Tống Mỹ Linh: Phu nhân Tưởng Giới Thạch và cuộc hôn nhân chính trị, bị ung thư vẫn thọ hơn 100 tuổi
Tống Mỹ Linh là nhân vật nổi tiếng trong lịch sử hiện đại Trung Quốc. Bà được biết đến là vợ của Tưởng Giới Thạch. Đồng thời, những câu chuyện về cách dạy con, bí quyết gìn giữ nhan sắc, sức khỏe của bà đến nay vẫn được người đời sau ngưỡng mộ.
Bà Tống Mỹ Linh sinh ngày 5/3/1897 tại Thượng Hải, Trung Quốc, qua đời ngày 23/10/2003 tại New York, Mỹ, hưởng thọ 106 tuổi. Vào những năm 30-40 tuổi, sự nghiệp của bà Tống đạt đến đỉnh cao với vai trò đệ nhất phu nhân ở Trung Quốc.
Tống Mỹ Linh cũng có một vai trò rất quan trọng trong chính trị của Trung Hoa Dân Quốc. Bà là chủ tịch danh dự của Quỹ viện trợ Thống nhất Vương Quốc Anh, là người bảo trợ của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế, là thành viên danh dự của Hội kỷ niệm bản tuyên ngôn nhân quyền. Vào cuối thập niên 60 của thế kỷ 20, Tống Mỹ Linh là 1 trong 10 người phụ nữ được người dân nước Mỹ ngưỡng mộ nhất. Bà là người phụ nữ thứ hai được đứng lên đọc diễn văn trước Quốc hội Mỹ.
Khi Tống Mỹ Linh ra đời, gia tộc họ Tống đang thịnh vượng về nhân lực và tài lực, nên được hưởng sự chăm sóc và giáo dục rất chu đáo. Tống Gia Thụ tuy yêu quý con nhưng quản lý rất nghiêm, chủ trương rèn luyện cho con tính tự lập.
Năm 1907, Tống Mỹ Linh được đưa sang Mỹ du học, đến tháng 8/1917 mới trở về Thượng Hải. 10 năm học hành và hấp thu lối sống phương Tây, trở về nước cô nữ sinh họ Tống cảm thấy không còn thích ứng với lối sống quê nhà dù Thượng Hải lúc này đã là một thành phố phát triển vào bậc nhất Trung Quốc.
Mỹ Linh vạch ra cho mình phương hướng hoạt động xã hội ở tầng lớp thượng lưu. Trước hết cô quyết tâm theo học để nắm bắt tiếng Hán thật nhuần nhuyễn, tinh thông văn học cổ điển Trung Quốc. Về nước không lâu, Mỹ Linh mời một vị thầy tư thục đến dạy hằng ngày trong mấy năm liền.
Nhờ khả năng thiên phú và nỗ lực không ngừng, sau này những bài diễn thuyết công khai cũng như những bài viết của Tống Mỹ Linh rất cuốn hút mọi người trong nước cũng như ngoài nước, tạo ảnh hưởng rất lớn trên vũ đài chính trị.
Tống Mỹ Linh vốn không muốn trở thành một bà mệnh phụ phu nhân trong giới thượng lưu Thượng Hải, không muốn làm một bà mẹ hiền vô danh mà chỉ muốn trở thành nhân vật gây sóng gió trên vũ đài chính trị Trung Quốc.
Thời buổi ấy ở Trung Quốc, một người phụ nữ dù có bản lĩnh bằng trời mà nếu không dựa vào sức mạnh hỗ trợ của chồng thì khó mà thành công. Tống Mỹ Linh chậm trễ việc hôn nhân chính là chờ đợi mẫu người đàn ông có thể giúp cô có được "định lực về tinh thần". Tống Mỹ Linh hy vọng xuất hiện nhân vật có bàn tay sắt để thống nhất Trung Quốc đang chia năm xẻ bảy, đương nhiên cô sẽ dựa vào thế lực và sức mạnh của nhân vật ấy để thi triển tài năng, thực hiện mơ ước của mình.
Năm 1920, Tống Mỹ Linh và Tưởng Giới Thạch gặp nhau. Khi Tưởng Giới Thạch ngỏ ý cầu hôn tuy Tống Mỹ Linh không thích Tưởng Giới Thạch vì đã qua ba lần kết hôn nhưng lại thích quyền lực và địa vị của Tưởng.
