Tôn Ngộ Không - Lục Tiểu Linh Đồng gây bất ngờ với visual thời Tây Du Ký
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Tây Du Ký là một trong tứ đại danh tác của Trung Hoa, do Ngô Thừa Ân sáng tác. Nếu như hình ảnh Đường Tăng được văn học hóa từ nhân vật lịch sử có thật là pháp sư Huyền Trang, thì nguyên mẫu của nhân vật Tôn Ngộ Không vẫn còn là bí ẩn và tranh cãi.
"Tây Du Ký" có lẽ là một trong những tiểu thuyết văn học Trung Quốc nổi tiếng nhất tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Bộ phim truyền hình cùng tên được sản xuất năm 1986 cũng đã trở thành miền ký ức tuổi thơ khó quên của bao thế hệ.
Ra đời trong khoảng những năm 1590, bộ phim "Tây Du Ký" dựa trên nguyên tác cùng tên của nhà văn Ngô Thừa Ân kể về hành trình vượt mọi khó khăn, nguy nan của 4 thầy trò Đường Tăng để đến Thiên Chúc thỉnh chân kinh. Trên đường đi, 4 thầy trò Đường Tăng đối diện với rất nhiều cạm bẫy và yêu ma quỷ quái hãm hại. Từ đó, họ ngộ ra được tình cảm thầy trò, những thông điệp giữa người với người trong cuộc sống.
Dựa trên các tài liệu lịch sử hiện còn tồn tại, có thể khẳng định rằng nhà văn Ngô Thừa Ân đã lấy cảm hứng cho nhân vật Đường Tăng, người trung tâm trong Tây Du Ký, từ một nhà sư thực sự có tên Đường Huyền Trang, sống vào thời kỳ Đường.
Đường Huyền Trang là một cao tăng nổi tiếng của Trung Quốc, cũng là một trong bốn dịch giả hàng đầu trong việc dịch các văn tiếng Phạn sang tiếng Hán thời kỳ đó. Ông cũng đã thực hiện một chuyến hành hương đến Ấn Độ để nghiên cứu sâu hơn về các kinh điển Phật giáo.
Từ phát hiện này, các nhà nghiên cứu tiếp tục khám phá ra một nhân vật thú vị khác, tên là Thạch Bàn Đà. Nhiều học giả tin rằng Thạch Bàn Đà có thể là nguyên mẫu của Tôn Ngộ Không - nhân vật "Tề Thiên Đại Thánh" trong Tây Du Ký, người tài năng và thẳng thắn, nhưng cũng rất trọng tình và nghĩa.
Hang động Phật Ngàn là một quần thể 32 hang động Phật giáo nằm ở Tây An, Cam Túc miền tây bắc Trung Quốc. Bên trong các hang động còn lưu giữ rất nhiều tranh tường và các tác phẩm điêu khắc có niên đại từ thời nhà Nguyên (1271- 1368). Đặc biệt, trong đó người ta đã phát hiện một bức tranh còn nguyên vẹn ghi lại dấu vết của nhà sư Đường Huyền Trang.
Một đầu của bức tranh là hình ảnh Phật bà Quan Âm đang ngồi trên một đám mây ngũ sắc cao quý, đầu còn lại khắc họa nhà sư Huyền Trang đang kính cẩn chắp tay cầu nguyện. Điều quan trọng ở đây đó là ông không hề đứng một mình, bên cạnh ông là một chú ngựa trắng thanh thoát và một người bạn đồng hành Thạch Bàn Đà.
Thạch Bàn Đà là người Tô Dương, huyện An Tây, tỉnh Cam Túc. Vào năm Đường Chính Nguyên thứ ba (629), Huyền Trang trên đường đến Tây Trúc đã dừng lại ở Tô Dương và thuyết pháp trong các ngôi chùa địa phương trong hơn một tháng.
Tại đây, Thạch Bàn Đà - vốn là một người dân tộc Hồ với bản tính hoang dã, tự do đã được cảm hóa bởi giáo lý của Huyền Trang và nguyện cùng ông đi thỉnh kinh.
Với sự thịnh hành của Phật giáo cũng như danh tiếng của Huyền Trang vào thời điểm đó, sự đồng hành của hai người được lưu truyền rộng rãi. Tuy nhiên sau này không biết vì lý do gì Thạch Bà Đà đã dừng lại, không đi cùng Huyền Trang đến cuối cùng như Tôn Ngộ Không.
