Ý Nhi ở ẩn, Đào Hiền "thừa cơ hội" có động thái thu hút sự chú ý, netizen lắc đầu: hết nói nổi!
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Với tâm huyết và tài năng của mình, bà Sương Nguyệt Anh đã ghi dấu ấn trong lịch sử Việt Nam với hình tượng nữ tổng biên tập đầu tiên - một người phụ nữ mạnh mẽ, kiên trinh cùng tư duy cởi mở, vượt xa thời đại.
Trong ngày đầu tiên của tháng 2 năm 2023, Sương Nguyệt Anh - nữ tổng biên tập đầu tiên của báo chí Việt đã được Google Doodle vinh danh. Dù tài giỏi, mạnh mẽ nhưng câu chuyện đời của Nguyệt Anh đã khiến nhiều người phải khiến nhiều người thổn thức. Vậy người phụ nữ này là ai?
Sương Nguyệt Anh (1864 - 1922) là người con gái được sinh ra tại làng An Bình Đông, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Gia đình của bà có bốn người con tổng cộng nên người trong gia đình vẫn thường gọi bà là Năm Hạnh. Cha của bà chính là nhà thơ nổi tiếng Nguyễn Đình Chiểu còn mẹ của Nguyệt Anh là bà Lê Thị Điền - người ở làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc.
Theo "Nguyễn chi thế phổ", nữ nhà thơ của vùng đất Bến Tre này có tên thật là Nguyễn Thị Khuê. Nhưng tên trên bia mộ của bà là Nguyễn Ngọc Khuê, tự Nguyệt Anh. Ngoài bút hiệu này, bà còn lấy cho mình một số bút hiệu như Nguyệt Nga, Xuân Khuê,...
Cuộc đời của nữ nhà báo Sương Nguyệt Anh
Thuở còn thơ bé, người thầy đã dạy cho bà đọc và viết chữ Hán cũng như chữ Nôm chính là cha của bà - nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Chính vì vậy, ngay từ thời thơ ấu, Nguyệt Anh đã thấm nhuần trong mình tư tưởng yêu nước cũng như thể hiện được sự thông minh, sắc sảo như cha. Bà cùng với chị mình là Nguyễn Thị Xuyến đều là người nổi tiếng về nhan sắc và tài năng. Cả hai được người dân trong vùng gọi bằng cái tên trìu mến là Nhị Kiều.
Với xuất thân từ gia đình Nho giáo và được nuôi dạy, giáo dục kỹ lưỡng, dù xinh đẹp và thông minh nức tiếng nhưng bà không bao giờ kiêu ngạo mà rất bình dị, điềm đạm. Khi gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn, nhà thơ này đã chấp nhận nghỉ học để cùng cụ Đồ Chiểu bốc thuốc chữa bệnh, chăm lo cho cả nhà.
Năm bà 24 tuổi, cụ Nguyễn Đình Chiểu qua đời. Chính vì vậy, người con gái trẻ tuổi khi ấy đã phải cùng anh trai mình tiếp quản trường học của cha để tiếp tục dạy học cho người dân xung quanh. Chính sự tài giỏi của bà đã khiến ông Phủ Xuyên - tri phủ Ba Tri thời bấy giờ chú ý đến. Tuy nhiên, sau khi hỏi bà làm vợ nhưng không thành công, hắn đã ghi thù và sinh rắp tâm hãm hại.
Để tránh né Phủ Xuyên, bà và gia đình anh trai Nguyễn Đình Chúc phải chuyển sang Cái Nứa và Rạch Miễu, Mỹ Tho. Cũng chính ở nơi đây mà Nguyệt Anh đã nên duyên cùng ông phó tổng sở đã goá vợ và sinh ra con gái đầu lòng Nguyễn Thị Vinh. 'Niềm vui ngắn chẳng tày gang' khi chồng bà đã bị Phủ Xuyên âm mưu hãm hại. Tuy nhiên, người phụ nữ mạnh mẽ này quyết định thủ tiết và ở vậy nuôi con chứ không chấp nhận đi thêm bước nữa. Cũng từ nguyên cớ này mà bút hiệu của nữ danh nhân Bến Tre đã có thêm một chữ Sương ở trước thành Sương Nguyệt Anh. (Sương còn có nghĩa là goá).
Nữ nhà thơ tiên phong của Việt Nam - Sương Nguyệt Anh
Những năm 1906-1908, hưởng ứng phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, bà bán một phần điền sản và vận động quyên góp để giúp học sinh sang Nhật du học.
