Vụ nhập lòng se điếu Trung Quốc: tiểu thương nước bạn phán 'chưa từng thấy'?

4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Vừa qua, MXH xuất hiện đoạn clip về sự cố nhiễu sóng máy bay của hãng Vietnam Airlines khiến dư luận xôn xao. Hiện trường cho thấy, dưới sàn rơi rớt nhiều bữa ăn còn dang dở của hành khách.
Rất may sự cố trên không gây thiệt hại về người. Nhiều người là người trực tiếp tham gia trong chuyến bay trên không khỏi sợ hãi vì lần đầu trải qua cảnh tượng này trong đời. Vậy Sự cố nhiễu loạn máy bay nguy hiểm đến mức nào?
Nhiễu loạn xảy ra khá phổ biến trên các chuyến bay - khi hành khách có cảm giác chao đảo bất ngờ trong hành trình. Dù đôi khi có những tin tức về nhiễu loạn khi bay khiến nhiều người lo lắng về an toàn bay, tuy nhiên trên thực tế, có rất ít ca thương tích xảy ra do nhiễu loạn.
Theo số liệu từ Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), từ năm 2009 đến 2021, mỗi năm chỉ ghi nhận khoảng 5-18 trường hợp chấn thương nghiêm trọng liên quan đến nhiễu loạn. FAA định nghĩa nhiễu loạn là "chuyển động không khí tạo ra bởi áp suất khí quyển, luồng phản lực, địa hình như núi non, các mặt trận thời tiết hoặc giông bão".
Hiểu đơn giản, đó là khi không khí "xáo động" giống như mặt biển gợn sóng, khiến máy bay bị rung lắc. Hiện tượng này xảy ra không chỉ trong không khí, mà còn trong các chất lỏng khác như nước, má.u trong cơ thể, hoặc thậm chí trong plasma trên bề mặt Mặt Trời.
Nhiễu loạn là hiện tượng vật lý tự nhiên, đặc trưng bởi tính hỗn loạn và nhạy cảm với những thay đổi nhỏ. Ví dụ: sự thay đổi nhiệt độ hoặc địa hình (như dãy núi) có thể khiến không khí biến động mạnh. Điều khiến nhiễu loạn trở nên khó dự đoán, chính là bản chất hỗn loạn đó. Tuy nhiên, nhiễu loạn không đủ để khiến máy bay gặp nạn.
"Nhiễu loạn là bình thường - nó là một phần của bầu trời," phi công thương mại Patrick Smith chia sẻ với The Washington Post. "Hầu như chuyến bay nào cũng gặp phải. Với phi hành đoàn, đó là vấn đề về sự thoải mái, không phải an toàn."
Máy bay hiện đại được thiết kế để chịu áp lực rất lớn. Theo GS Darren Ansell (Đại học Central Lancashire), "ngay cả khi gặp nhiễu loạn rất nghiêm trọng, máy bay cũng không vượt quá giới hạn thiết kế."
Ông Graham Gratton, phó giáo sư ngành Hàng không & Môi trường tại Đại học Cranfield (Anh), khẳng định: "Máy bay được thiết kế để chịu được những tình huống tồi tệ nhất mà nhiễu loạn có thể gây ra. Gần như không có khả năng nhiễu loạn làm hư hại nghiêm trọng hoặc phá hủy máy bay."
Dù vậy, ông cũng nhấn mạnh: nhiễu loạn không phải thứ mà phi công muốn đối mặt. "Nó không mang lại lợi ích gì cho chuyến bay. Chính vì thế, phi công luôn cố gắng tránh hoặc giảm tốc độ khi bay qua khu vực có nhiễu loạn, đồng thời bật tín hiệu thắt dây an toàn cho hành khách."
Máy bay thương mại thường bay cao hơn các mô hình thời tiết này để tránh hiện tượng nhiễu loạn xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên, sự nhiễu loạn cũng có thể xảy ra ở nhiều độ cao khác nhau
Tuy hiếm, nhưng vẫn có ta.i nạn do nhiễu loạn - như vụ rơi máy bay ở Núi Phú Sĩ năm 1966 do kết hợp lỗi con người và thời tiết. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thiết kế máy bay ngày nay an toàn hơn rất nhiều và gần như không thể bị rơi vì nhiễu loạn thông thường. Trong vài trường hợp nghiêm trọng, máy bay có thể rơi đột ngột khiến phi công mất kiểm soát tạm thời. Nhưng nguy hiểm chủ yếu đến từ việc hành khách không thắt dây an toàn, dẫn đến bị hất văng khỏi ghế, va chạm với trần hoặc các vật cứng khác.
Vào tháng 12-2022, một chuyến bay của Hawaiian Airlines đi từ Phoenix, Arizona đến Honolulu, Hawaii (Mỹ) gặp phải nhiễu động nghiêm trọng khiến 25 người bị thương. Theo Hawaiian Airlines, chuyến bay chở 278 khách. Sự hỗn loạn nghiêm trọng đến mức làm hỏng phần bên trong của máy bay. Vào năm 2021, một chuyến bay của American Airlines trên đường đến Florida đã phải chuyển hướng đến Louisiana sau khi nhiễu động khiến 10 người trên máy bay bị thương.
Năm 2019, ít nhất 35 người bị thương sau khi một chuyến bay của Air Canada, đi từ Toronto, Canada đến Sydney, Úc, bất ngờ gặp sóng gió. Chuyến bay buộc phải hạ cánh xuống Honolulu.
Vì vậy, FAA luôn khuyến nghị: Luôn thắt dây an toàn khi ngồi, dù máy bay đang bay êm. Đó là lý do biển báo dây an toàn luôn hiện diện phía trên mỗi hàng ghế.
Nếu bạn lo lắng, có vài mẹo giúp chuyến bay "êm ái" hơn khi trải qua nhiễu loạn: Chọn ghế ở giữa, gần cánh máy bay nếu có thể bởi đây là khu vực ít rung lắc nhất. Luôn thắt dây an toàn. Điều này giúp bạn an toàn nếu có rung lắc bất ngờ. Cố định đồ đạc cá nhân. Để tránh đồ đạc bay lung tung, gây thương tích.
Tự nhắc bản thân rằng: Máy bay đã được thiết kế để bay xuyên qua nhiễu loạn, các ca thương tích do nhiễu loạn rất hiếm và trên hết, nhiễu loạn không khiến máy bay rơi.
Trước đó, hãng hàng không Việt Nam từng gặp phải 2 sự cố. Hai chuyến bay số hiệu VN1207 và VN1269 với 2 máy bay cùng gặp sự cố và phải hạ cánh ngay sau khi cất cánh. Ngày 21/5, theo thông tin từ Cảng vụ Hàng không miền Bắc, chuyến bay VN1207 từ Hà Nội tới Cần Thơ của Vietnam Airlines đã gặp phải sự cố sau 20 phút khởi hành từ sân bay Nội Bài vào chiều 19/5.
Máy bay Airbus A321 thực hiện chuyến bay này đã cất cánh lúc 17h16. Tuy nhiên, vào lúc 17h37, tổ lái đã yêu cầu quay trở lại sân bay Nội Bài do phát hiện vết nứt trên kính buồng lái phía trước ghế cơ phó. Máy bay sau đó đã an toàn hạ cánh và tự lăn vào vị trí đỗ vào lúc 18h05.
Kỹ thuật viên kiểm tra máy bay đã phát hiện thêm một vết lõm đường kính 40 cm trên chóp mũi máy bay, được làm từ nhựa composite. Nguyên nhân của vết lõm này vẫn chưa rõ.
Vietnam Airlines đã chuyển hành khách sang một máy bay Airbus A321 khác để tiếp tục hành trình tới Cần Thơ, khởi hành lúc 19h30 cùng ngày.
Trong cùng đêm 19/5, chuyến bay VN1269 từ Vinh tới Tân Sơn Nhất cũng gặp phải tình trạng tương tự khi hạ cánh lúc 23h28. Kính buồng lái phía trước ghế cơ trưởng bị rạn, nứt và có dấu hiệu của má.u. Thợ máy cho biết nguyên nhân có thể do va chạm với chim, tuy nhiên, thời điểm va chạm không được xác định. Máy bay sau đó đã được kéo về xưởng để kiểm tra và thay thế kính buồng lái.
Theo nhà chức trách hàng không, cả hai sự cố trên đều là những sự cố bất khả kháng, thường xảy ra do mưa đá hoặc va chạm với chim. Các sự cố liên quan đến va chạm với chim hoặc mưa đá làm rạ.n nứ.t kính buồng lái không phải là hiếm trong ngành hàng không. Mặc dù các sân bay đều có thiết bị xua đuổi chim, nhưng va chạm thường xảy ra ngoài phạm vi sân bay, trong quá trình máy bay tiếp cận hoặc rời đường băng. Sự cố nứt kính buồng lái do mưa đá thường xảy ra với các chuyến bay trong giai đoạn thời tiết giao mùa, khi có những trận mưa dông mạnh.
G-Dragon 'nổ hint' đến Hà Nội, dân mạng Việt thi nhau 'nở' 1 thứ đón 'anh Long' Hoàng Anh09:06:54 15/05/2025Thông tin G-Dragon sẽ đến biểu diễn tại SVĐ Mỹ Đình, Hà Nội vào ngày 21/6 tới đây, được công bố trên toàn bộ nền tảng MXH đã nhanh chóng tạo nên cơn địa chấn trong cộng đồng yêu nhạc.
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
9 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Báo cáo