Võ Tắc Thiên sủng hạnh nhiều nam nhân nhưng không có con rơi, tại sao?
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Trong bộ phim cổ trang Trung Quốc Bao Thanh Thiên năm 1993, Bao Chửng, vị quan phủ Khai Phong được vua Tống ban cho một thanh Thượng phương bảo kiếm có thể " Tiền trảm hậu tấu" (dùng trước, bẩm báo với vua sau).
Nhưng thực tế, thanh kiếm này không có uy quyền đến vậy? Khái niệm Thượng phương bảo kiếm xuất hiện từ thời nhà Hán (202 TCN - 220). Thượng phương là từ dùng để chỉ nơi sản xuất các đồ vật chuyên dùng cho hoàng gia như bàn ghế, vũ khí... Thượng phương bảo kiếm là từ chỉ kiếm chuyên dụng của hoàng gia, thân kiếm và vỏ kiếm khắc hoa văn rồng, vô cùng sắc bén, chỉ cần chém một nhát là có thể lấy mạng một con ngựa, nên còn có tên là "thượng phương mã kiếm".
Chi tiết về thanh kiếm có thể "tiền trảm hậu tấu" này về sau được các tiểu thuyết gia và nhà làm phim Trung Quốc dựng lên từ điển cố Chu Vân xin vua nhà Hán ban kiếm diệt gian thần.
Thời Hán Thành Đế Lưu Ngao (51-7 TCN), có một quan đại thần nổi tiếng ngay thẳng là Chu Vân. Chu Vân đề nghị Hán Thành Đế ban cho một thanh kiếm để chém gian thần Trương Vũ, vốn là thầy giáo của Hán Thành Đế, người đại gian đại ác.
Chu Vân muốn chém Trương Vũ để "giết gà dọa khỉ", nhưng Hán Thành Đế cho rằng Chu Vân dĩ hạ phạm thượng, ra lệnh cho lính lôi ra ngoài chém. Chu Vân ôm chặt lấy lan can không buông, binh lính dùng sức quá mạnh khiến lan can gãy lìa. Quan viên trên triều cầu tình cho Chu Vân, Hán Thành Đế tha chết. Về sau, "Chu Vân bẻ gãy lan can" trở thành điển cố chỉ bề tôi trung thành dám can gián nhà vua.
Đến thời Đường (618-907), quan lại được hoàng đế ban Thượng phương bảo kiếm cũng không có quyền tiền trảm hậu tấu. Cho đến thời kỳ đầu Bắc Tống, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976) sau khi lên ngôi năm 960, mới cho phép người cầm Thượng phương bảo kiếm quyền lợi tiền trảm hậu tấu, nhưng chỉ giới hạn ở một số ít tướng lĩnh cấp cao.
Triều Tống trọng văn khinh võ, không tin tưởng võ tướng, mỗi lần chiến tranh thường xuất hiện hiện tượng binh sĩ không nghe lệnh võ tướng. Để giải quyết vấn đề này, mỗi khi có chiến tranh, hoàng đế nhà Tống mới ban Thượng phương bảo kiếm cho đại tướng trở lên để điều binh.
Trong lĩnh vực tư pháp, quan viên triều Tống chưa từng sử dụng Thượng phương bảo kiếm. Do đó, chi tiết Bao Chửng (999-1062) đời Tống có một thanh kiếm "trên trảm hôn quân, dưới trảm gian thần" là hư cấu.
Đến đời nhà Minh (1368-1644), Thượng phương bảo kiếm bắt đầu được sử dụng nhiều hơn, quy định sử dụng cũng hoàn thiện hơn. Thanh kiếm vào thời này tượng trưng cho thiên tử, cho hoàng quyền, người cầm kiếm đa phần là tâm phúc đại thần tướng lĩnh cấp cao của vua hoặc giám sát ngự sử, có quyền tiền trảm hậu tấu. Khi ban kiếm, triều đình phải tổ chức nghi lễ, đại tướng quân và các quan đại thần dập đầu cúi lạy hoàng đế 4 lần.
Ngoài thông tin về Thượng phương bảo kiếm, Bao Chửng có Ngự trát tam đao xử trảm tội phạm: Cẩu đầu đao, Hổ đầu đao và Long đầu đao nổi tiếng không kém. Chúng được phân theo đối tượng bị xử tội: Long đầu đao chỉ dùng cho hoàng thân quốc thích, hổ đầu đao dùng chém các quan lại và cẩu đầu đao áp dụng cho giai cấp thường dân.
Tại sao Bao Chửng có thể tạo ra những luật hình khắc nghiệt như thế? Bởi vì, Hoàng đế Tống Nhân Tông cực kỳ tin tưởng Bao Chửng. Đã có thời điểm, Tống Nhân Tông từng đích thân gặp mặt Bao Chửng và ông cũng nhận thánh chỉ của Hoàng đế quay trở về Kinh thành.
Lúc về đến Kinh thành, Hoàng đế đã ban cho Bao Chửng 3 đạo thánh chỉ, điều đặc biệt là 3 thánh chỉ này đều trắng xóa, trống không. Dựa theo lời Tống Nhân Tông, 3 thánh chỉ này ám chỉ rằng Bao Chửng có thể tùy ý xử tội thần tử, tùy ý làm nhiều chuyện mà không cần phải tâu trước với Hoàng đế, cũng không bị ai phản đối.
Trong một số tiểu thuyết xưa, những "cỗ máy chém" của Bao Chửng được Hoàng đế ban cho với tác dụng như "nhìn thấy đao như nhìn thấy vua trước mặt". Chính Hoàng đế đã ban cho Bao Chửng quyền quyết định giữa sống - chết và bách tính thường dân cũng đặt nhiều kỳ vọng vào ông. Sức mạnh của Ngự trát tam đao không hề nhỏ, Bao Chửng có thể xử chém tội nhân trước rồi mới tấu sau.
Theo truyện xưa, vào thời nhà Tống, người thợ rèn trứ danh là Hàn Kỳ đã tìm được một phần mảnh vỡ của "Tam đại tà đao" lay chuyển trời đất trong thời kỳ trước đó. Hàn Kỳ mất 1 năm lẻ 8 ngày mới dùng các mảnh vỡ trên đúc thành Ngự trát tam đao: Long đầu đao, Hổ đầu đao và Cẩu đầu đao. Chúng về sau được cất giữ trong phủ Khai Phong của Bao Chửng.
Tuy nhiên, trong lịch sử, Bao Chửng không hề có Long đầu đao, Hổ đầu đao và Cẩu đầu đao bằng đồng đấy. Dù là trong phần ghi chép về Bao Chửng thuộc quyển "Tống Sử" hay trong các văn bia do học trò của ông là Trương Điền viết lại cũng không hề nhắc đến sự tồn tại của Ngự trát tam đao trên.
Đến hiện tại các nhà khảo cổ cũng không hề khai quật được bất kỳ chiếc đao nào trong Ngự trát tam đao. Chính vì thế, càng nhiều người nhận định chúng thật sự chỉ tồn tại trong những trang giấy.
Đám tang Bao Thanh Thiên có 21 quan tài, ngày chôn cất đi theo 7 hướng khác nhau, lý do tại sao? JLO15:38:38 24/09/2023Năm 1062, Bao Thanh Thiên qua đời. Tang lễ của ông có điều đặc biệt đó là có tới 21 quan tài thay vì chỉ một chiếc như mọi người. Điều này gây tò mò lớn. Có người cho rằng, đây là cách để che giấu mộ phần của ông khỏi những kẻ...
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
8 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
20 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
7 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo