Lâm Tâm Như nghẹn ngào nói 1 câu khi nghe tin nữ sĩ Quỳnh Dao qua đời
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
Sự nghiệp sáng tác văn chương càng lừng lẫy bao nhiêu thì tình yêu của nữ sĩ và cuộc sống riêng tư lại nhiều bất hạnh. Ít ai biết rằng, những câu chuyện tình yêu đau thương lấy nước mắt của bao người lại xuất phát từ chính những gì bà đã trải qua ngoài đời sống.
Nhắc đến Quỳnh Dao, người ta sẽ nhớ ngay đến một nữ sĩ tài hoa của nền văn học Trung Quốc với nhiều tuyệt phẩm đi cùng năm tháng như: Hoàn Châu Cách Cách, Dòng sông ly biệt, Một thoáng mộng mơ,... Nhờ vào độ ăn khách của những tiểu thuyết do bà chắp bút cùng khả năng kinh doanh thiên bẩm, sự nghiệp của Quỳnh Dao vẫn luôn khiến biết bao người ngưỡng vọng. Tuy nhiên, trái ngược hẳn với sự nghiệp lẫy lừng, cuộc sống riêng tư và chuyện tình yêu của Quỳnh Dao lại là nỗi bất hạnh lớn nhất cuộc đời nữ tác giả này. Không phải ai cũng biết bà từng tự tử vì bị cấm cản yêu đương thầy giáo lớn tuổi hay chấp nhận chờ đợi 16 năm mới có thể đến với người thương.
Gia tài của bà là hàng chục bộ tiểu thuyết đồ sộ với nhiều tác phẩm được chuyển thể thành phim tạo dựng tên tuổi cho nhiều sao Hoa Ngữ như Lâm Thanh Hà, Triệu Vy, Lâm Tâm Như. Các tác phẩm nổi tiếng đi cùng năm tháng của bà như Hoàn châu cách cách, Dòng sông ly biệt, Một thoáng mộng mơ ...
Tuy nhiên, nếu như sự nghiệp sáng tác văn chương càng lừng lẫy bao nhiêu thì tình yêu của nữ sĩ và cuộc sống riêng tư lại nhiều bất hạnh. Ít ai biết rằng, những câu chuyện tình yêu đau thương lấy nước mắt của bao người lại xuất phát từ chính những gì bà đã trải qua ngoài đời sống.
Quỳnh Dao sinh ra và lớn lên trong một gia đình cơ bản, nề nếp. Năm 11 tuổi, bà di cư đến Đài Loan cùng cả gia đình. Có bố là giảng viên trường đại học, mẹ học rộng tài cao, xuất thân danh môn quý tộc nên Quỳnh Dao từ nhỏ đã đọc rất nhiều sách và đặc biệt yêu thích văn chương. Chất văn chương đã tác động nhiều tới tâm hồn và trái tim người thiếu nữ trẻ. Trong những năm tháng học cao trung, Quỳnh Dao được bạn bè trong lớp gọi bằng biệt danh "Lâm Đại Ngọc" (Nhân vật chính trong danh tác "Hồng Lâu Mộng") bởi vẻ ngoài luôn u sầu buồn bã, tâm tình treo mây treo gió.
Ban đầu, Quỳnh Dao là một cô học trò hiếu học, luôn chăm chỉ và cố gắng trong công cuộc học hành nhưng một sự kiện đã khiến cuộc đời bà rẽ ngang hoàn toàn. Đó chính là mối tình đầu ngang trái nhưng đậm sâu.
Quỳnh Dao đã đem lòng yêu người thầy hơn bà tận 25 tuổi. Thầy giáo trong mắt nữ sĩ là một người đàn ông học vấn uyên bác. Còn người thầy giáo góa vợ lại phải lòng bà bởi vẻ ngoài ngây thơ, thuần khiết lại có tài hiếm có. Cứ thế, hai người bất chấp rào cản để qua lại với nhau.
Về sau, nữ nhà văn quá mải mê yêu đương nên chểnh mảng việc học hành. Kết quả, bà trượt đại học, chuyện hẹn hò cũng bị phát hiện. Người thầy giáo bị điều chuyển đi nơi khác công tác, còn Quỳnh Dao bị cha mẹ không tiếc lời nhiếc móc. Cô nữ sinh yếu đuối nào có chịu được đả kích, liền tìm cách tự tử. May mắn, bà được phát hiện và chữa trị kịp thời. Sau khi thông suốt mọi chuyện. Quỳnh Dao chấp nhận kết thúc mối tình đầu. Nhưng câu chuyện này cũng đã thay đổi cuộc đời bà một cách triệt để, giúp nữ nhà văn trở thành tiểu thuyết gia huyền thoại trong giới ngôn tình Trung Quốc. Cụ thể, bà dùng chính mối tình trái ngang làm cảm hứng, tạo nên tác phẩm đầu tay "Song Ngoại". Sau này, "Song Ngoại" được chuyển thể thành phim, do đại minh tinh Lâm Thanh Hà đóng chính.
Sau đó bà ra mắt cuốn sách với tựa đề "Trước khi hoa tuyết phiêu lạc" là câu chuyện của một cặp vợ chồng già trước ngưỡng cửa cuối cùng của cuộc đời - như lời Quỳnh Dao giới thiệu: "Đối diện với cái chết, chấp nhận cái chết, đó là những gì mà tôi đang học". Nữ sĩ cũng cho biết, cuốn sách là tất cả tâm can của bà ở tuổi "gần đất xa trời". Đó là sự tháo gỡ những vết thương xếp tầng trong lòng, khi ngồi đánh máy từng dòng chữ, trái tim của bà như tan vỡ.
Mối tình thứ 2 kết thúc bằng hôn nhân rạn vỡ
Năm 20 tuổi, mẹ Quỳnh Dao sắp xếp cho bà những buổi xem mắt. Điều này càng khiến thiếu nữ trở nên u sầu, tưởng chừng không thể vượt qua. May mắn, vị nữ sĩ đã gặp được người đàn ông thứ 2 có thể khiến bà rung động.
Người đàn ông này tên Khánh Quân, là sinh viên vừa mới tốt nghiệp đại học Đài Loan, gia đình nghèo khó, nhưng lại có tình yêu mãnh liệt đối với văn chương.
Khánh Quân trong một lần đến nhà Quỳnh Dao, xin lời khuyên từ bố mẹ bà về việc sáng tác đã trúng tiếng sét ái tình với người thiếu nữ trẻ ngày ấy. Năm 1995, hai người kết hôn và sinh một đứa con, bất chấp sự phản đối kịch liệt của bố mẹ Quỳnh Dao.
Thế nhưng, sự lãng mạn của tình yêu, văn chương nhanh chóng bị vấn đề cơm áo gạo tiền đánh bại. Khi bà mang bầu và sinh con, Khánh Quân công tác nước ngoài, Quỳnh Dao sống ở nhà mẹ đẻ. Khoảng thời gian đó, Khánh Quân viết thư hỏi vợ chu cấp tiền bạc, Quỳnh Dao đành viết lách thêm để gửi tiền cho chồng.
Khi cuốn Song Ngoại phát hành, Khánh Quân thấy xấu hổ vì chuyện tình của vợ công khai với thiên hạ, ông viết bài hạ thấp Quỳnh Dao trên báo, khiến nữ văn sĩ quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân kéo dài 5 năm.
Mối tình thứ 3 day dứt với thân phận "tiểu tam giật chồng"
Sau khi ly dị, Quỳnh Dao đăng nhiều tiểu thuyết ngắn trên tạp chí Hoàng Quán, được tổng biên tập Bình Hâm Đào đánh giá cao. Nhờ năng lực và các mối quan hệ, ông Bình Hâm Đào giúp Quỳnh Dao tiến xa hơn trong sự nghiệp, tiểu thuyết của bà cũng giúp Hoàng Quán tăng lượng phát hành.
Hai người nảy sinh tình cảm nhưng lúc bấy giờ, Bình Hâm Đào đã có gia đình, một người vợ hiền thục, ba đứa con dễ thương. Còn gia đình Quỳnh Dao cũng không cho phép cô làm tổn thương người phụ nữ khác. Quỳnh Dao không yêu cầu Bình Hâm Đào ly dị, mặt khác còn khen vợ của ông dịu dàng, tốt bụng.
Hai người đều mang trên mình nhiều tâm tư, chỉ biết tìm đến công việc để lấp đầy khoảng trống tình cảm. Cũng giống như các nam nữ chính trong các bộ tiểu thuyết của mình, Quỳnh Dao luôn muốn có một người bên cạnh mình suốt đời.
Vì muốn chấm dứt mọi chuyện, bà đính hôn với người khác, chuẩn bị định cư hải ngoại. Nhưng chính lúc này, Bình Hâm Đào quyết định ly hôn. Vợ của ông cũng muốn buông xuôi. Năm 1976, Bình Hâm Đào và vợ chia tay trong hòa bình. Năm 1979, sau 16 năm chờ đợi, Quỳnh Dao khi đó 41 tuổi, Bình Hâm Đào 52 tuổi chính thức được ở bên cạnh nhau.
