Hoàng đế Minh - Thanh dính "lời nguyền truyền kiếp": Đoản mệnh, vô sinh?
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
Trung Quốc vốn là một đất nước rộng lớn với diện tích 9,6 triệu km vuông, trên mảnh đất rộng lớn này vốn ẩn chứa rất nhiều bí mật. Trong số đó có 2 câu đố lớn tới nay vẫn chưa có lời giải, một ở Bắc Kinh, một ở Tây An, và cái còn lại thậm chí còn khó hiểu hơn.
Bia mộ của Võ Tắc Thiên
Nhắc đến Võ Tắc Thiên, chắc hẳn mọi người không còn xa lạ. Đây là nữ hoàng đế kiệt xuất nhất Trung Quốc và cũng là nữ hoàng đế duy nhất của đất nước này. Võ Tắc Thiên sau khi mất được an táng tại Càn Lăng ở Lương Sơn, Hàm Dương. Hiện nay Càn Lăng đã trở thành một địa điểm thu hút rất khách du lịch. Tuy nhiên, khi đến thăm Càn Lăng, hẳn ai cũng sẽ chú ý tới tấm bia để trống ngay phía trước lăng.
Thông thường, một văn bia sẽ được dựng trước lăng mộ của hoàng đế để ghi lại những thành tựu to lớn của vị hoàng đế trong suốt cuộc đời của ông. Ngay cả khi vị hoàng đế chưa có đóng góp gì cho đất nước, nhưng trên bia mộ vẫn sẽ được biên soạn, tạo khắc một số nội dung chính. Vậy nhưng không có gì được viết trên văn bia của Võ Tắc Thiên - điều này cũng khiến các nhà sử học bối rối.
Xung quanh câu đố này, trong dân gian đã truyền miệng nhau rất nhiều giả thuyết khác nhau. Người cho rằng, bởi bà có quá nhiều công lao, nên không thể ghi chép hết lại được trên bia mộ. Bắt đầu từ việc trở thành hoàng hậu vào năm 655 sau Công nguyên, Võ Tắc Thiên buộc phải thoái vị vào năm 705 sau Công nguyên, tham gia và nắm giữ quyền lực cao nhất trong 50 năm.
Giả thuyết thứ hai cho rằng, do bản thân biết những tội lỗi nghiêm trọng của mình trong quá trình cai trị đất nước, Võ Tắc Thiên đã dựng lên "tấm bia không lời" và cho rằng đó là cách tốt nhất để không bị người đời bôi nhọ. Nói về những tội lỗi tày đình bên cạnh công lao trị quốc của Võ Tắc Thiên, dân gian truyền miệng rất nhiều phiên bản, chủ yếu xoay quanh việc bà hãm hại hoàng hậu để tiếm quyền , thậm chí hại chết chính con ruột và tôn thất để leo lên ngôi hoàng đế, và kinh hoàng nhất là việc thảm sát những người tình của mình.
Ngoài ra, sự phát triển kinh tế và xã hội trong thời kỳ đầu của nhà Đường như một hình yên ngựa, trong khi Võ Tắc Thiên ở điểm thấp nhất khi bà nắm quyền. Và trong thời gian cầm quyền, bà đã để mất bốn trấn An Tây, gây nguy hiểm cho sự thống nhất của đất nước. Võ Tắc Thiên không thể thiết lập một tiểu sử hào quang cho chính mình, mà chỉ có thể để trống bằng "tấm bia không lời".
Lập luận thứ ba cho rằng Võ Tắc Thiên là mẹ Đường Trung Tông, biết rằng mọi người sẽ có những đánh giá khác nhau về cuộc đời của mình, đặc biệt là sự việc phế truất Đường Trung Tông để cướp ngôi. Việc viết tốt hay xấu lên bia mộ quả rất khó, bởi vậy bà đã quyết định lập một "bia không lời" để người đời sau tự đánh giá.
Một điều nữa là sau khi Võ Tắc Thiên qua đời, chính sự rối ren không ai để ý. Đợi đến khi ổn định, mọi người chú ý lại thì đoạn lịch sử đó đã qua đi, qua nhiều người truyền miệng, khó phân biệt thật giả, bởi vậy không biết khắc gì trên bia mộ. Cho dù là giả thuyết nào, thì câu đố về bia mộ Võ Tắc Thiên cho tới nay vẫn chưa có lời giải chính xác.
Lâu Lan cổ quốc ở sa mạc La Bố
Lâu Lan (Kroran) là một quốc gia cổ, tồn tại từ thế kỷ II TCN ở vùng đông bắc sa mạc La Bố, Tân Cương (nay thuộc Trung Quốc). Lâu Lan được biết đến với cái tên tiếng Nga là Krorayina hay Kroran.
Tuy nhiên, vào năm 630 sau Công Nguyên, nó đột nhiên biến mất một cách bí ẩn, và mãi cho tới sau khi giải phóng, mới được giới khảo cổ học phát hiện và nghiên cứu. Cho tới hiện tại, lý do biến mất của nó vẫn mãi là một bí ẩn lớn.
Một số giải thuyết cho rằng vì lý do thiên tai nên thành phố cổ kính huy hoàng này đã biến thành đống đổ nát. Một số cho rằng nguyên nhân là do chiến tranh. Một số khác lại đưa ra nghi vấn tất cả người dân của Lâu Lan quốc cổ đại đã bị nhiễm bệnh ác tính, lần lượt ra đi trong một thời gian ngắn.
Một giả thuyết được cho là có cơ sở khoa học tin rằng, Lâu Lan quốc do trước đây lạm dụng chặt phá rừng, làm mất một lượng lớn đất và nước, kết quả là đất đai bị sa mạc hóa và cư dân không thể sinh sống được nên họ đã chuyển đi nơi khác.Tuy nhiên, cho dù là lời giải thích nào thì cũng chỉ là giả thuyết chưa được kiểm chứng, và Lâu Lan quốc vẫn là một hòm bí mật chưa tìm được chìa khóa.
Tông Nhân Phủ là gì mà phi tần nghe tên đều khiếp sợ, chẳng ai muốn đến? Hoàng Phúc16:27:38 08/09/2024Tông Nhân Phủ là cơ quan chuyên chế quản lý người trong hoàng thất, nơi này cũng thường xuyên xuất hiện trong các bộ phim cung đấu thời Thanh. Khi tình tiết phim phát triển lên cao trào, thường sẽ có câu thoại lôi tới Tông Nhân Phủ .
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Báo cáo