Đã có rất nhiều giả thiết được đưa ra, phổ biến nhất là tin đồn cho rằng thực tế Huyền Trang đồng ý để Thạch Bàn Đà đi cùng không phải đơn thuần vì có cùng chí hướng. Thực tế ông chỉ muốn lợi dụng Thạch Bàn Đà.
Khi ấy Huyền Trang không có giấy phép thông hành của triều đình, muốn vượt qua biên giới phải nhờ một người dân tộc am hiểu địa hình như Thạch Bàn Đà giúp đỡ. Nếu bị phát hiện cả hai người đều có thể bị khép vào tội chết. Khi Thạch Bàn Đà biết được việc ấy đã nổi sát tâm với Huyền Trang. Hai người từ đây mỗi người một phương.
Một giả thuyết khác cho rằng, nguyên mẫu của Tôn Ngộ Không bắt nguồn từ một nhà sư thời Đường tên Thích Ngộ Không (731 - 812), tên tục là Xa Phụng Triều, người quận Kinh Triệu, huyện Vân Dương.
Ngộ Không từ nhỏ tư chất thông minh, yêu thích Nho học, là người nổi tiếng hiếu kính và biết cách đối nhân xử thế. Vào năm 751, Ngộ Không theo Trương Quang Thao đi sứ tới Tây Vực, do mắc trọng bệnh nên phải ở lại nước Kiền Đà La - nơi Phật pháp cực hưng thịnh (nay là địa phận Peshawar, Pakistan), không thể hồi hương.
Cùng năm đó, Ngộ Không nhận pháp sư Tam Tạng làm sư phụ, lấy pháp hiệu là Đạt Ma Đà Đô và đi tu, mãi tới năm 789 mới quay trở về kinh thành.
Thích Ngộ Không đồng hành cùng Huyền Trang suốt 40 năm, tại phương Tây cùng tham gia phiên dịch và truyền giáo, để lại rất nhiều sự tích cùng truyền thuyết.
Một số thuyết cho rằng, người ta đã đem cái tên Thích Ngộ Không trộn lẫn với cái tên "Hầu Hành Giả", người luôn ở bên cạnh Đường Tăng trong câu chuyện lấy kinh rồi liên hệ lẫn nhau.
Sau khi từ Tây Vực trở về, Ngộ Không bắt đầu biên dịch kinh thư và tham gia vào các hoạt động truyền giáo trong nhiều năm. Một số học giả tin rằng hành trình của Đường Tam Tạng và Tôn Ngộ Không đã được trộn lẫn vào nhau để tạo nên câu chuyện "thỉnh kinh" đầy biến động và li kì trong suốt hàng thế kỷ qua.
Tây Du Ký được Ngô Thừa Ân viết khi đã ngoài 70, ở độ tuổi mà gần như đã nếm đủ hương vị cuộc đời, đủ thăng trầm và trải nghiệm. Thiên tuyệt tác ấy thể hiện nhiều tâm tư, chiêm nghiệm về cuộc đời mà Ngô Thừa Ân đã thấu trải. Và Tôn Ngộ Không cũng mang trong mình nhiều gửi gắm,hoài bão, triết lý mà tác giả hướng đến...
Tôn Ngộ Không thần thông quảng đại, trượng nghĩa, hào phóng nhưng lại kiêu căng tự phụ. Nhưng ông để Ngộ Không gặp được Tam Tạng đại sư, được hóa kiếp tu hành, được mang vào mình một cái tâm hướng phật, một hành trình thỉnh kinh ý nghĩa.
Tìm thấy lăng mộ 'Tề Thiên Đại Thánh', bên trong phát hiện có gậy như ý và vòng kim cô Hoàng Anh16:44:28 13/06/2022Bộ phim Tây Du Ký và nhân vật Tề Thiên Đại Thánh có lẽ đã quá quen thuộc với khán giả Việt Nam rồi. Tuy nhiên những bí ẩn xung quanh sự tồn tại của nhân vật thần thông Tôn Ngộ Không thì luôn mang đến nhiều dấu hỏi lớn, và chúng ta...
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo