Hy hữu biệt thự 200 tỷ "sống sót" sau nạn cháy rừng ở Mỹ, chủ nhân nói lý do sốc
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, chữ "chạp" là một biến âm của từ "lạp" trong tiếng Hán. Từ điển Thiều Chửu có viết, "lạp" là lễ tế thần vào tháng cuối năm Âm lịch. Theo lễ nhà Chu, cứ cuối năm tế tất niên gọi là đại lạp.
Văn hóa Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc, tháng 12 cũng là tháng nhiều lễ lạt, cúng bái. Người Việt Nam cũng coi trọng việc thăm nom mồ mả, hương án, bàn thờ tổ tiên những ngày cuối năm, để năm hết tết đến thì thắp hương mời ông bà tổ tiên về ăn Tết.
Một cách lý giải khác của tháng chạp: "lạp" trong tiếng Hán cũng có nghĩa là thịt. Từ điển Trần Văn Chánh viết rằng: lạp là thức ăn muối (vào tháng chạp), được hong khô hoặc ướp muối để cất đi. Dịp cuối năm là khi người ta tích trữ các loại thực phẩm để chống chọi với mùa đông rét mướt và cũng là để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán.
Rằm tháng Chạp hằng năm chính là ngày 15 tháng 12 Âm lịch. Đây là ngày Rằm cuối cùng trong năm trước khi bước sang Tết Nguyên đán. Sau khi cúng rằm tháng Chạp thì mọi người sẽ tất bật để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán.
Theo lịch vạn niên, Rằm tháng Chạp năm nay sẽ là ngày 14 tháng 1 năm 2025 Dương lịch.
Đối với người Việt, tháng Chạp là tháng quan trọng trong năm, khi mọi người hướng đến cái Tết đoàn viên bên gia đình. Ai nấy đều hối hả, dốc sức hoàn tất các kế hoạch trong năm để khi năm mới đến, nhìn lại năm cũ thấy có nhiều thành tựu.
Cúng Rằm tháng Chạp có ý nghĩa cầu sự may mắn, an lành, tưởng nhớ đến tổ tiên, và tạ ơn các vị thần linh đã phù hộ, che chở. Trong ngày Rằm tháng Chạp, mọi người thường đi chùa để cầu nguyện và làm lễ tạ ơn các vị thần linh.
Cúng Rằm tháng Chạp cũng được coi là lễ cúng tổng kết cho 1 năm. Vì thế, lễ cúng Rằm tháng Chạp thường được chuẩn bị chỉn chu, tươm tất. Mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp thường gồm xôi gấc, gà luộc, giò, chả, chè (thường là chè trôi nước), hoa quả và rượu trắng, tiề.n vàng.
Theo các chuyên gia phong thủy gợi ý, cúng Rằm tháng Chạp tốt nhất nên thực hiện vào ban ngày, tránh cúng chiều tối hoặc quá muộn. Có 3 thời điểm thích hợp để cúng Rằm tháng Chạp năm nay.
Giờ Ất Mão (5h-7h): Giờ này yên tĩnh, tốt cho việc khai trương và các nghi lễ thờ cúng.
Giờ Đinh Tỵ (9h-11h): Đây được coi là giờ hoàng đạo trong ngày, cúng giờ này gia chủ sẽ suôn sẻ cả năm sắp tới.
Giờ Canh Thân (15h-17h): Đây cũng là thời điểm thích hợp trong ngày để làm lễ cúng rằm.
Tuy nhiên, tùy theo công việc và tình hình thực tế của mỗi gia đình mà người dân có thể có những sắp xếp thời gian phù hợp cho việc cúng rằm.
Trong nhịp sống hiện đại, ngày Rằm tháng Chạp vẫn giữ nguyên giá trị. Các gia đình thường làm lễ cúng vào ngày 14 hoặc 15 Âm lịch. Đây còn là dịp để mọi người thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống.
Người dân năm 2025 này vẫn giữ truyền thống cúng bánh chưng trong ngày này. Chị Vũ Thị Hải (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), chủ một cơ sở bán bánh chưng cho biết, những ngày gần đây chị liên tục nhận được đơn đặt hàng mua bánh chưng để cúng rằm tháng Chạp. Lượng khách đặt hàng tăng quá nhanh khiến chị phải thuê thêm nhiều người phụ giúp các công việc làm bánh.
"Để làm ra một mẻ bánh chưng ít nhất phải mất 1 ngày 1 đêm, với các công đoạn ngâm đỗ, chọn lá, gói bánh, luộc bánh. Mỗi nồi chỉ luộc được khoảng 20-30 chiếc, trong khi mỗi ngày tôi nhận được cả trăm chiếc bánh được khách đặt, vì thế tôi phải tuyển thêm gần 10 người làm giúp không kể ngày đêm và tăng thêm số nồi luộc bánh" , chị Hải nói.
Liên tục kiểm tra những nồi bánh chưng đang luộc để kịp giao cho khách trước thời điểm cúng rằm tháng Chạp, chị Hải kể: "Từ hôm qua đến sáng sớm nay, tôi đã làm khoảng 150 chiếc bánh chưng, đến cuối giờ chiều còn giao khoảng 1 nồi 50 chiếc nữa. Do lượng đơn hàng tăng đột biến nên công tác chuẩn bị và giao bánh rất vất vả, shipper quen phải chạy đi chạy lại nhiều vòng".
Theo chị Hải, mỗi mùng 1 âm lịch hay ngày rằm, khách cũng hay chọn mua bánh chưng để cúng gia tiên. Nhưng mùng 1 và rằm tháng Chạp là đông hơn cả. Vì thời điểm này gần Tết nên người dân thường có nhu cầu mua bánh chưng sớm để hưởng hương vị Tết. Chính vì nhu cầu lớn, cùng với giá đầu vào các nguyên liệu cũng tăng mạnh nên giá bánh chưng ngày rằm tháng Chạp đang đắt đỏ, nhiều loại còn cao gấp đôi ngày thường.
Cơ sở của chị Hải hiện bán 2 loại bánh chưng gồm bánh chưng thường với nhân cổ truyền giá 100.000 đồng/chiếc, bánh chưng cốm được bán với giá 140.000 đồng/chiếc. Mức giá này tại các cơ sở sản xuất đã tăng gấp đôi so với ngày thường, giá bán lẻ tại các cửa hàng có thể còn tăng cao hơn.
Trong khi đó, chị Nguyễn Thúy Hằng (huyện Thanh Trì, Hà Nội) cho biết từ khoảng 2, 3 ngày nay, chị đã dừng nhận đơn hàng bánh chưng cho ngày rằm tháng Chạp, chỉ nhận những đơn hàng giao trong 2-3 ngày tới.
"Bánh chưng được gia đình tôi tự gói, trung bình mỗi ngày bán khoảng 30-50 chiếc. Tuy nhiên, trước rằm tháng Chạp, lượng đơn đặt bánh đã lên tới hơn 100 chiếc. Do không thể làm kịp nên tôi buộc phải sớm thông báo không nhận các đơn hàng giao trong ngày rằm nữa, chỉ tiếp tục nhận các đơn giao trong các ngày tiếp theo cho tới Tết Nguyên đán" , chị Hằng nói.
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 1 Thảo luận | Báo cáo