Tông Nhân Phủ là gì mà phi tần nghe tên đều khiếp sợ, chẳng ai muốn đến?

Hoàng Phúc16:27 08/09/2024

 3  |  1 Thảo luận  |  Báo cáo

Theo dõi trên

Tông Nhân Phủ là cơ quan chuyên chế quản lý người trong hoàng thất, nơi này cũng thường xuyên xuất hiện trong các bộ phim cung đấu thời Thanh. Khi tình tiết phim phát triển lên cao trào, thường sẽ có câu thoại "lôi tới Tông Nhân Phủ".

Vậy rốt cuộc nơi này làm gì? Tại sao lại trở thành "địa ngục kinh dị" trong những bộ phim cung đấu thời Thanh?

Tông Nhân Phủ của triều Thanh là nơi nào?

Đặc biệt là trong lịch sử, Tông Nhân Phủ không hề đáng sợ như trong phim. Tông Nhân Phủ ban đầu được bắt nguồn từ đầu thời Minh - thời kỳ vua Chu Nguyên Chương. Chu Nguyên Chương trong năm Hồng Vũ thứ 3, tức năm 1371 thành lập Tông Nhân Phủ của Đại Minh. Ban đầu tên là Đại Tông Chính Viện, là một cơ quan chuyên phụ trách quản lý các sự vụ trong nội bộ hoàng thất, chủ yếu là vì sau khi Chu Nguyên Chương xưng đế, quy mô nhà họ Chu của ông ngày càng mở rộng, tới năm Hồng Vũ thứ 3, tuy thời kỳ ấy triều Minh vẫn chưa hoàn toàn thống nhất nhưng gia đình nhà họ Chu cũng đã tăng lên không ít. Rất nhiều phi tần của Chu Nguyên Chương đã hạ sinh cho ông vô số con cái, số lượng người quá lớn, cần có một cơ quan chuyên môn để quản lý, vì thế Đại Tông Chính Viện đã được thành lập.

Tông Nhân Phủ là gì mà phi tần nghe tên đều khiếp sợ, chẳng ai muốn đến? - Hình 1

Tới năm Hồng Vũ thứ 22, cũng tức năm 1390, quy mô nhà họ Chu đã mở rộng gấp mấy lần so với những năm Hồng Vũ đầu tiên, cháu trai cháu gái của Chu Nguyên Chương cũng vô cùng đông đảo. Lúc này, Chu Nguyên Chương đã đổi tên Đại Tông Chính Viện thành Tông Nhân Phủ, đồng thời mở rộng chức năng và cơ cấu của Tông Nhân Phủ.

Vào thời Chu Nguyên Chương, Trưởng quan cấp cao nhất là Tông Nhân Lệnh, cấp dưới bao gồm Tả Tông Chính, Hựu Tông Chính, Tả Tông Nhân, Hữu Tông Nhân... Phẩm cấp quan chức đều là Chính nhất phẩm, thuộc loại cấp cao. Còn trưởng quan cao nhất là Tông Nhân Lệnh, thường đều do Vương gia nhà họ Chu đảm nhiệm. Lúc này chức trách chính của Tông Nhân Phủ là tiến hành đăng ký, làm sổ, ghi chép các thông tin họ tên, ngày sinh, phong hiệu, tước vị, ích hiệu,... của các thành viên trong hoàng tộc, là một cơ quan quản lý nhân sự, hộ tịch của hoàng gia.

Tông Nhân Phủ là gì mà phi tần nghe tên đều khiếp sợ, chẳng ai muốn đến? - Hình 2

Ngoài ra, Tông Nhân Phủ còn cần phục vụ và xử lý rất nhiều sự vụ thường ngày trong nội bộ hoàng thất. Ví dụ như sắp xếp và lên chi phí cho các việc hiếu hỷ, sinh nở, giáo dục, thưởng phạt, phát bổng lộc,... của các thành viên trong hoàng tộc. Đồng thời, Tông Nhân Phủ còn phụ trách viết gia phả hoàng tộc và sự tích của hoàng đế, ghi chép công lao, tội trạng, thị phi của các thành viên trong hoàng gia, cùng với đó là tiến hành xử phạt các thành viên phạm lỗi, thu thập tình hình của các thành viên hoàng thất, báo cáo định kỳ cho hoàng đế.

Sau này khi tới năm Vĩnh Lạc thứ 18, cũng tức năm 1421, Minh Thành Tổ Chu Đệ dời đô tới Bắc Kinh, vì thế các cơ quan tại Nam Kinh cũng trở thành đồ trang trí. Lúc này, ở Nam Kinh cũng có Tông Nhân Phủ, nhưng về cơ bản đều do Tông Nhân Phủ ở Bắc Kinh quản lý, Tông Nhân Phủ ở Nam Kinh trở thành nơi không cần thiết phải tồn tại, thông thường sẽ để những người không quan trọng hoặc những người già yếu bệnh tật ở lại phụ trách cai quản Tông Nhân Phủ ở Nam Kinh.

Tông Nhân Phủ là gì mà phi tần nghe tên đều khiếp sợ, chẳng ai muốn đến? - Hình 3

Từ đó trở đi, cả hai Tông Nhân Phủ ở cả hai kinh đều không còn do người của hoàng thất quản lý nữa, mà chủ yếu do các đại thần ngoại tộc phụ trách, không thiết lập chức quan chuyên môn, đồng thời Tông Nhân Phủ được quy về bộ Lễ, tất cả mọi công việc đều thông qua bộ Lễ mới có thể chấp hành. Trong cả triều Minh mà nói, Tông Nhân Phủ tuy là một cơ quan quản lý công việc của hoàng gia nhưng từ tính chất mà nói là đó là một cơ quan trực thuộc quốc gia, có chế độ quy tắc tương ứng.

Sau này, khi người Mãn nhập quan (tấn công vào Trung Nguyên) đã kế thừa cả bộ chế độ của triều Minh, trong đó bao gồm cả Tông Nhân Phủ. Tuy nhiên, Tông Nhân Phủ của thời Thanh đã kết hợp chế độ ban đầu của triều Minh, thêm vào đó là những đặc điểm chế độ Bát Kỳ của người Mãn, không ngừng mở rộng, bổ sung chức năng của Tông Nhân Phủ.

Tông Nhân Phủ là gì mà phi tần nghe tên đều khiếp sợ, chẳng ai muốn đến? - Hình 4

Chức năng và định vị của Tông Nhân Phủ triều Thanh không khác nhiều so với triều Minh, vẫn chủ yếu phụ trách các sự vụ sinh hoạt hàng ngày của hoàng tộc và các công việc ghi chép nhân khẩu, hộ tịch,... của hoàng thất. Nhưng Tông Nhân Phủ của triều Thanh lại thoát ly khỏi bộ Lễ, trở thành cơ quan đặc biệt do chính gia tộc Ái Tân Giác La trực tiếp quản lý.

Cuốn sổ ghi chép gia phả của hoàng thất triều Thanh được gọi là Ngọc Điệp, chủ yếu ghi chép các thông tin như gia phả, thân vương, công chúa và xuất thân gia đình của những người thân có quan hệ họ hàng với hoàng thất, sinh thần bát tự,... còn phải ghi chép rõ ràng người đó thuộc Kỳ nào, tước vị gì, tình trạng hôn nhân và sinh tử.

Thứ hai, Tông Nhân Phủ của triều Thanh chủ yếu phụ trách đề ra và chấp hành quy chế của gia tộc, lễ nghi, pháp luật, chế độ thưởng phạt. Cuối cùng là tông miếu tế bái, ích hiệu, miếu hiệu,... của hoàng gia tông tộc. Sau này, do các phi tần, cung nữ trong hậu cung triều Thanh đều được tuyển chọn từ trong Bát Kỳ, vì thế so với triều Minh, Tông Nhân Phủ triều Thanh đã có thêm một công việc quản lý người Bát Kỳ.

Tông Nhân Phủ là gì mà phi tần nghe tên đều khiếp sợ, chẳng ai muốn đến? - Hình 5

Phụ trách cai quản Tông Nhân Phủ của triều Thanh chủ yếu là Bối Lặc có huyết thống hoàng tộc đảm nhiệm, đồng thời lập thêm một người Hán đảm nhiệm chức Phủ Thừa Chính Tam Phẩm. Vì những văn kiện trong Tông Nhân Phủ cần làm một vài công tác phiên dịch, bất kỳ văn thư nào nếu như có bản chữ Mãn thì cũng cần có bản chữ Hán.

Triều Thanh sau khi kế thừa giang sơn của triều Minh cũng đã tiếp thu bài học do số người trong hoàng thất tông tộc quá đông nên cuối cùng đã làm sụp đổ cả vương triều. Triều Thanh khi ấy cũng đã lập ra quy định, ngoài 8 Thiết Mạo Tử Vương ra, những quý tộc triều Thanh khác nếu không lập được công huân, qua mỗi đời sẽ bị giáng một cấp tước vị. Ví dụ đời thứ nhất là Thân Vương, nếu không có công huân thì đời thứ hai sẽ giáng thành Bối Lặc, đời thứ ba sẽ giáng thành Bối Tử, các đời tiếp đó sẽ không có phẩm cấp nữa.

Những tông thất thời kỳ đầu này đến các thế hệ sau sẽ không ngừng bị giáng cấp, họ sẽ ngày càng xa tông thất, khiến việc các gia tộc này hưởng ngày càng ít trợ cấp, bổng lộc quốc gia. Tuy cũng có số ít hậu thế của Kỳ chủ thông qua sự cố gắng của bản thân, làm rạng danh gia tộc, nhưng đa số mọi người trong Bát kỳ đều dần dần mai một, không có thăng tiến, thậm chí là tới mức nghèo khó, cơ nhỡ. Và rất nhiều hoàng thất tông thân và kỳ nhân cũng dần bị đá ra khỏi ghi chép hàng ngày, phạm trù chiếu cố trong Tông Nhân Phủ đời sau ngày càng mai một. Chỉ có khi tuyển tú, Tông Nhân Phủ mới nhắc nhở tham gia đúng giờ.

Tông Nhân Phủ là gì mà phi tần nghe tên đều khiếp sợ, chẳng ai muốn đến? - Hình 6

Cho dù người thống trị triều Thanh luôn chú ý kiểm soát việc gia tăng nhân khẩu tông thất, nhưng tới thời vua Khang Hy vẫn xuất hiện tình trạng không đủ tiền chi tiêu cho hoàng tộc. Vì thế, đến năm Khang Hy thứ 41, Khang Hy đã lấy 6 vạn lượng bạc từ bộ Hộ giao cho Tông Nhân Phủ để mang đi gửi tiền trang (giống như gửi ngân hàng ngày nay), số tiền lợi nhuận có được sẽ cho tông thất sử dụng, dùng để chi tiêu những chi phí hiếu hỷ của họ. Từ sau khi nhận được hỗ trợ tài chính từ thời Khang Hy, Tông Nhân Phủ dựa vào kinh doanh của bản thân cũng dần có được nguồn thu nhập phụ. Sau này, ngoài hôn lễ, tang lễ của các thành viên quan trọng trong hoàng thất, Tông Nhân Phủ cơ bản là có thể tự chi trả cho những thành viên tông thất bình thường.

Cuối cùng, liên quan tới những cảnh trong phim cung đấu, Tông Nhân Phủ cũng có những xử phạt tương ứng đối với các thành viên hoàng tộc phạm quy, phạm pháp, chỉ cần không phạm phải những tội lớn như phản quốc, đầu quân cho địch thì thông thường đều do Tông Nhân Phủ xử lý chứ không giao cho bộ Hình.

Tông Nhân Phủ là gì mà phi tần nghe tên đều khiếp sợ, chẳng ai muốn đến? - Hình 7

Bạn có THÍCH bài viết này chứ?
Không

Chủ đề liên quan

Hoàng đế Minh - Thanh dính "lời nguyền truyền kiếp": Đoản mệnh, vô sinh?

Minh Lợi17:03:53 27/06/2024
Không ít hoàng đế nhà Minh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc đoản mệnh, không có con cái hoặc có nhưng không sống tới tuổi trưởng thành. Dân gian cho rằng điều này xuất phát từ việc hoàng tộc nhà Minh vướng vào một lời nguyền bí ẩn.

 2  |  1 Thảo luận  |  

Không ai dám cưới cung nữ dù trẻ đẹp, lý do đằng sau khiến ai cũng sốc!

Thảo Mai17:09:13 27/03/2024
Trong hoàng cung thời cổ đại của Trung Quốc, cung nữ (thị nữ hay a hoàn) là tầng lớp có số lượng áp đảo vì họ là những người đảm nhiệm các công việc tạp vụ, giặt giũ, bưng trà nước và lo việc ăn uống, sinh hoạt cho chủ nhân.

 1  |  1 Thảo luận  |  

Trốn thị tẩm khi "đến tháng", phi tần dùng những mánh khóe nào?

Minh Lợi14:08:01 16/02/2024
Cổ nhân Trung Hoa xưa thường coi việc nhìn thấy máu là điềm báo xui xẻo. Vì vậy nếu chẳng may được sủng hạnh vào đúng ngày tới tháng , Thiên tử biết được chẳng những mất đi nhã hứng mà có thể còn chọc giận long nhan.