Tuy nhiên hạnh phúc chẳng tày gang, năm Bình Hâm Đào 90 tuổi, ông bị mắc chứng đãng trí, quên hẳn người vợ đầu ấp tay gối với mình hơn 30 năm. Con riêng của ông cũng chưa bao giờ chấp nhận Quỳnh Dao. Họ thường xuyên nói bóng gió rằng Quỳnh Dao đã cướp đi hạnh phúc của người mẹ đẻ, cũng như công khai cấm cản bà gặp gỡ và ở bên cạnh Bình Hâm Đào. Cuối cùng, Quỳnh Dao cũng thoái chí, nản lòng, để ba người con chăm sóc chồng. Bản thân lại sống lủi thủi một mình.
Bức tâm thư xúc động của nữ sĩ Quỳnh Dao
Trước lúc ra đi, Nữ sĩ Quỳnh Dao từng cho biết, bà đã dặn dò hai con là Tú Quỳnh và Trung Duy về chuyện hậu sự, hai người con đều hoàn toàn tôn trọng ý kiến của mẹ, song bà vẫn muốn chia sẻ tâm thư của mình cho tất cả mọi người được biết vì sợ rằng sau này nhỡ hai con hối hận, không nỡ cho mẹ rời xa dương gian:
"Mẹ nghĩ rằng, các con đều hiểu rõ mẹ sợ hãi cái ngày định mệnh ấy đến nhường nào. Giờ đây, mẹ muốn nói rõ về "quyền lợi" của mình, những ai đọc được bức thư này có thể làm chứng, rằng dù thế nào đi chăng nữa, dù gặp bất cứ áp lực nào cũng không được lưu giữ hài cốt của mẹ, không được biến mẹ thành "cứu sống không được, để chết không xong". Nếu các con làm thế thì sẽ là "đại bất hiếu"!".
Quỳnh Dao viết thêm: "Năm nay mẹ 79 tuổi, năm sau đã là 80. Quả là đời người đã dài, mẹ không vì chiến tranh, bệnh tật, nghèo đói, thiên tai,... mà đi trước một bước. Sống đến tuổi này đã là điễm phúc lắm rồi. Chính vì lẽ đó, từ giờ trở đi, mẹ sẽ đón nhận cái chết với nụ cười trên môi. Mong muốn của mẹ chỉ là:
Dù mẹ có lâm trọng bệnh thế nào, nhất quyết không được phẫu thuật, hãy để mẹ ra đi nhanh chóng. Chừng nào mẹ còn minh mẫn làm chủ được mọi thứ thì hãy để mẹ làm chủ, bằng không thì phải nghe theo ý nguyện của mẹ.
Không được đưa mẹ vào phòng điều trị hồi sức cấp cứu đặc biệt.
Bất luận là chuyện gì, tuyệt đối không được lắp ống thở cho mẹ. Bởi vì một khi mẹ đã mất khả năng nuốt, tức là cũng mất đi niềm vui ăn uống. Mẹ không muốn sống cuộc sống như vậy.
Thêm một điều nữa, dù có chuyện gì, cũng không được đặt ống truyền chất bổ cho mẹ. Kể cả ống thông, ống thở,... đều không được.
Mẹ đã từng nhắc nhở rồi, những biện pháp cứu sống như điện giật, các loại máy móc, tất cả đều không được dùng. Mẹ muốn ra đi nhẹ nhàng, điều này còn quan trọng hơn việc để mẹ sống trong đớn đau.
Mẹ đã từng nói: "Khi còn sống, nguyện là ánh lửa, cháy hết mình tới phút cuối cuộc đời. Lúc chết đi, nguyện là hoa tuyết, lất phất rơi, hóa thành cát bụi".
Nữ sĩ quyết định bà không muốn mai táng theo nghi thức tôn giáo truyền thống mọi người vẫn hay làm. Bà dặn con không đăng cáo phó, không làm lễ truy điệu, không đốt vàng mã,...
Quỳnh Dao "mẹ đẻ" Hoàn Châu Cách Cách dặn dò con chuyện hậu sự? Hà Hà22:02:11 07/10/2021Quỳnh Dao sinh năm 1938, là nhà văn, nhà biên kịch nổi tiếng Trung Quốc. Ngoài bút danh Quỳnh Dao, bà từng sử dụng tên Phượng Hoàng, Tâm Như. Quỳnh Dao được mệnh danh là bà hoàng của dòng tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc, với một loạt cuốn sách ăn khách như...
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
4 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
1 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 1 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
3 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
2 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Chia sẻ
5 | 0 Thảo luận | Báo cáo