Sa mạc 50 năm khô hạn, bất ngờ ngập nước vì 1 yếu tố dị siêu nhiên
Một trận mưa lớn ở Maroc đã mang đến nguồn nước vô cùng cần thiết cho vùng đất khô cằn thuộc sa mạc Sahara.
Chính phủ quốc gia Bắc Phi cho biết, trận mưa lớn tập trung vào 2 ngày của tháng 9 tương đương lượng nước của cả năm cộng lại, trở thành hiện tượng lịch sử trong nhiều thập kỷ ở ngôi làng Rabat.
Hồ Iriqui đã khô hạn suốt 50 năm, nay bỗng dưng đầy nước trong bức ảnh chụp từ vệ tinh của NASA.
Sa mạc Đông Nam Maroc là một trong những nơi khô cằn nhất thế giới và hiếm khi có mưa vào cuối mùa hè, vì thế người dân địa phương rất kinh ngạc với cảnh tượng hiếm gặp. "Đã 30 - 50 năm chúng tôi mới hứng lượng mưa lớn trong khoảng thời gian ngắn như vậy", ông Houssine Youabeb, công tác tại Tổng cục Khí tượng Maroc cho biết.
Những trận mưa ngắn mà các nhà khí tượng học gọi là bão ngoại nhiệt đới có thể thay đổi mô hình thời tiết của khu vực trong nhiều tháng và nhiều năm tới, khi không khí ẩm hơn, hơi nước bốc lên nhiều hơn và kéo theo nhiều cơn bão hơn, ông Youabeb cho biết.
Vừa qua, đợt mưa lớn chưa từng thấy trong nửa thế kỷ khiến nhiều khu vực ở sa mạc Sahara khô cằn biến thành đầm nước. Chính phủ Morocco cho biết hai ngày mưa trong tháng 9 đã vượt lượng mưa trung bình hàng năm tại nhiều khu vực thuộc sa mạc Sahara, AP ngày 9/10 đưa tin. Tại Tagounite, ngôi làng cách thủ đô Rabat của Morocco khoảng 450 km về phía nam, lượng mưa hơn 100 mm được ghi nhận trong 24 giờ.
Sa mạc Sahara nằm ở đông nam Morocco là một trong những nơi khô cằn nhất thế giới và hiếm khi mưa vào cuối mùa hè. Tuy nhiên, đợt mưa vừa qua đã khiến nhiều khu vực ở đây ngập lụt, biến thành đầm nước. Theo chính phủ Morocco, đây là đợt mưa lớn nhất suốt nhiều thập kỷ qua.
Mưa lớn tạo ra hình ảnh ấn tượng về dòng nước chảy qua những đụn cát sa mạc. Ảnh vệ tinh của NASA cho thấy nước đã lấp đầy hồ Iriqui, vốn đã khô cạn suốt 50 năm qua.
"Khoảng 30-50 năm rồi chúng tôi mới chứng kiến lượng mưa lớn như vậy", Houssine Youabeb, quan chức Tổng cục Khí tượng Morocco, cho biết.
Những trận mưa như vậy có thể làm thay đổi thời tiết khu vực trong nhiều tháng và nhiều năm tới, vì độ ẩm trong không khí cao, dẫn đến tình trạng bốc hơi nhiều hơn và kéo theo đó là nhiều cơn mưa.
6 năm hạn hán liên tiếp khiến Morocco gặp nhiều khó khăn, buộc nông dân phải bỏ hoang ruộng đồng và các thành phố, làng mạc phải hạn chế sử dụng nước. Lượng mưa dồi dào lần này sẽ bổ sung nguồn dự trữ nước, song hiện chưa rõ có thể giúp giảm hạn hán đến mức nào.
Khi nhắc đến sa mạc, mọi người thường sẽ nghĩ đến vùng đất khô cằn quanh năm, xung quanh bao vây chỉ có nắng, gió và cát. Thực chất, trên bản đồ du lịch thế giới tồn tại một địa điểm mà sa mạc hòa lẫn với nước một cách tuyệt đẹp và hoàn hảo đến kinh ngạc. Đó chính là một những địa điểm độc nhất vô nhị cực hút khách ở Brazil nhưng lại ít người biết đến là Vườn quốc gia Lencois Maranhenses.
Vùng đất này rộng lớn với những cồn cát trắng uốn lượn xen lẫn những đầm nước mưa màu xanh ngọc. Lencois Maranhenses có diện tích khoảng 1.500 km2, được tạo thành bởi nhiều đụn cát trắng, lớn và sâu. Thế nên thoạt nhìn, trông nó chẳng khác nào một sa mạc.
Do nằm ngay ngoài lưu vực sông Amazon nên khu vực này thường đón lượng mưa khổng lồ vào khoảng đầu năm. Mưa đã tạo nên một khung cảnh độc nhất vô nhị. Vì địa hình thấp, bằng phẳng nên khi mùa mưa kéo dài, nước sạch tụ lại ở các thung lũng giữa đụn cát, đồng thời một lớp đá chống thẩm thấu dưới cát ngă.n chặn việc nước thấm xuống đất. Kết quả là những đầm phá màu xanh biếc nằm giữa các đụn cát trắng mịn đã được tạo thành. Chính vì sự độc đáo đó, nơi đây thường được gọi là "sa mạc ngập nước".
Nhiều loại cá có thể phát triển mạnh trong các hồ nước ngọt được cho là có nguồn gốc từ các loài chim mang trứng của chúng từ biển. Vườn quốc gia cũng sở hữu hệ động thực vật độc đáo của riêng mình đã thích nghi với sự khô cạn định kỳ của khu vực. Khi mùa khô đến, diện tích hồ nước giảm đi kéo theo các sinh vật bên trong cũng vơi bớt.
Những dải hồ nước sâu màu ngọc lam vô tận uốn lượn qua những cồn cát trắng xóa tạo nên một cảnh quang thiên nhiên vừa độc đáo vừa tuyệt mỹ. Điều đặc biệt là khi lên ảnh, tuỳ theo góc chụp mà du khách có thể "đánh lừa" dân mạng rằng mình đang ở giữa sa mạc rộng lớn, khô cằn hay nằm tắm nắng bên bãi biển nước xanh trong vắt dù thực tế thì không phải vậy!
"Sa mạc ngập nước" đẹp nhất trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 khi các hồ nước ở trạng thái ngập đầy nhất. Vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 11, có những trận gió mạnh thổi từ biển vào liên tục gây cản trở không ít tới việc du lịch vì cát bay gây nguy hiểm.
Ngoài ra, giữa tháng 1 đến tháng 6, lượng mưa tại vườn quốc gia lại khá lớn dẫn tới đêm dài hơn ngày khiến cho vẻ đẹp ở nơi này không còn phô bày ra một cách hoàn hảo nữa. Chính vì vậy, nếu bạn muốn trải nghiệm trọn vẹn sự cuốn hút của vườn quốc gia Lencois Maranhenses thì tốt nhất hãy đến đây du lịch vào giữa tháng 6 đến tháng 9 vì khi đó các hồ nước đã tương đối đầy, trời không quá nắng gắt cũng không có nhiều mưa nên dễ dàng tham quan và tha hồ check-in.
Xương rồng biết đi, sống trăm tuổi, là bản sao quái vật trong phim "Dune" Bút Mực16:15:30 10/05/2024Loài xương rồng kỳ lạ có tên quỷ bò ở Mexico không những biết đi mà còn có khả năng sao chép vô hạn, giúp chúng bò ngang cả qua sa mạc và sống tới cả trăm năm. Chúng có ngoại hình như những con sâu bướm.
1 | 1 Thảo luận | Báo cáo