Đối với Tưởng không những thích sắc đẹp của Tống Mỹ Linh mà còn thích mối quan hệ mật thiết của gia đình họ Tống với nước Mỹ. Mặt khác, với con mắt của nhà chính trị nếu lấy được Tống Mỹ Linh vừa có thể tăng cường được mối quan hệ với Mỹ lại vừa trở thành "anh em cọc chèo" với Tôn Trung Sơn, càng tăng thêm hình tượng Tưởng là người kế thừa sự nghiệp của ông ấy.
Ngày 1/12/1927, Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh tổ chức cuộc hôn lễ cực kỳ xa hoa tại nhà hàng Đại Hoa, Thượng Hải. Tống Mỹ Linh là người vợ thứ tư của Tưởng Giới Thạch, sau khi tuyên bố cắt đứt với ba bà vợ, cuộc hôn nhân với Tống Mỹ Linh là cuộc hôn nhân chính đáng. Đây là một sự kiện rất lớn trong đời sống chính trị Trung Quốc hiện thời. Người ta gọi cuộc hôn nhân này là "Tưởng - Tống chính trị liên nhân" (hôn nhân liên kết chính trị), tất có nguyên do.
Tống Mỹ Linh là người đã khởi xướng Phong trào nếp sống mới, và tích cực tham gia các hoạt động chính trị Trung Hoa. Từ năm 1930-1932, bà làm nghị sĩ của Viện lập pháp. Từ năm 1936-1938, bà giữ chức Tổng Thư Ký của Ủy ban vụ hàng không Trung Quốc. Từ năm 1945, bà trở thành Ủy viên Ban chấp hành trung ương Quốc Dân Đảng. Khi Tưởng Giới Thạch lên nhậm chức Tổng tư lệnh kiêm lãnh đạo của Quốc Dân Đảng, bà trở thành thư ký, cố vấn kiêm người phiên dịch tiếng Anh cho chồng.
Ở Mỹ, bà đã thu hút được lượng lớn khán thính giả và đã xuất hiện trên trang bìa của Tạp chí TIME, lần đầu tiên cùng chồng với danh hiệu "Vợ chồng của năm" và lần thứ 2 là danh hiệu "Dragon Lady". Ngày 18/02/1943, Tống Mỹ Linh trở thành người phụ nữ Trung Quốc thứ hai được đọc diễn văn trong kỳ họp Quốc hội Hoa Kỳ.
Năm 1949, chính phủ của chồng bà thất bại trong cuộc Nội chiến Trung Quốc, bà đã theo chồng sang Đài Loan, còn chị gái Tống Khánh Linh thì ở lại đại lục và theo chế độ cộng sản.
Khi chồng bà già yếu, bà đã nắm quyền lực bằng cách chấp nhận vai trò "phiên dịch". Bà tiếp tục giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong quan hệ quốc tế. Những năm cuối của thập niên 1960, Tống Mỹ Linh trở thành 1 trong 10 người phụ nữ được ngưỡng mộ nhất ở Hoa Kỳ.
Năm 40 tuổi, Tống Mỹ Linh từng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú giai đoạn đầu, thế nhưng bà vẫn sống thọ đến 106 tuổi, đây quả là một điều kỳ diệu bởi trong quá khứ y học vẫn chưa phát triển như ngày nay.
Mặc dù bà Tống đã kịp thời cắt bỏ khối u ở giai đoạn sớm nhưng nó vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe của bà. Để nhanh chóng hồi phục, bà thường duy trì tinh thần lạc quan, đây là một yếu tố quan trọng để chiến đấu với bệnh tật. Tống Mỹ Linh đến năm ngoài 60 tuổi vẫn giữ được vóc dáng thon thả không thay đổi, da trắng mềm, tóc đen, nhất là đôi bàn tay búp măng trắng muốt.
Tống Mỹ Linh bị ung thư vẫn thọ hơn 100 tuổi, hóa ra là nhờ những thói quen này? Tiểu Trúc07:35:49 10/12/2023Tống Mỹ Linh không chỉ nổi tiếng với vai trò đệ nhất phu nhân ở Trung Quốc mà còn được nhắc đến vì bí sống thọ đáng học hỏi. Được biết, bà đã mạnh mẽ vượt qua căn bệnh ung thư vú để sống thọ đến năm 106 tuổi.
3 | 0 Thảo luận | Báo cáo