Bí mật hiếm ai biết về ông Công ông Táo, 23 tháng Chạp được dân gian tín ngưỡng
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Trung Quốc thời phong kiến đã sinh ra rất nhiều vị Hoàng đế. Một trong số những vị Hoàng đế đã lên ngôi một cách đầy phong ba bão táp và cũng buộc bị soán ngôi một cách bất lực, phải kể đến Lý Tụng, vị Hoàng đế thứ 13 của nhà Đường.
Lý Tụng là con trai đầu của Đường Đức Tông - Lý Quát. Khi cha lên ngôi, Lý Tụng vừa tròn 19 và được phong lên làm thái tử. Khi ấy, thứ mà người đời nhìn thấy chính là một tương lai tươi sáng với ngai vàng đang chờ ông phía trước. Thế nhưng, con đường đi lên ngôi vua thật chẳng hề dễ dàng. Thời nhà Đường không chỉ loạn lạc nơi xã tắc, mà ngay chính bên trong triều đình cũng đầy rẫy hiểm nguy. Vậy nên, thứ mà Lý Tụng đang gánh trên vai không chỉ còn là trách nhiệm của một người kế nhiệm mà còn phải giữ chắc vị trí mà mình đang có.
Bản chất Lý Tụng là một con người đạo đức tốt, văn võ song toàn, được kỳ vọng sẽ trở thành một nhà vua lỗi lạc trong tương lai. Lúc ấy, cả trong và ngoài triều đình đều vô cùng kính trọng ông. Dù vậy, có lẽ số phận của vị thái tử này đã định là phải đi qua nhiều giông bão. Trong 26 năm làm thái tử, nhà Đường đã trải qua nhiều biến động, trong đó nghiêm trọng nhất là "Sự biến Phụng Thiên".
Khi lên ngôi, Đường Đức Tông có tham vọng khôi phục lại vinh quang trước đây của nhà Đường. Ông bắt đầu tiêu diệt các chư hầu từ nhiều nơi khác nhau để củng cố và tập trung quyền lực đến một mức độ chưa từng có. Ban đầu, cuộc chiến thanh trừng này diễn ra khá suôn sẻ, nhiều chư hầu đã đầu hàng.
Tuy nhiên, vì khởi đầu suôn sẻ nên Đường Đức Tông bắt đầu trở nên háo thắng khi liên tục muốn nhanh chóng hoàn thành mục tiêu này, cũng chính từ đó nhiều vấn đề đã nảy sinh. Nước đi táo bạo này đã làm dấy lên cuộc nổi dậy của các chư hầu vốn trung thành với ông, khiến nhà Đường bị cô lập. Khi tình hình vượt quá tầm kiểm soát, Đường Đức Tông phải chạy trốn đến Phụng Thiên.
Vào thời điểm quan trọng của sự tồn vong của đất nước, Lý Tụng đã dũng cảm chiến đấu ở tiền tuyến trong gần 40 ngày, trận chiến này đã mang lại cho nhà Đường một cơ hội quý giá và cũng đảm bảo sự an toàn cho Đường Đức Tông. Sự việc này khiến Đường Đức Tông có thêm niềm tin vào đích trưởng Lý Tụng và càng củng cố địa vị thái tử.
Sau những ngày ở tiền tuyến chiến đấu và trải qua Sự biến Phụng Thiên, Lý Tụng ngày càng hiểu sâu hơn về việc cai trị một đất nước. Dù chưa từng trải qua bất cứ cuộc tranh giành ngai vàng nào nhưng ông hiểu rõ tranh giành quyền lực sẽ dẫn đến những kết quả tàn khốc nhất. Vì vậy, ông ra sức kiểm soát dã tâm và thể hiện đức tính hiền lành, khiêm tốn và tiết kiệm.
Khi cuộc chiến ngoài triều khép lại, thì cuộc tranh giành quyền lực bên trong lại nổ ra. Mẹ vợ của Lý Tụng có đời sống riêng tư không mấy sạch sẽ, thậm chí còn bị nghi ngờ làm những chuyện liên quan đến tà pháp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh và địa vị của Lý Tụng. Đường Đức Tông vô cùng nghi ngờ điều này. Từ đó dẫn đến việc, Lý Tụng lại bị động rơi vào thế bí, "ngồi không dính đạn" lúc nào cũng phải lo lắng đến địa vị thái tử mà, thậm chí điều đó còn khiến ông bị giam cầm một thời gian.
Lý Tụng đã làm thái tử được 26 năm, sau khi Đức Tông già đi, đáng lẽ ông phải giúp cha mình quản lý quốc sự. Không ngờ bi kịch bất ngờ ập đến, mùa đông năm 804, Lý Tụng bị đột quỵ, liệt nửa người và không thể nói.
Ngày 25/2/805, Đường Đức Tông băng hà. Trịnh Nhân và Vệ Thứ Công là hai đại thần, ngay lập tức được triệu hồi vào cung để thảo di chiếu... Các thái giám cho rằng thái tử có bệnh nên việc nối ngôi là điều không thể. Tuy nhiên, Vệ Thứ Công lại cho rằng thái tử tuy có bệnh nhưng dù sao cũng là đích trưởng, vả lại cũng không đến nỗi hoàn toàn bất lực. Nếu chọn một người khác, e rằng nhân sinh sẽ loạn lạc, đất nước khó bề cai trị. Do đó Lý Tụng - đang bị liệt nửa người và không thể nói - được đưa lên ngôi. Ngày 28 tháng 2, Lý Tụng tức vị ở điện Thái Cực, tức là Đường Thuận Tông.
Sau khi Lý Tụng lên ngôi, nhiệm vụ đầu tiên của ông là chấn chỉnh tình trạng hỗn loạn của các thái giám trong triều chính. Tuy nhiên, quyền lực của thái giám ở thời điểm này đã như trở thành một đế chế hùng mạnh, và ông đã gặp phải thất bại trong nhiệm vụ này. Ngược lại, các thái giám dùng quyền lực để gây áp lực lên ông, cuối cùng buộc ông phải thoái vị, chỉ 8 tháng sau, ông truyền ngôi cho con trai là thái tử Lý Thuần. Điều đáng buồn hơn nữa là chỉ 1 năm sau, vị Hoàng đế bất hạnh Lý Tụng "qua đời" vì bạo bệnh.
Nhìn lại 26 năm làm thái tử, Lý Tụng có lẽ cũng chưa từng dám nghĩ đến việc bản thân sẽ có một ngày gặp phải căn bệnh quái ác, cũng chưa từng dám nghĩ đã sống suốt 26 năm đầy gian nan và cơ cực đến vậy. Dù đã được kế nhiệm ngai vàng, nhưng ông cũng phải "lực bất tòng tâm" với căn bệnh của chính mình.
Trong thời gian trị vì ngắn ngủi này, Lý Tụng đã thể hiện sự khôn ngoan và khoan dung nhưng cũng bộc lộ những khuyết điểm của mình trong cuộc tranh giành quyền lực. Câu chuyện của Lý Tụng cho hậu thế thấy một thái tử tài năng, đạo đức nhưng xấu số, cuộc đời đầy bi kịch.
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Báo cáo