Cụ ông 85 tuổi già yếu còn ham đi "mua hoa", bị bắt nói câu cảnh sát "bó tay"
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, có hơn 400 vị vua nhưng chỉ có một vị vua duy nhất xứng đáng với danh hiệu "Thiên cổ nhất đế", đó chính là Tần Thuỷ Hoàng. Về cuộc đời của vị vua này đến nay vẫn còn nhiều điều bí ẩn.
Thân thế của Tần Thủy Hoàng - hoàng đế đầu tiên xây dựng lăng mộ cho bản thân. Đây là một trong những bí ẩn muôn đời không giải về Tần Thủy Hoàng. Trên danh nghĩa, Tần Thủy Hoàng là con của Trang Tương Vương nước Tần. Tuy nhiên, một số tài liệu lịch sử liệu lại cho rằng Tần Thủy Hoàng là con của Lã Bất Vi - thương nhân giàu có và sau trở thành tướng quốc nước Tần sau này.
Lý giải cho luận điểm này, nhiều sử gia suy đoán khi Trang Tương Vương còn là công tử Tử Sở, làm con tin của Tần ở nước Triệu có quen biết với Lã Bất Vi. Với trí thông minh, mưu mô cao thâm, Lã Bất Vi đã dâng Triệu Cơ - một người thiếp đang mang thai của mình cho Tử Sở.
Sau này, Triệu Cơ sinh hạ một trai đặt tên là Doanh Chính (tức Tần Thủy Hoàng). Về sau, Doanh Chính từng bước trở thành hoàng đế nhà Tần. Cho đến nay, chưa một ai dám khẳng định ai mới thực sự là cha của Tần Thủy Hoàng.
2. Diện mạo Tần Thủy Hoàng
Dung nhan vị hoàng đế nổi tiếng nhà Tần này cũng gây nhiều tranh cãi. Một luồng ý kiến cho rằng Tần Thủy Hoàng là một người điển trai, phong độ. Trong khi đó, luồng ý kiến khác nhận định Tần Thủy Hoàng có chiều cao khiêm tốn và có cơ thể bị biến dạng, trở nên xấu xí.
Theo đó, một số ý kiến cho rằng Tần Thủy Hoàng có đôi mắt to, mũi cao, giọng nói to, rõ ràng, tinh thần quyết đoán, dáng đi thẳng, tự tin giống vị thần Apollo. Ngược lại, đại diện cho các nhà văn, nhà sử học, nhà khảo cổ Guo Moruo nhận định Tần Thủy Hoàng có mũi gãy, nhãn cầu lồi và giọng nói giống tiếng tru của chó rừng. Ngực ông nhô ra. Thậm chí, vị hoàng đế này còn bị viêm khí quản và bị còi xương.
Tuy nhiên, nhiều người không tin mấy vào lập luận Tần Thủy Hoàng có diện mạo xấu xí. Bởi lẽ, cha mẹ của Tần Thủy Hoàng là Trang Tương Vương nước Tần và Triệu Cơ đều là những thuộc loại "gái xinh, trai đẹp" nên không có lý gì con cái của họ xấu xí. Ngoài ra, hiếm có người thừa kế ngai vàng nào có diện mạo dị dạng được quần thần hết lòng phò tá, đưa lên ngôi vị cửu ngũ chí tôn.
3. Hoàng hậu của Tần Vương là ai?
Tần Thủy Hoàng không lập hoàng hậu. Tương truyền, có 1 người phụ nữ nổi tiếng được ông yêu quý nhất là A Phòng. Người này không chỉ xinh đẹp mà còn lớn lên cùng Hoàng đế Tần. Vì yêu quý nàng A Phòng nên Tần Thủy Hoàng cho xây dựng hẳn cung điện mang tên nàng - Cung A Phòng. Tuy nhiên, sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, dù cung điện vẫn được xây dựng đã không hoàn thành trọn vẹn khi nhà Tần sụp đổ.
Người ta kể rằng sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước chư hầu, ông muốn phong A Phòng làm hoàng hậu. Vì bà là người nước Triệu nên ông đã bị các quan đại thần phản đối kịch liệt. Sau khi bị phản đối và chứng kiến những điều xảy ra với mẹ ruột, Tần Thủy Hoàng cho rằng sau khi những người phụ nữ trong hậu cung lên nắm quyền, có nguy cơ rất lớn xảy ra đảo chính nội bộ trong cung trong quá trình kế vị ngai vàng, vì vậy hoàng đế đã bãi bỏ các quy định về hoàng hậu. Hoàng đế có thể có bao nhiêu người phụ nữ nếu muốn nhưng họ không được nắm quyền trị nước.
Một số khác còn cho rằng, Tần Thủy Hoàng không đam mê nữ sắc nên tránh được nhiều điều phiền toái và tập trung vào các công việc chính sự. Giả thuyết khác lại cho rằng do mải mê chìm đắm trong việc tìm kiếm thuốc trường sinh bất tử nên Tần Thủy Hoàng không còn tâm trí nghĩ đến chuyện lập hoàng hậu. Rất nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích lý do Tần Thủy Hoàng không lập hoàng hậu nhưng không ai khẳng định chắc chắn điều nào mới là nguyên nhân có tính chất quyết định.
4. Số phận bí ẩn của người khiến Tần Thủy Hoàng tin thuốc trường sinh là có thật
Hơn 2.200 năm trước, Tần Thủy Hoàng lên ngôi xưng hoàng đế. Nắm trong tay cả thiên hạ, quyền lực đạt đến đỉnh cao không ai có thể với tới, đó cũng là lúc ông đi tìm cho mình phương thức để hưởng đặc quyền đó... mãi mãi bằng cách đi tìm thuốc trường sinh bất tử.
Một lần, sau khi Tần Thủy Hoàng đến núi Thái Sơn, ông đã đi ngang qua Long Khẩu (nay thuộc Sơn Đông) trong chuyến du hành về phía đông - lúc đó gọi là Quận Hoàng, dưới sự sắp xếp của quan lại địa phương, nhà giả kim Từ Phúc đã gặp hoàng đế với tư cách là một danh nhân địa phương và xin được tháp tùng hoàng đế.
Khi đến khu vực là Giao Nam ngày nay, Từ Phúc nói rằng có ba ngọn núi thiêng ở biển Bột Hải và những người sống trong đó sau khi ăn thuốc trường sinh từ những ngọn núi, họ đều trở nên bất tử, trở thành thần từ đó. Từ Phúc nguyện lên đường tìm phương thuốc đó cho Tần Thủy Hoàng.
Nghe vậy, hoàng đế rất mừng, liền ban cho Từ Phúc rất nhiều vàng bạc châu báu và lệnh cho người này dẫn theo 1.000 đồng nam và đồng nữ cùng 3 năm lương thực dự phòng lên đường tìm thuốc tiên.
Không lâu sau, Từ Phúc trở về tay trắng. Họ thất bại trong việc tìm kiếm ngọn núi thiêng nhưng không dám thú nhận với Tần Thủy Hoàng nên đã bịa chuyện rằng trên đường đi gặp thủy quái khổng lồ nên đành thoái lui. Không từ bỏ ý định ban đầu, Tần Thủy Hoàng sai cung thủ và Từ Phúc dẫn 3000 người nữa giương buồm vượt biển tìm thuốc trường sinh.
Bẵng đi một thời gian, Tần Thủy Hoàng vẫn không thấy Từ Phúc trở về cùng thuốc quý. Tung tích của Từ Phúc từ đó chìm vào quên lãng.
Theo lời kể thì có thể Từ Phúc đã bị đắm tàu, hoặc nhiều khả năng là người này đã đến Nhật Bản sinh sống đến cuối đời tại đó.
Phụ nữ sở hữu trán rộng được người xưa xem là "hiếm có khó tìm", vì sao? Thảo Mai17:17:04 06/01/2025Mỗi người đều có một chuẩn mực riêng về cái đẹp, và dù trải qua hàng ngàn năm, quan niệm thẩm mỹ cũng như cách diễn giải về cái đẹp liên tục thay đổi, nhưng sự theo đuổi vẻ đẹp vẫn luôn trường tồn.
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Báo cáo