 3  |  1 Thảo luận  |  

Cùng hầu hạ Hoàng đế, nhưng vì sao thái y không bị ép "tịnh thân" như thái giám?

JLO17:13:41 02/01/2024
Cùng làm việc cho hoàng đế Trung Quốc, thái giám trải qua quá trình tịnh thân nhưng thái y thì không. Điều này khiến nhiều người tò mò lý do vì sao thái y được hoàng đế đối xử ưu ái như vậy?

 1  |  1 Thảo luận  |  

Bùa Lỗ Ban được mệnh danh là loại bùa chú đáng sợ nhất Trung Hoa, lý do vì sao?

Thảo Mai17:49:29 08/12/2023
Có rất nhiều lời đồn thổi về các loại bùa ngải có thể giúp người dùng may mắn, phát tài và khiến người bị ếm mất ăn mất ngủ, thậm chí kiệt quệ. Bùa Lỗ Ban, xuất xứ từ Trung Hoa cũng là một trong những loại bùa chú có sức mạnh đáng sợ ấy.

 2  |  1 Thảo luận  |  

Từ Hy Thái hậu thích cho cánh hoa cúc vào lẩu, thái giám cung nữ có được hưởng sái đồ thừa Hoàng đế?

JLO19:48:15 18/11/2023
Ở Trung Quốc thời phong kiến, hoàng đế mỗi bữa dùng hàng chục cho tới hàng trăm món sơn hào hải vị. Nhiều người tò mò, liệu cung nữ, thái giám có được ăn thức ăn thừa của hoàng đế, phi tần?

 3  |  0 Thảo luận  |  

Thái giám sau khi tịnh thân phải ở nơi này 1 tháng mới cho ra ngoài!

Bảo Nam16:40:42 11/11/2024
Thái giám là công việc không được đánh giá cao nhưng lại có thể được nhiều ngân lượng và có cơ hội thăng tiến. Tuy nhiên, cái giá của việc trở thành thái giám chính là phải trải qua quá trình tịnh thân, mất khả năng nối dõi tông đường .

 1  |  0 Thảo luận  |  

Từ Hi Thái hậu: Xây nhà tắm xa hoa, mỗi lần tắm đều phát ra tiếng kêu lạnh mình

Thảo Mai19:44:44 20/09/2024
Trong lịch sử Trung Quốc, Từ Hi thái hậu nổi tiếng là một người phụ nữ quyền lực của triều đại nhà Thanh. Những thông tin về cuộc sống đời thường của bà luôn khiến hậu thế phải tò mò.

 2  |  1 Thảo luận  |  

Mộ Tần Thủy Hoàng có gì mà khiến "ông tổ trộm mộ" bỏ nghề sau 1 lần ghé thăm?

Minh Lợi17:09:08 21/08/2024
Hoàng đế Tần Thủy Hoàng, người thống nhất Trung Quốc và cai trị vùng lãnh thổ rộng lớn vào năm 221-210 trước Công nguyên, đã thu hút sự chú ý và quan tâm của giới khoa học, khảo cổ và công chúng.

 3  |  1 Thảo luận  |  

Thái giám tịnh thân vẫn cưới vợ, có người còn lập "tam thê tứ thiếp", vì sao?

Thảo Mai18:21:44 08/04/2024
Thái giám hay còn gọi là hoạn quan, là những người đàn ông buộc phải tịnh thân, mất đi chức năng nam giới. Họ được tuyển vào hậu cung để phục vụ hoàng đế và các vị phi tần.

 3  |  1 Thảo luận  |  

Từ Hy Thái Hậu ăn thịt đùi của thái giám Lý Liên Anh để chữa bệnh nan y?

Minh Lợi17:05:43 02/04/2024
Trang tin Sohu đã đăng một bài viết để lý giải về mối quan hệ vượt chủ tớ này của Từ Hi thái hậu và Lý Liên Anh. Đó là một giai thoại về sự trung thành, sẵn sàng hy sinh vì chủ của Lý Liên Anh.

 1  |  1 Thảo luận  |  

Càn Long ra lệnh quật mộ, đốt 700.000 cuốn sách chỉ vì 1 người này!

Thảo Mai19:50:55 21/03/2024
Theo Thanh sử, dưới thời vua Càn Long, những vụ án văn chương xảy ra nhất nhiều. Trong đó, không thể không kể đến 2 vụ nổi tiếng nhất là Hắc mẫu đơn thi và Nhất lâu thi tập .

 2  |  1 Thảo luận  |  

miss universe 2024quang linh - thùy tiênlý tử thấtkim tiểu longrosécô bé tí hon