Hotgirl ngông cuồng' lái ô tô húc đuôi xe đối thủ rồi bỏ trốn, bị bắt khai gì?
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, nhiều gia đình đều sắp mâm lễ cúng ông Công ông Táo. Sau lễ cúng, theo phong tục, những bức tượng thường được đưa ra các vị trí thông thoáng như ngã ba, ngã tư, gốc cây cổ thụ với quan niệm tiễn ông Táo về trời.
Việc người dân đặt các vật sau lễ cúng tại các vị trí công cộng vô tình gây mất mỹ quan đô thị, giảm đi sự trang nghiêm. Trước thực trạng này, chính quyền địa phương ở Huế chỉ đạo lực lượng làm các mô hình bố trí tại các tuyến đường để người dân đặt tượng ông Táo.
Sau lần đầu tiên triển khai vào năm 2023, năm nay UBND phường Kim Long bố trí 11 " Trạm cá chép siêu tốc" tại các tuyến đường chính trên địa bàn để tiễn ông Táo về trời. "Năm 2023, phường làm các trạm tiễn bằng bạt, dễ cháy, năm nay chuyển sang làm bằng tôn, trang trí thêm để tạo sự vui tươi, thu hút thị giác", ông Mai Khắc Phục, Chủ tịch UBND phường Kim Long nói.
Trong khi đó, ông Trần Quang Dũng, Chủ tịch UBND phường An Cựu cho biết, năm nay cũng là năm thứ hai địa phương triển khai bố trí các điểm tiễn ông Táo tập trung. Có tổng cộng 18 điểm đặt, sau lễ cúng ngày 23, lực lượng chức năng sẽ đi gom lại tập kết để phía công nhân vệ sinh môi trường đô thị dọn dẹp.
"Trước đây, sau lễ cúng, người dân cứ đưa ra bỏ ở ngoài đường, rất mất mỹ quan và thiếu sự trang nghiêm. Tuy nhiên từ khi triển khai các trạm đặt này, người dân rất đồng tình, hưởng ứng qua đó tạo sự văn minh, nâng cao ý nghĩa của ngày 23 tháng Chạp", ông Dũng nói.
Được biết, năm nay các xã, phường ở TP. Huế như Phường Đúc, Hương Vinh, Phú Dương... cũng triển khai các trạm đặt tượng ông Táo tập trung.
Theo tục lệ, đúng ngày 23 tháng chạp, mỗi gia đình Việt Nam đều tất bật chuẩn bị mâm cơm cúng tươm tất, cá chép, hương hoa tiễn ông Công, ông Táo chầu trời để bẩm báo với Ngọc Hoàng những chuyện lớn, chuyện nhỏ trong năm cũ nhằm rút kinh nghiệm, đồng thời đặt ước nguyện cho năm mới.
Trong tác phẩm "Thương nhớ mười hai", của Vũ Bằng, ở "Chương 12: Tháng chạp - Nhớ ơi chợ Tết" có đoạn nói về ngày ông Công ông Táo: "Từ sáng tinh sương, chưa bước chân xuống giường, tôi đã nghe thấy rao ơi ới ở khắp các nẻo đường: "Ai mua cá ông Táo không?", "Cá ông Táo không nào".
Được lưu lại trong nhiều áng văn thơ, " thả cá chép" là một trong những nghi thức quan trọng không thể thiếu trong lễ ông Công, ông Táo. Dân gian thường nói rằng cá chép vượt qua cánh cửa vũ môn, biến hình thành rồng và bay lên trời.
Vào ngày này, mỗi mọi gia đình đều tham gia thả cá chép vào những vùng sông nước, hồ lớn, đó vừa là một nghi thức tập thể, vừa là sự trao trả sự sống cho những sinh linh nhỏ bé. Điều này mang lại giá trị tâm linh, kết hợp với hành động bảo vệ môi trường và tạo ra nguồn thức ăn để nuôi dưỡng tự nhiên.
Đặc biệt, không hiếm để bắt gặp hình ảnh ông bà đưa cháu, bố mẹ đưa con tham gia hoạt động phóng sinh cá, từ đó truyền đạt những giá trị truyền thống, văn hóa và phong tục mà thế hệ ông cha để lại cho đến ngày nay. Mục tiêu là giáo dục cho con em biết giữ gìn, nhớ về cội nguồn của mình.
Ngoài việc chuẩn bị "phương tiện" cho ông Công, ông Táo về trời, đồ lễ cúng cũng là một việc đặc biệt quan trọng, thường sẽ có một bộ mã ông Công và ba bộ mã ông Táo. Tuỳ vào điều kiện của từng gia đình, mâm cỗ sẽ được chuẩn bị hương hoa, quả, trầu cau, gà luộc, canh măng, chả giò... miễn thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ tri ân những vị thần đã tận tâm cai quản việc bếp núc trong gia đình cả một năm.
Cũng nhờ việc thực hiện lễ cúng ông Công, ông Táo về trời, nhà nhà hân hoan ra bờ sông thả cá chép vàng, mỗi người đều cảm nhận được hương vị Tết Nguyên đán đang tới gần trên khắp mọi nẻo đường, góc phố, len lỏi vào từng mái nhà.
Với những giá trị tốt đẹp, ý nghĩa sâu sắc song hoạt động thờ cúng ông Công, ông Táo đã khắc họa rõ nét đời sống tâm linh phong phú của người Việt, trở thành một truyền thống văn hóa tốt đẹp, mang đầy tính nhân văn, hướng đến chân, thiện, mỹ.
Cha mẹ bị con ruột kiện đòi tiền lì xì, thấy số tiền mà ai cũng choáng JLO18:10:35 14/02/2024Vào năm 2023, một tòa án tại Trung Quốc đã ra lệnh cho một người cha họ Zhou trả lại số tiền lì xì trị giá 16.800 nhân dân tệ (gần 60 triệu đồng) cho hai con sinh đôi của mình.
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 5 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 2 Thảo luận | Báo cáo