Năm 1917, Sương Nguyệt Anh đưa cháu ngoại lên Sài Gòn, cùng một nhóm chí sĩ yêu nước chuẩn bị xuất bản tờ báo đầu tiên của phụ nữ Việt Nam. Ngày 1/2/1918, báo Nữ giới chung ra số đầu tiên, Sương Nguyệt Anh trở thành nữ chủ bút báo đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam. Nữ giới chung chủ trương nâng cao dân trí, khuyến khích công nông thương và nhất là đề cao vai trò phụ nữ trong xã hội. Tòa soạn báo đặt tại số nhà 155 đường Taberd, Sài Gòn (nay là đường Nguyễn Du, quận 1, TP.HCM).
Tuy nhiên sau gần một năm hoạt động, xuất bản được 22 số báo, tháng 7/1918, tờ báo bị đình bản. Suốt các số báo đó, Sương Nguyệt Anh dành trọn cả tài năng và tâm huyết của mình để góp phần làm chấn hưng tinh thần nữ giới nước nhà. Những số báo phát hành đều đề cập đến việc dạy nữ công, đức hạnh phụ nữ và phê phán luật lệ khắt khe với nữ giới thời đó, đồng thời chủ trương đấu tranh mạnh mẽ cho vấn đề bình đẳng nam nữ.
Sương Nguyệt Anh sáng tác nhiều, nhưng không gom thành tập. Nay chỉ còn một số bài thơ, như Đoan Ngọ nhật điếu Khuất Nguyên, Tức sự, Chinh Phụ thi, Thưởng bạch Mai, Vịnh ni cô, vua Thành Thái vào Nam, cảm tác khi lính Việt đi Âu chiến... và vài bài vè như Vè tiểu yêu, Vè thầy Hỷ, Vè đánh đề.
Đến nay, mỗi khi nhắc đến Sương Nguyệt Anh, người ta vẫn thấy ở bà một tấm gương hoạt động cho giới nữ không ngừng nghỉ. Bà là một cây bút rắn rỏi từng nêu trên tờ "Nữ giới chung" nhiều vấn đề về phận sự đàn bà đối với gia đình và xã hội. Trong buổi giao thời, phụ nữ nước nhà vừa ra khỏi khuê môn để tiếp xúc với văn hóa phương Tây, bà Sương Nguyệt Anh rất xứng đáng là nữ sĩ tiền phong trên đất Việt.
Sau "Nữ giới chung", bà lại được mời làm chủ bút tờ Đèn Nhà Nam (tờ báo cải biến từ Nữ giới chung) nhưng bà từ chối.
Thời gian này bà thường xuyên bị đau nhức mắt, sức khỏe cũng dần suy kiệt. Nghe lời thầy thuốc, Sương Nguyệt Anh dẫn cháu ngoại trở về Mỹ Chánh Hoà (Ba Tri), ở với người em út tên là Nguyễn Đình Chiêm để chữa bệnh. Nhưng chỉ thời gian ngắn, đôi mắt bà bị mù lòa hẳn. Dù vậy bà vẫn tiếp tục nối nghề cha, dạy chữ Hán và làm thuốc chữa bệnh giúp đời.
Sương Nguyệt Anh qua đời vào tháng 1/1921 tại làng Mỹ Chánh Hòa, thọ 57 tuổi. Bà được an táng cạnh mộ cha mẹ, hiện nay thuộc Khu di tích nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, ấp 6, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Bằng tất cả tài năng, tâm huyết, suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp chung, Sương Nguyệt Anh đã để lại trong tâm trí người Việt Nam hình ảnh đẹp về một nữ chủ bút đầu tiên, một nhà thơ đa tài và một người tiên phong trong công cuộc đấu tranh vì quyền lợi, địa vị của phụ nữ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.
Năm 2022, tại kỳ họp thứ 41, Đại hội đồng UNESCO đã ra Nghị quyết 41/C vinh danh danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Đình Chiểu. Cụ đồ Chiểu là nhà thơ, danh nhân đầu tiên của miền Nam được UNESCO tôn vinh.
Năm 2023, đến lượt nhà thơ, nhà báo Sương Nguyệt Anh con gái cụ đồ Chiểu được trang tìm kiếm điện tử nổi tiếng nhất thế giới Google tôn vinh. Đây là những sự kiện hiếm có đối với một gia đình trí thức lớn của đất nước và cũng là niềm vinh dự cho đất nước Việt Nam.
Sao kê 12 ngàn trang của MTTQ lọt "top trend", Google "sập" vì chịu không nổi Keng16:27:29 13/09/2024Thông tin đang được cộng đồng mạng đặc biệt quan tâm lúc này là hơn 12.000 trang sao kê số tiền ủng hộ đồng bào gặp thiên tai tại các tỉnh miền Bắc do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ VN) công bố chiều 12/9.
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 2 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo