột huỳnh quang (hùng hoàng)
Sử dụng thuốc diệt rắn chuyên nghiệp
Hãy thật bình tĩnh, không để con rắn bị kích động
Tìm cách đuổi rắn bò ra ngoài
Bẫy rắn bằng hộp
Xịt nước vào rắn
Cách phòng rắn vào nhà đầu tiên là nên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng ngoài giúp cho ngôi nhà thêm tươm tất, mà còn giúp xua đuổi các loài côn trùng, trong đó có rắn. Bởi đa số tập tính của các loài bò sát như rắn đều ưa những nơi hang ổ, góc tối như gầm giường,... làm nơi cư trú. Đây cũng là lý do, việc vệ sinh không gian sống thường xuyên trở nên thông thoáng, sẽ làm mất đi nơi ẩn mình của chúng.
"Đột nhập"linh vật rắn Tết 2025: Từ "công chúa" Quảng Trị đến "đại gia" Bến Tre! Đông Nguyễn17:11:44 10/01/2025Những ngày Tết Nguyên Đán đang đến gần, khắp các tỉnh thành của Việt Nam đều đang chuẩn bị những chương trình chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, trong đó một trong những điểm nổi bật là các mô hình linh vật rắn được tạo ra để kỷ niệm sự kiện đặc...
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo