TP.HCM "thất thủ": Phạt "kịch khung" vẫn không ngăn được "quái xế" lộng hành?
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Trường hợp một tài xế xe công nghệ chở khách theo hướng Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trái bị phạt 5 triệu đồng vì lỗi vượt đèn đỏ mới đây khiến nhiều người tỏ ra xót, thương cảm.
Bản thân anh cũng cảm thấy mình bị xử lý quá nặng, vì cuốc xe đó chỉ đem lại 15 nghìn đồng, giá trị chiếc xe máy cũng chỉ khoảng 5-6 triệu đồng.
Trong gần 1 tuần qua khi Nghị định 168 có hiệu lực và mức phạt của hàng loạt lỗi vi phạm giao thông tăng vọt thậm chí hàng chục lần, trên báo chí, tôi đọc được không ít bài phản ánh những người kiếm sống bằng nghề lái xe "khóc ròng" vì chẳng kiếm được bao nhiêu nhưng mức phạt lại quá cao, chỉ cần một lỗi vượt đèn đỏ là có thể mất non nửa thu nhập của cả tháng.
Anh nói: "Cả ngày tôi đi làm được bao nhiêu đâu, đi thế này là chế.t rồi. Mức phạt gần bằng cái xe máy có 6-8 triệu. Bỏ xe thì cũng không bỏ được, phải chấp nhận nộp phạt thôi. Mỗi cuốc xe có bao nhiêu tiề.n đâu, phạt thế này thì có khi bỏ nghề", phát biểu này của một tài xế cũng là suy nghĩ của nhiều người làm nghề lái xe.
Trên mạng xã hội lập tức có bài viết phản đáp lại hành vi của nam tài xế. Người này viết: "Ai cũng biết, nghề tài xế là nghề "đán.h bóng mặt đường". Phần lớn thời gian của họ dành cho việc cầm lái, vì thế họ là đối tượng gây va chạm nhiều nhất nếu lái kém hoặc không tuân thủ luật giao thông. Theo thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 200.000 tài xế công nghệ. Chỉ cần 1% trong số đó xe.m thườn.g luật thôi thì đã là mối nguy lớn đến sức khỏe, tính mạng người đi đường rồi.
Vì thế, nắm chắc và tuân thủ các quy định pháp luật về giao thông là yêu cầu tối thiểu, cơ bản đối với những người làm nghề này. Thế nhưng thật đáng buồn là lâu nay, đội ngũ xe ôm công nghệ lại vượt đèn đỏ, lấn làn, đi ngược chiều, lạng lách hay lao xe lên vỉa hè nhiều nhất vì muốn rút ngắn thời gian cho mỗi cuốc xe. Nhiều hành khách ngồi sau xe họ mà mặt cắt không còn giọt má.u, khi góp ý thì nhận được lời trấn an kiểu: "Yên tâm, đoạn đường này em quen lắm, không có công an đâu", "Công an tóm thì em bị phạt chứ chị sợ gì"; hay "Em vượt đèn đỏ suốt nên có nhiều kinh nghiệm lắm, không bị gì đâu mà sợ"...
Tăng mức phạt vi phạm giao thông cao chót vót là để chấm dứt tình trạng này. Muốn không bị phạt làm mất hết thu nhập thì tài xế chỉ cần đừng vi phạm nữa, đây là lựa chọn chứ đâu có phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và năng lực. Còn nếu như không đủ khả năng đi đúng luật giao thông thì đừng kiếm cơm bằng nghề tài xế nữa, vì họ không đủ tiêu chuẩn để lái xe ra đường chứ đừng nói mưu sinh bằng công việc này.
Đừng trách tôi vô tình hay lạnh lùng khi tôi nói mình không hề thông cảm với những tài xế "khóc ròng" và kêu than sẽ phải bỏ nghề nếu mức phạt cao. Sự vất vả của cuộc mưu sinh không thể là lý do bao biện cho việc vi phạm pháp luật và đẩy người khác vào nguy hiểm, phiền toái. Rất nhiều người khác có thu nhập chưa bằng một nửa xe ôm công nghệ, chỉ 5- 6 triệu đồng/tháng. Họ vẫn phải nộp mức phạt như vậy khi vi phạm mà không thể dỗi rằng "phạt nặng thế này tôi không thèm mang xe ra đường nữa".
Trên một diễn đàn của tài xế công nghệ, tôi thấy có người xúi nhau phản ứng với mức phạt mới theo kiểu "phạt nặng thế thì thà bỏ xe lại, tiề.n phạt còn nhiều hơn cả tiề.n xe". Xin nhớ rằng nếu làm thế thì dù mất xe, họ vẫn không tránh được án phạt vì theo luật, họ sẽ bị cưỡng chế khi hết thời hạn mà vẫn chưa chấp hành quyết định xử lý.
Tóm lại, là công dân trong xã hội văn minh thì phải có ý thức thượng tôn pháp luật, khi mức phạt tăng cao thì càng phải điều chỉnh hành vi của mình, nếu có thái độ hay hành động tiêu cực thì chỉ gây thiệt hại nhiều hơn cho bản thân.
Nghị định 'vượt đèn đỏ' có hiệu lực: một n.ữ sin.h 'bay' 5 triệu vì lý do khó đỡ Minh Lan16:18:15 02/01/2025Sau khi nghị định 168/2024 có hiệu lực, hàng loạt những trường hợp vượt đèn đỏ vẫn xảy ra. Điều này xuất phát từ thói quen vượt đèn vàng, phóng xe trước 2-3 giây đèn đỏ khiến nhiều người bay nửa tháng lương chỉ trong tích tắc.
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo